--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
19:00 | 18/01/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Phong tục ngày Tết của người Việt xưa có điều gì thú vị?

Phong tục ngày Tết của người Việt thời xưa và những điều kiêng kị trong ngày đầu năm mới được Phan Kế Bính giới thiệu trong cuốn "Việt Nam phong tục".
phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi Món ăn ngày Tết: Miền Bắc cầu kì, miền Trung đơn giản, miền Nam ăn canh khổ qua đầu năm mới
phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi Những điều kiêng kỵ ngày Tết nên nhớ để cả năm may mắn, thuận lợi

Trong cuốn "Việt Nam phong tục", tác giả Phan Kế Bính viết về những tập tục trong ba ngày Tết và những điều kiêng kỵ của người Việt xưa vào ngày đầu năm mới.

phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi

Theo tác giả Phan Kế Bính, mùng 1 đầu năm là Tết Nguyên đán. Tết này ăn to hơn cả Tết trong một năm. Trước nửa tháng Tết, các gia đình rộn rịp sắm Tết, nào người mua tranh, mua pháo, nào người mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái.

Các thầy đồ nhà quê ra chợ viết câu đối bán. Các người đi buôn bán hoặc đi làm ăn xa xôi, đâu cũng nghỉ việc để về nhà ăn Tết.

Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ, đồ phượng. Câu đối đỏ dán cửa, dán cột sáng choang, treo tranh treo liễn trang hoàng lịch sự.

Nhiều nhà trước cửa có dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ “Thần trà Uất Lũy”. Chữ này có liên quan đến sự tích sau: ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai ông thần, gọi là Thần trà Uất Lũy, cai quản đàn quỷ. Hễ quỷ nào làm hại nhân gian thì thần ấy giết mà ăn thịt. Ta dùng bốn chữ ấy, có ý để cho ma quỷ sợ mà không dám vào cửa.

Lại có nhiều nơi chặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ…cũng là có ý trừ quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào quấy nhà mình.

Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mùng một, ở thành phố nhà nào cũng bài hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê, thì các xóm tế giao thừa tại nơi điểm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian: hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới.

phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi

Sáng mùng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên, cúng Thổ Công, Táo quân… Cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được nhưng phải có bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.

Ngày mùng 1 Tết, mọi người ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt buôn may.

Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyện, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm nhân ngày mùng 1 Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác.

Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Anh em, họ hàng, người quen thuộc, đến lẫn nhà nhau lạy gia tiên, chúc mừng cho nhau những câu: thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài…

Trong khi anh em đến chơi với nhau, uống chơi chén rượu sen, rượu cúc hoặc chén nước chè tàu, chè sen, hút điếu thuốc lào, hoặc uống rượu sâm banh, rượu mùi, ăn hạt dưa, mứt Tết.

Thành phố Hà Nội, chỗ ngồi chơi thế nào cũng được một vài củ thủy tiên, một vài chậu cúc hay vài chậu cam quất.

Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn Tết ba hôm, có nhà ăn đến baaảy hôm, nhưng phần nhiều là ăn 3 hôm.

Các nhà con thứ, cha mẹ còn thì đem biếu thức nọ thức kia. Cha mẹ mất rồi thì hôm mùng 2 Tết, phải làm cỗ đem đến nhà con trưởng cúng cha mẹ. Người nghèo thì đem trầu cau vàng hương đến lễ cũng được.

Ngày mùng 3 Tết cũng như ngày mùng 2.

Đến ngày mùng 4 thì hóa vàng. Đây gọi là ngày cúng tiễn ông bà ông vải. Ngày ấy xấu hoặc đúng ngày tuổi chủ nhà thì hóa trước sau một ngày cũng được, có nhà để đến mùng 7 Tết mới hóa vàng. Hôm đó, con cháu họp mặt đông đủ và ăn uống vui vẻ với nhau.

Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở “Kinh sở tuế thời kỳ” có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến. Nhưng tục ta thì cho tiếng pháo là tiếng vui mừng chứ không để ý đến trừ quỷ.

Đến ngày mùng 2 Tết trở đi, người thì chọn ngày xuất hành, người hái cành hoa về cài vào cửa, gọi là đi hái lộc. Người làm quan thì chọn ngày khai ân, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở cửa hàng, nhà quê thì chọn ngày làm lễ động thổ. Trăm công nghìn việc lại bắt đầu từ đó.

Suốt một tháng giêng, già trẻ trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thâm, người thì lễ bái chùa chiền, người đi du ngoạn cảnh nọ cảnh kia, chỗ thì thi hoa thủy tiên, chỗ thì thi hoa đăng, thi hội hè hát xướng. Các người nhàn, năm ba người tụ lại với nhau đánh bài. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, nói chung là đi thưởng xuân.

phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi Chồng sẽ bị phạt tiền nếu bắt vợ ở nhà rửa bát ngày Tết

Người chồng sẽ bị xử phạt 100.000 - 300.000 đồng nếu ép buộc vợ ở nhà rửa bát, nấu cơm, không cho vợ đi chơi ...

phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi Ảnh màu hiếm về chợ hoa ngày Tết ở Sài Gòn những năm 60

Ngoài ăn bánh tét, ngắm pháo hoa và mừng tuổi trẻ con những phong bao lì xì, người Sài Gòn những năm 1960 đi dạo ...

phong tuc ngay tet cua nguoi viet xua co dieu gi thu vi Những đại kỵ cần tránh khi lau dọn ban thờ ngày Tết và rút tỉa chân nhang

Theo tập tục dân gian, vào dịp cuối năm, các gia đình chuẩn bị lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang. Sau đây là những ...

Hải Vân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.