--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
14:45 | 05/06/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ông Trump cấm và hạn chế nhập cảnh đối với công dân 19 quốc gia, đình chỉ nhập cảnh sinh viên quốc tế vào Harvard

Ngày 04/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hai sắc lệnh hành pháp đáng chú ý: cấm và hạn chế nhập cảnh đối với công dân đến từ 19 quốc gia, đồng thời đình chỉ gần như toàn bộ sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Mỹ để theo học tại Đại học Harvard, viện dẫn lý do an ninh quốc gia.
Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề
Tin quốc tế ngày 30/5: Tòa phúc thẩm khôi phục chính sách thuế đối ứng của ông Trump; Israel chấp thuận kế hoạch ngừng bắn ở Gaza

Theo hãng tin AP (Mỹ) ngày 05/6, sắc lệnh đầu tiên cấm nhập cảnh công dân của 12 quốc gia gồm Afghanistan, Myanmar, Chad, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo, Eritrea, Haiti, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen; đồng thời siết kiểm soát nhập cảnh với 7 quốc gia khác gồm Burundi, Cuba, Lào, Sierra Leone, Togo, Turkmenistan và Venezuela. Lệnh có hiệu lực từ 0h01 ngày 09/6.

Tổng thống Trump viện dẫn báo cáo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho rằng các nước này có tỷ lệ quá hạn thị thực cao hoặc không hợp tác trong việc xác minh nhân thân, tiếp nhận công dân bị trục xuất, gây rủi ro cho an ninh Mỹ. Dù vụ khủng bố tại Colorado ngày 01/6 do nghi phạm người Ai Cập thực hiện (không nằm trong danh sách cấm), sự kiện này được xem là chất xúc tác khiến lệnh cấm được công bố sớm hơn.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 4/6/2025. (Ảnh: AP)
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 04/6/2025. (Ảnh: AP)

Theo AP, việc đưa Afghanistan vào danh sách cấm khiến nhiều người ủng hộ tái định cư phẫn nộ, dù lệnh này có ngoại lệ dành cho công dân Afghanistan sở hữu Thị thực nhập cư đặc biệt - thường là những người từng hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ. Tổng thống Trump lý giải rằng Afghanistan “thiếu một cơ quan trung ương có năng lực hoặc hợp tác để cấp hộ chiếu, giấy tờ dân sự và không có các biện pháp sàng lọc, thẩm tra phù hợp”, đồng thời viện dẫn tỷ lệ quá hạn thị thực cao.

Haiti cũng bị đưa vào danh sách cấm do tỷ lệ lưu trú quá hạn lớn và là nguồn nhập cư bất hợp pháp đáng kể vào Mỹ. Iran bị liệt vào danh sách vì bị coi là “nhà nước tài trợ khủng bố”, trong khi Libya, Sudan và Yemen được nêu tên do tình trạng xung đột kéo dài.

Nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế đã chỉ trích sắc lệnh, cho rằng đây là chính sách mang tính chia rẽ, không dựa trên đánh giá thực chất về nguy cơ an ninh quốc gia.

Sắc lệnh thứ hai đình chỉ gần như toàn bộ sinh viên quốc tế có kế hoạch theo học tại Đại học Harvard. Ông Trump cáo buộc Harvard gây nguy hại cho an ninh quốc gia và không hợp tác đầy đủ trong việc cung cấp thông tin về hành vi sai phạm của sinh viên nước ngoài.

Sắc lệnh viện dẫn quyền tổng thống theo luật liên bang để cấm nhập cảnh đối với những người bị cho là “gây bất lợi cho lợi ích Mỹ”. Lệnh này áp dụng với toàn bộ sinh viên quốc tế dự định học tại Harvard sau ngày ban hành, ngoại trừ những trường hợp “phù hợp với lợi ích quốc gia” do chính phủ quyết định.

Phản đối sắc lệnh trên, Đại học Harvard gọi đây là hành động trả đũa trái pháp luật, vi phạm Tu chính án thứ nhất và đe dọa quyền tự chủ của các trường đại học. Chính quyền Trump trước đó đã yêu cầu Harvard thay đổi chính sách quản lý và cung cấp dữ liệu cụ thể về sinh viên, điều mà trường cho biết đã thực hiện “trong phạm vi hợp lý”.

Lệnh cấm có thể ảnh hưởng tới khoảng 7.000 sinh viên quốc tế, chiếm phần lớn tại các chương trình sau đại học của trường. Đây là động thái leo thang mới nhất trong căng thẳng kéo dài giữa Nhà Trắng và Harvard, trong bối cảnh chính quyền Trump đã cắt hơn 2,6 tỷ USD tài trợ nghiên cứu cho trường.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ quyết định việc thu hồi thị thực của các sinh viên quốc tế đang theo học tại Harvard. Nhiều nghị sĩ Dân chủ chỉ trích sắc lệnh là sự lạm quyền phục vụ động cơ cá nhân, không liên quan đến an ninh quốc gia.

Tin quốc tế ngày 25/5: Tổng thống Trump tiết lộ những điều Mỹ ‘đang học hỏi’ từ xung đột Nga-Ukraine Tin quốc tế ngày 25/5: Tổng thống Trump tiết lộ những điều Mỹ ‘đang học hỏi’ từ xung đột Nga-Ukraine
Tin quốc tế ngày 26/5: Ông Trump phản ứng khi Nga tấn công Ukraine, Mỹ tạm hoãn thuế 50% với EU tới ngày 9/7 Tin quốc tế ngày 26/5: Ông Trump phản ứng khi Nga tấn công Ukraine, Mỹ tạm hoãn thuế 50% với EU tới ngày 9/7
Phan Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ông Trump áp thuế 25-40% với hàng nhập khẩu từ 14 nước, Nhật - Hàn chịu tác động lớn

Ông Trump áp thuế 25-40% với hàng nhập khẩu từ 14 nước, Nhật - Hàn chịu tác động lớn

Ngày 07/7 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố trên nền tảng Truth Social loạt thư gửi tới 14 đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, thông báo Mỹ áp thuế mới từ 25-40% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước này, có hiệu lực từ ngày 01/8/2025. Động thái này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại mà ông đã phát động vào đầu năm nay.
Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Hạ viện Mỹ bật đèn xanh cho Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài

Nếu Thượng viện Mỹ phê chuẩn trước ngày 18/7, đề xuất sẽ xóa bỏ hàng tỷ USD chi tiêu đã được Quốc hội thông qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình nhân đạo và y tế toàn cầu.
Tin quốc tế ngày 12/6: Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng

Tin quốc tế ngày 12/6: Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng

Ông Trump tuyên bố sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng; Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết tranh chấp thương mại thông qua đối thoại, hợp tác; ông Kim Jong-un khẳng định quan hệ Triều Tiên - Nga là liên minh không thể phá vỡ... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 12/6.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.