--> -->
Trang chủ Chuyện ngoại giao Chơi với người
07:36 | 26/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi

70 năm trước, ông Hồ Sĩ Tá (ở quận Ba Đình, Hà Nội) lúc đó là học sinh khối lớp 1 và vỡ lòng (năm học 1954) của trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm (Trung Quốc) gặp tai nạn thập tử nhất sinh. Ông Tá đã nhận được sự chăm sóc, tận tình cứu chữa của bác sĩ Trung Quốc Đặng Hải Đường và hồi sinh diệu kỳ.
Ký ức đẹp của cựu học sinh trường Moritzburg hai lần được gặp Bác Hồ
Giao lưu cựu lưu học sinh Lào và các thầy, cô giáo tại Việt Nam

Qua cửa tử

Gặp ông Hồ Sĩ Tá một chiều đầu thu, khi chúng tôi hỏi kỷ niệm về ngôi trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm, ông bắt đầu ngay bằng câu chuyện nữ bác sĩ Trung Quốc Đặng Hải Đường đã cứu mạng ông từ tay "tử thần".

Ông Tá kể: Mùa hè năm 1955, ông 9 tuổi, là học sinh khối lớp 1 và vỡ lòng (năm học 1954) trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm. Một lần mải chơi, ông không may ngã xuống hồ nước cạnh trường.

Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi
Ảnh bác sĩ Đặng Hải Đường chụp năm 1956 (Ảnh chụp từ cuốn sách "Lư Sơn - Quế Lâm một thời để nhớ").

"Khi hồ cạn, người ta đào đất ở hồ đắp lên bờ nên mặt hồ lỗ chỗ không đều, nhiều chỗ bị đào xuống thành bậc sâu. Đang đứng đến đầu gối, bước một bước đã sâu quá đầu người. Quanh hồ có nhiều "nhà cầu" nên nước hồ rất bẩn", ông Tá kể.

Khi được phát hiện và vớt lên, ông Tá đã hôn mê bất tỉnh. Ông được đưa đến trạm xá, được bác sĩ Đặng Hải Đường, người được phân công chăm sóc sức khỏe cho học sinh Việt Nam lúc bấy giờ cấp cứu.

"Bác sĩ Đặng khi đó là cô gái ngoài hai mươi tuổi đã không ngại ngần luồn ống cao su vào dạ dày rồi dùng miệng trực tiếp hút nước bẩn ra. Mỗi lúc hút là nước và chất thải ra theo. Một người phụ tá cầm lọ thuốc tím pha loãng để bác sĩ súc miệng. Hơi thở của tôi lúc đó đã vô cùng yếu, hy vọng cứu chữa rất mỏng manh. Sau đó tôi rơi vào trạng thái chết lâm sàng một thời gian dài. Nhưng bác sĩ Đặng không từ bỏ. Bà tìm mọi cách để cứu sống tôi", ông Tá kể.

Với sự kiên trì, tận tình của bác sĩ Đặng Hải Đường và tập thể y bác sĩ Trung Quốc khi ấy, điều kỳ diệu đã xảy ra: cậu học sinh Tá dần hồi tỉnh. Tá được bác sĩ cho uống nước đặc biệt, được dắt tập đi, được hướng dẫn để phục hồi trí nhớ...

Theo ông Tá, nhiều học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm lúc bấy giờ cũng đã được bác sĩ Đặng Hải Đường chăm sóc, tận tình cứu chữa. Học sinh Ngô Linh (khối lớp 1 và vỡ lòng năm 1954) bị tai nạn, mắt chấn thương có nguy cơ hỏng. Theo yêu cầu kỹ thuật, bác sĩ Đặng đã lấy mỡ trong cơ thể mình để ghép chữa phẫu thuật mắt cho Ngô Linh. Điều này đã góp phần vào thành công của ca phẫu thuật, giúp mắt Ngô Linh hồi phục sau chấn thương.

Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi
Toàn cảnh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm (Ảnh: FB Vu Hong Quang).

70 năm trước, trong giai đoạn cuối ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định cử một số con em cán bộ tạm sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị cho việc đào tạo cán bộ xây dựng đất nước sau này.

Thực hiện quyết định đó, ngày 9/7/1953, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký Nghị định thành lập một trường phổ thông chín năm (có ký túc xá) lấy tên là Trường Thiếu nhi Lư Sơn trực thuộc Bộ Giáo dục. Lúc mới thành lập, trường ở Lư Sơn (tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) nhưng do mùa đông ở đó quá lạnh đối với học sinh, trường được chuyển về Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tuy chỉ tồn tại trong 5 năm nhưng trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các thế hệ học sinh từng học tập nơi đây.

Hạnh ngộ...

Tháng 10/1997, bác sĩ Đặng Hải Đường sang Việt Nam. Đón bà ở sân ga Hà Nội là những học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm năm nào, nhiều người tóc đã ngả màu.

Trong chuyến thăm này, bác sĩ Đặng đã đến nhà ông Tá. Tại buổi gặp gỡ, bà nhận ông Tá làm con và con trai ông Tá làm cháu nội với mong muốn các đời con cháu sau này sẽ ngày càng gắn bó với nhau trong tình cảm gia đình.

Trở lại Quế Lâm, bác sĩ Đặng Hải Đường gửi một bức thư bày tỏ tình cảm sâu đậm với các học sinh Việt Nam. Trong thư có đoạn viết: "Tuy rằng đã hơn 40 năm qua, thời gian trôi nhanh nhưng không cuốn trôi tình hữu nghị sâu đậm giữa chúng ta.

Những hoài niệm lưu lại trong những khuôn mặt, giọng nói hoạt bát ngịch ngợm bởi những cử chỉ thông minh đáng yêu của tuổi nhi đồng đã trở thành những hoài niệm thân quen, cơ hồ như chỉ cần nhẹ đến những kỷ niệm này là con người sẽ trở về tuổi thanh xuân ngay vậy.

Tôi tin chắc rằng các bạn Việt Nam cũng có những hoài niệm như tôi. Chính vì có những hoài niệm tốt đẹp này mà chúng ta mới có cuộc hội ngộ hạnh phúc. Đây là cơ hội khó gặp và quý báu biết bao, nó sẽ mãi mãi lưu lại trong ký ức tôi những tình cảm tốt đẹp khó quên".

Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi
Ông Hồ Sĩ Tá (ngoài cùng bên trái) gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm cùng những người bạn học ở trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm (Ảnh: Thu Hà).

Sự yêu thương, đùm bọc, chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè Trung Quốc, trong đó có bác sĩ Đặng Hải Đường đã khiến trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm không chỉ là chiếc nôi giáo dục toàn diện mà còn là mái ấm gia đình của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam khi tạm xa gia đình sang Trung Quốc du học.

Trong những ngày bác sĩ Đặng Hải Đường thăm Việt Nam vào năm 1997, ông Hồ Sĩ Tá đã viết bài thơ "Ngày mẹ đến" để tặng bà. Bài thơ được in trong cuốn "Lư Sơn - Quế Lâm một thời để nhớ" do Ban Liên lạc trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm biên soạn và xuất bản vào năm 2003. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Ngày mẹ đến

Từ ngày mẹ đến thăm con

Núi như thấp xuống đường mòn rộng ra

Trải bao gió dập mưa sa

Muối trên đầu mẹ đã pha trắng trời

Xin cho bão táp dập vùi

Phủ trên đầu mẹ hãy dời đến tôi

Đã hơn bốn chục năm rồi

Tuổi con - Từ mẹ một đời không quên!

Sức con: Như được mạnh lên

Trí con: như được nhân thêm bởi người

Ước mơ gặp mặt một thời

Con đâu dám nghĩ ông trời ban cho

Biết đây là thực hay mơ

Mà nay mẹ đến - Hồn thơ dâng trào

Cảm ơn bè bạn đã trao

Bao nhiêu tình nghĩa lớn lao mới thành

Quế Lâm - Kỷ niệm mãi xanh

Là nơi hội tụ nghĩa tình bốn phương

Nước non biết mấy nẻo đường

Gặp nhau vẫn ấm tình thương một nhà

Phải đâu chỉ mẹ con ta

Mẹ là mẹ của thiết tha bao người

Nhớ ngày mẹ đến khôn nguôi

Đã thành dấu ấn cuộc đời của con.

Hồ Sĩ Tá, cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm

Lưu học sinh Việt nhớ hộp sữa chua của “mami” Cuba Lưu học sinh Việt nhớ hộp sữa chua của “mami” Cuba
Bố mẹ Việt giao Bố mẹ Việt giao "tay hòm chìa khóa" cho con Lào
Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam - Trung Quốc: Kế thừa hữu nghị, chung tay tiến lên

Việt Nam - Trung Quốc: Kế thừa hữu nghị, chung tay tiến lên

Theo lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 29/10, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã tới thăm và tham gia Tọa đàm tại Đại học Sư phạm Quảng Tây với chủ đề: “Kế thừa hữu nghị, chung tay tiến lên”.
34 đại biểu dự Giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024

34 đại biểu dự Giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã gặp mặt 34 đại diện thiếu nhi tham dự chương trình Giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024.
Ông già dọn tuyết ở Lư Sơn

Ông già dọn tuyết ở Lư Sơn

"Những ngày Hà Nội rét cắt da cắt thịt luôn gợi nhắc cho tôi kỷ niệm về mùa đông phủ đầy tuyết trắng ở Giang Tây (Trung Quốc) cách đây 70 năm. Mùa đông năm 1953, có ông lão lao công người Trung Quốc ngày ngày cần mẫn quét tuyết dọn đường cho các em học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm đi học khỏi bị trơn ngã", bà Nguyễn Thị Lệ Thủy (82 tuổi, ở đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm kể với phóng viên tạp chí Thời Đại.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.