--> -->
Trang chủ Quốc tế
09:46 | 12/09/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ông Tập Cận Bình muốn Philippines gạt phán quyết Biển Đông lấy... dầu khí!

Tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Philippines rằng “hãy gạt tranh chấp Biển Đông sang một bên và tập trung vào việc thúc đẩy một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển này”.
Tổng thống Philippines nêu vấn đề Biển Đông khi gặp ông Tập Cận Bình? Mỹ chuyển hướng tập trận sang Biển Đông, đối phó Trung Quốc Vụ ngư dân Việt cứu 22 thuyền viên Philippines nghi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông
ong tap can binh muon philippines gat phan quyet bien dong lay dau khi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Philippines Duterte tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh hôm 29/8. Ảnh: Inquirer

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte hồi tháng 8 nhằm tìm cách thúc đẩy đầu tư vào Philippines cũng như chính thức thảo luận về tranh chấp Biển Đông lần đầu tiên kể từ khi Toà án Quốc tế ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc năm 2016, khi gần đây Trung Quốc gia tăng những hành vi xâm phạm ngang ngược tại Biển Đông.

Trong cuộc gặp với ông Duterte, ông Tập kêu gọi hai nước tập trung hợp tác, phát triển kế hoạch cùng khai thác khí đốt trên tuyến đường thủy giàu tài nguyên và kết thúc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông đến năm 2021.

Người phát ngôn của ông Duterte, Salvador Panelo cho biết rằng ông Tập cũng đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh về việc họ không công nhận phán quyết của Tòa án Quốc tế về Biển Đông năm 2016 và điều đó sẽ không thay đổi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Philippines rằng “hãy gạt tranh chấp Biển Đông sang một bên và tập trung vào việc thúc đẩy một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển này”.

ong tap can binh muon philippines gat phan quyet bien dong lay dau khi
Đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng hiện đang bị Trung Quốc và Philippines kiểm soát (Ảnh minh họa)

Theo đó, ông Tập Cận Bình đề nghị trao cổ phần cho Philippines trong kế hoahcj khai thác khí đốt tại bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines kiểm soát với điều kiện Manila phải bỏ qua phán quyết của Toà trọng tài Quốc tế năm 2016. Theo thoả thuận, Philippines sẽ nhận 60% lợi nhuận còn Trung Quốc chỉ nhận 40% nếu phát hiện khí đốt.

Theo Tân Hoa Xã, một ban chỉ đạo chung gồm các nhà ngoại giao và các quan chức năng lượng và một ủy ban làm việc chung của các doanh nghiệp liên quan đến dự án dầu khí đã được thành lập sau cuộc họp.

Theo tờ SCMP, bất kỳ thỏa thuận nào hợp tác với Trung Quốc mà bỏ qua phán quyết của Toà trọng tài sẽ là một trở ngại lớn cho các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Malaysia. Giống như Philippines đã phải trải qua những thách thức lặp đi lặp lại từ lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Trước câu hỏi của phóng viên liệu thỏa thuận với Trung Quốc có bao gồm các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ông Duterte nói rằng những khu vực này đã được đưa vào phán quyết của Toà trọng tài. "Vùng đặc quyền kinh tế là một phần của phán quyết trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để tiến hành hoạt động kinh tế", ông Duterte nhắc lại lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi trả lời phóng viên tại Manila hôm 10/9.

Theo phán quyết của Tòa án Quốc tế năm 2016, Philippines có quyền hợp pháp để khai thác các mỏ khí đốt tại bãi cỏ Rong, cách bờ biển Philippines khoảng 140km.

Hiện tại, nguồn khí đốt duy nhất mà Philippines đang khai thác là tại mỏ Malampaya nhưng mỏ này sẽ cạn tài nguyên vào năm 2024.

Trước đó, dự án chung với Trung Quốc đã được đề cập đến trong nhiều thập kỷ, nhưng không đi đến đâu vì những tuyên bố cạnh tranh của hai nước.

Không chỉ kêu gọi Tổng thống Durterte thúc đẩy một thỏa thuận chung khai thác dầu khí ở Biển Đông, ông Tập Cận Bình còn thể hiện mong muốn Philippines không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ bên ngoài, nhằm ám chỉ tới những áp lực từ Mỹ.

Quan hệ Philippines - Trung Quốc đã được củng cố đáng kể trong thời kỳ ông Duterte, nhưng đã phải đối mặt với nhiều phản ứng từ các quan chức và dư luận vì nhiều người cho rằng những hành động này "quá mềm mỏng" trước sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.

Các nhà phê bình đã tuyên bố rằng chính sách của Duterte đối với Trung Quốc có thể làm xói mòn chiến thắng pháp lý của Philippines ở Hague và thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông.

ong tap can binh muon philippines gat phan quyet bien dong lay dau khi Tổng thống Philippines nêu vấn đề Biển Đông khi gặp ông Tập Cận Bình?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định sẽ nêu phán quyết hồi tháng 7/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong cuộc gặp ...

ong tap can binh muon philippines gat phan quyet bien dong lay dau khi Mỹ chuyển hướng tập trận sang Biển Đông, đối phó Trung Quốc

Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch chuyển hướng, tăng cường tập trận tại Thái Bình Dương - Ấn Độ dương trong năm 2020, trong ...

ong tap can binh muon philippines gat phan quyet bien dong lay dau khi Vụ ngư dân Việt cứu 22 thuyền viên Philippines nghi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông

6 tiếng kề cận tử thần sau khi nghi bị tàu Trung Quốc đâm chìm của các thuyền viên Philippines và hành động nghĩa hiệp ...

An Nhi
Nguồn: Theo Straitstimes, SCMP, Philstar

Tin bài liên quan

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tái khẳng định cam kết kiên định của mình trong việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về căng thẳng hàng hải trong khu vực.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Ngày 11/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương đã tiếp đoàn Hội cựu chiến binh Mỹ tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài (VFW) do ông Larry Rivers, cựu Tổng Tư lệnh VFW làm trưởng đoàn.
Tăng cường hợp tác khoa học và giao lưu nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga

Tăng cường hợp tác khoa học và giao lưu nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu và Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga) Vyacheslav Kalganov thống nhất thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, giáo dục Việt Nam học, xuất bản, giao lưu học giả...
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024