
Phổ biến thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự khu vực miền Trung
![]() |
Cục trưởng Cục Lãnh sự Vũ Việt Anh phát biểu khai mạc Hội nghị phổ biến Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự. Ảnh: DT |
Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức. Đây là hội nghị thứ hai do Bộ Ngoại giao triển khai trong chuỗi các hoạt động tuyên truyền về Thỏa thuận GCM trên toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phổ biến nội dung của Thỏa thuận đến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan. Trước đó, hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội ngày 20/8/2019 với sự tham dự của đông đảo đại diện các bộ, ngành và một số địa phương khu vực phía Bắc.
Tham dự hội nghị có đại diện của các cơ quan, ban, ngành của 12 địa phương khu vực miền Trung bao gồm Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.
Theo ông Vũ Việt Anh, Cục trưởng Cục Lãnh sự cho biết, trong bối cảnh Việt Nam là nước gốc, nước tiếp nhận của di cư quốc tế, cùng với đó là tình trạng người Việt Nam di cư trái phép và bị mua bán vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc Việt Nam tăng cường tham gia và triển khai các cam kết quốc tế phù hợp với điều kiện của mình là cần thiết để thực hiện chủ trương nhất quán trong quản lý di cư, bao gồm thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng, chống di cư trái phép, mua bán người cũng như bảo vệ quyền của người di cư.
“Vì vậy, ngay từ đầu Việt Nam đã tích cực tham gia các vòng xây dựng, đàm phán và thông qua Thoả thuận GCM”, ông khẳng định.
Với nhiều phiên trình bày của các chuyên gia đến từ Bộ Ngoại giao và IOM, hội nghị sẽ giới thiệu nội dung của Thỏa thuận GCM, trao đổi về công tác phòng chống mua bán người của Việt Nam và các biện pháp đấu tranh, tuyên truyền đối ngoại.
Thông qua đó, các đại biểu sẽ nắm bắt sâu sắc thêm bức tranh tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, quá trình Việt Nam tham gia, đàm phán, thông qua Thỏa thuận, các mục tiêu của Thỏa thuận, việc triển khai Thỏa thuận ở cấp độ toàn cầu cũng như tầm quan trọng của tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về kết quả và nỗ lực Việt Nam công tác phòng chống mua bán người.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đang trong quá trình lấy ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan đối với dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM. Vì vậy, hội nghị sẽ là dịp quan trọng để Bộ Ngoại giao thực hiện tham vấn chính sách với các địa phương, đặc biệt những nơi có đông người Việt Nam di cư ra nước ngoài cũng như người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm việc, qua đó giúp bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch triển khai sát với thực tiễn, đảm bảo tính khách quan, chính xác và khả thi, góp phần đưa di cư trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững.
Thỏa thuận GCM ra đời trên cơ sở Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư vào tháng 9/2016 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu về quản lý di cư. Thỏa thuận GCM được chính thức thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 vào ngày 19/12/2018 với đa số thành viên Liên hợp quốc tán thành. Đây là Thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên về di cư hướng đến tăng cường quản trị di cư toàn cầu nhằm ứng phó với những thách thức hiện nay của di cư và thúc đẩy sự đóng góp của người di cư đối với phát triển bền vững, qua đó hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” được nêu tại Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững. Việt Nam đã thông qua Thỏa thuận GCM vào tháng 12/2018 và hiện nay đang tích cực xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận phù hợp với luật pháp và điều kiện của Việt Nam. |
![]() Đây là dự án ODA mà cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) sẽ hỗ trợ Việt Nam nhằm giúp phụ nữ Việt ... |
![]() Việt Nam cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các ban, ngành để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động ... |
![]() TĐO-Ngày 15/1, tại Hà Nội, tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Viện Phát triển sức khỏe, cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Hội ... |
Tin bài liên quan

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư
Đọc nhiều

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thêm nhiều mái ấm cho hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
