--> -->
Trang chủ Kinh tế Sản phẩm dịch vụ
18:43 | 19/09/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý giá

Hiện nay, Việt Nam có tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng việc sử dụng để tái tạo còn thấp. Đây cần được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp chứ không phải chất thải bỏ đi.
Người nông dân Gia Lai có cơ hội tiếp cận giải pháp thông minh của Israel trong nông nghiệp
Khuyến khích thanh niên khởi nghiệp với nông nghiệp sinh thái

Nguồn tài nguyên phong phú bị bỏ quên

Theo Tổng cục thống kê năm 2020, ngành nông nghiệp có khoảng 156,8 triệu tấn tổng sản lượng phụ phẩm. Trong đó, phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng và quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt là 88,9 triệu tấn; từ ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm là 61,4 triệu tấn; từ ngành lâm nghiệp là 5,5 triệu tấn và từ ngành thủy sản là gần 1 triệu tấn.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, thành viên Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù tỉ lệ phụ phẩm của lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là rất lớn nhưng tỉ lệ phụ phẩm được thu gom, sử dụng chỉ chiếm 52,2%. Có tới 45,9% rơm khô và vỏ trái cây bị đốt. Chất thải trong ngành chăn nuôi mới chỉ tận dụng được 23% để sản xuất phân bón hữu cơ, còn lại bị bỏ phí.

“Một lượng đáng kể rơm được đốt ngay tại ruộng ở một số nơi thuộc miền Bắc, miền Trung gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là hành vi bị cấm theo quy định về pháp luật môi trường”, ông Tống Xuân Chinh nói thêm.

Có tới 45,9% rơm khô và vỏ trái cây bị đốt bỏ. (Ảnh: Pamair)
Có tới 45,9% rơm khô và vỏ trái cây bị đốt bỏ. (Ảnh: Pamair)

Lý giải vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ khoa học – Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nước ta mới chỉ chú trọng đến tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chứ chưa quan tâm đến lượng dư thừa của phụ phẩm nông nghiệp. Người dân chưa quan tâm đến sản xuất phân bón hữu cơ, tái tạo phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung dưỡng chất và tăng kết cấu đất, bảo vệ đa dạng sinh học.

“Vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ gây lãng phí các phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi, dẫn tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, bà Thủy cho biết.

Làm “giàu” từ phụ phẩm nông nghiệp

Nếu được tận dụng đúng cách, phụ phẩm nông nghiệp có thể sản xuất, chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị. Phế phụ phẩm từ lúa có thể sản xuất ra phân bón sinh học, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, đệm lót sinh học, đồ thủ công mỹ nghệ… Phụ phẩm từ tôm sản xuất ra được chiết suất, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dầu tôm, phân bón, năng lượng tái tạo… Phụ phẩm từ cá tra sản xuất ra được chiết xuất enzyme, phân bón, dầu cá, thức ăn chăn nuôi…

Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Viện Cây ăn quả miền Nam, trong quá trình sản xuất, thu hái và chế biến trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, lượng hạt xoài, hạt nhãn, hạt vải thiều, vỏ chuối, vỏ sầu riêng… có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa khai thác hết. Ngoài làm phân bón, những phụ phẩm nông nghiệp này có thể được chế biến làm thức ăn cho gia súc, thậm chí làm thực phẩm chức năng.

Vỏ trái cây, rau củ, vỏ trứng… được sử dụng để ủ phân hữu cơ. (Ảnh minh họa)
Vỏ trái cây, rau củ, vỏ trứng… được sử dụng để ủ phân hữu cơ. (Ảnh minh họa)

Không chỉ làm giàu cho môi trường, phế phụ phẩm nông nghiệp hoàn toàn có thể giúp người nông dân làm kinh tế. Hiện nay, thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển. Tại tỉnh Đồng Tháp, giá bán rơm khoảng từ 55.000 – 75.000 đồng trên 1.000 m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg. Giá rơm cạnh đường giao thông liên xã là 15.000 đồng/bó. Nếu vận chuyển xa thì giá bán rơm tại cơ sở sử dụng cho nuôi gia súc, làm nấm, làm vườn… khoảng 25.000 đồng/bó. Như vậy, người nông dân trồng lúa, ngoài thu thóc thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm bình quân 550.000 đồng/ha rơm.

Một ví dụ khác, những phụ phẩm từ chế biến thủy sản của nước ta, nếu khai thác hết bằng các kỹ thuật công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỷ USD. Tuy nhiên nước ta mới tận dụng làm bột cá, collagen, gelatin… trị giá chỉ khoảng 275 triệu USD.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng, hoàn thiện, nhân rộng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn để có cơ sở thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm là phụ phẩm nông nghiệp trong thời gian tới.

Rác hữu cơ, phế phụ phẩm thành tài nguyên… Rác hữu cơ, phế phụ phẩm thành tài nguyên…
Áp dụng công nghệ mới để biến rác hữu cơ, phế - phụ phẩm nông, thủy sản thành phân bón hữu cơ là một trong những giải pháp hiệu quả góp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến phế - phụ phẩm thành nguồn nguyên liệu quan trọng. Đây là cơ sở để tiến tới tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những sản phẩm organic có giá trị kinh tế cao.
Tài trợ 2 triệu đô la Úc cho các dự án đối mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp Tài trợ 2 triệu đô la Úc cho các dự án đối mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong khuôn khổ chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation) của chính phủ Australia, hợp phần tài trợ Đối tác Đổi mới Sáng tạo sẽ dành ra 2 triệu đô la Úc cho vòng tài trợ thứ tư để tài trợ cho các dự án đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Theo Mai Anh/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh vì đại dương bền vững

Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh vì đại dương bền vững

Ngày 06/6, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025.
Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”

Ngày 2/4 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới