--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
14:48 | 16/03/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Putin được gì khi sáp nhập Crimea?

Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí, hay vị trí địa chính trị có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen.

Ngày 16/3, nước Nga và dân cư bán đảo Crimea kỷ niệm [1] một năm ngày hai triệu dân vùng lãnh thổ này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên Bang Nga. Đây là sự kiện đáng nhớ đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của thế giới năm 2014. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại sự kiện này, trong mối tương quan với những sự kiện khác đến với nước Nga cho đến ngày hôm nay.

Việc Nga sáp nhập Crimea gắn liền với biến cố Maidan ở Ukraine, dẫn tới việc Tổng thống nước này, ông Yanukovich rời bỏ nhiệm sở bỏ sang Nga. Nhưng những hành động của Putin (tôi muốn gọi như vậy vì những hành động của Nga gắn liền với những hành động của vị tổng thống này, và cả thế giới đang đổ dồn mọi cặp mắt vào ông) đã cho thấy, Nga không hề bị động mà luôn theo sát tình hình. Tháng 10/2013, Ukraine của Yanukovich từ chối quá trình hòa nhập châu Âu, thể hiện sự phản đối thông qua phong trào Maidan.

Khi tình hình đã trở nên không thể kiểm soát được, ông Yanukovich buộc phải bỏ chiếc ghế Tổng thống của mình để sang Nga. Có thể thấy những hành động khi ấy của Nga nói chung và Putin nói riêng đối với Crimea, là kịp thời, quyết liệt, có tính toán… thể hiện đúng bản chất con người Putin, một cựu trung tá KGB – lạnh lùng và quyết đoán. Nếu chỉ chậm hơn vài ngày, Mỹ và Phương Tây “nhảy” vào, coi như là thua.

Bán đảo Crimea có vị trí địa chính trị chiến lược đối trong khu vực, đối với cả Nga và Ukraine, thậm chí với nhiều nước trong vùng xung quanh biển Đen. Nếu ai đã đọc hồi ký “Đất nhỏ” của L. Breznev sẽ thấy bán đảo có vị trí cực kỳ quan trọng. Hồi năm 1943 trong Chiến tranh Vệ quốc, khi Hồng quân Liên Xô chiếm được một bàn đạp trên bán đảo mà họ gọi là “Đất nhỏ”, từ đó mở rộng vùng giải phóng đóng góp quan trọng vào chiến dịch giải phóng Ukraine.

putin duoc gi khi sap nhap crimea

Tổng thống Putin trong trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga ngày 18/3/2014 (Ảnh: Getty Images/ AP).

Ngay sau sự kiện, đến một nước xa xôi nhưng có nhiều duyên nợ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Việt Nam cũng cực kỳ quan tâm đến tình hình, cả từ báo giới, cũng như những người dân bình thường. Đáng chú ý có ý kiến xuất hiện trong một phóng sự được thực hiện bởi một đài truyền hình kỹ thuật số, phỏng vấn một tiến sỹ, chuyên gia của “Trung tâm nghiên cứu về Nga và SNG của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam” phát sóng ngày 22/3/2014.

Tôi xin tóm lược khái quát một vài nét chính trong ý kiến của chuyên gia này: Việc Nga sáp nhập Crimea nhìn chung là một thắng lợi, về lâu dài, thậm chí vĩnh viễn Nga được lãnh thổ, được dân cư của bán đảo Crimea. Nước Nga luôn luôn coi Sevastopol là căn cứ cực kỳ quan trọng và lực lượng quân sự Nga đã có lịch sử đóng quân ở đây 230 năm. Từ lúc này trở đi, Nga không phải trả tiền thuê nữa, trong khi hiện nay mỗi năm tiền thuê là 97,75 triệu USD. Đồng thời Nga được không hạm đội Biển Đen.

Chuyên gia này đưa ra con số định giá trị của hạm đội này vào năm 1992 là 80 tỷ USD. Crimea có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở phía Nam nước Nga, từ bây giờ Nga có thể đi ra đại dương thế giới mà không phải quan biển nào nữa và từ bây giờ Nga có được một cảng nước sâu, quan trọng hơn là nước ấm quanh năm không bị đóng băng[2].

Có thể nói nước Nga dưới thời của tổng thống V.Putin phục hồi mạnh mẽ nhờ giá dầu tăng cao. Phần nào, nước Nga đã có những bước tiến quan trọng trên con đường tìm lại vị thế cường quốc tưởng như đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ. Cùng với sự phục hồi này, là sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Đại Nga, lòng tự hào dân tộc Nga vốn bị tổn thương do thời kỳ ốm yếu kia, nay có cơ hội để lấy lại vị thế trước cái nhìn của thế giới.

Trong quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ, ưu tiên hàng đầu của nước Nga là duy trì được thể chế chính trị an toàn, “thân Nga.” Việc NATO kết nạp ba nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) là một việc mà nước Nga khó có thể chấp nhận được, do đó việc giữ một Ukraine cùng với Belarus – hai nước “vùng đệm” cuối cùng cho nước Nga trước một NATO ngày càng tiến dần về phía Đông, là sống còn. Chính vì thế, nếu Chính phủ Ukraine được coi là “thân Nga,” thì mọi chuyện sẽ nằm trong quỹ đạo, còn nếu nó bị thay thế bằng một Chính phủ khác có xu hướng rõ rệt nghiêng về Phương Tây, thì nước Nga sẽ phải hành động.

Bản đồ cho thấy vị trí của Crimea

Sáp nhập Crimea, nước Nga tuyên bố “lấy lại” được lãnh thổ tưởng như đã mất. Điều này được thể hiện rõ qua bản diễn văn của Tổng thống V. Putin được đọc vào ngày 18/3/2014. Bằng việc sáp nhập này, V.Putin muốn khẳng định với người dân Nga rằng ông là vị Tổng thống mà họ cần; còn nước Nga muốn khẳng định với thế giới, rằng chúng tôi vẫn là một cường quốc. Vế đầu, nước Nga “được” nhiều hơn vế sau, vì vế sau còn phụ thuộc vào nhãn quan vốn muôn vẻ của thế giới.

Năm 2014, sáp nhập Crimea, Nga lấy lại được Sevastopol và được luôn lực lượng Hải quân của Ukraine đóng tại đây. Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí ngoài khơi khi mà vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Nga được mở rộng, hay vị trí địa chính trị của nó có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen. Chính từ phía Hắc Hải, tàu chiến Nga đã áp sát bờ biển Abkhazia, chuẩn bị phong tỏa bờ biển trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008.

Hạm đội Biển Đen của Nga được xây dựng trong thời kỳ của Nữ hoàng Ekaterina vào thế kỷ 18. Sau thắng lợi của nước Nga trong Chiến dịch Biển Đen trước Đế chế Ottoman, đoạt được quyền kiểm soát bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol. Vì thế Crimea và Sevastopol, đã là những trang của lịch sử nước Nga.

Sau thời kỳ này, người Nga hai lần mất Sevastopol. Lần thứ nhất là thời kỳ 1854-1855 khi Anh và Pháp hỗ trợ người Thổ Nhĩ Kỳ chống lại nước Nga. Lần thứ hai, khi phát-xít Đức xâm lược Ukraine trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Từ năm 1954 bằng một mệnh lệnh hành chính, bán đảo Crimea thuộc về nước CHXHCN Xô-viết Ukraine thuộc Liên bang Xô-viết.

Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, thực trạng về lãnh thổ này được giữ nguyên và đây là lần thứ ba, bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol rời khỏi tay người Nga. Vì thế, trong những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, người Nga đã xây dựng kế hoạch cho một hải cảng mới làm căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Đen của mình ở thành phố Novorossiysk thuộc vùng Krasnodar. Có thể kế hoạch này sẽ có thay đổi, khi mà nước Nga có thêm được hai căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea.

Sáp nhập Crimea còn đem lại khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này, và đây là mối lo không nhỏ cho các nước thành viên NATO xung quanh Hắc Hải: Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể sẽ có những lý lẽ cho rằng với vũ khí hạt nhân chiến lược thì việc gần thêm vài trăm kilômét ít ý nghĩa, nhưng đó là sự “tự an ủi” mà thôi. Chỉ vừa hôm 11/3/2015 vừa rồi, ông Mikhail Ivanovich Ulyanov, Vụ trưởng Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí Bộ ngoại giao Nga đã phát biểu về việc Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này.

Đó là cái “được” của nước Nga.

Tất nhiên, không có thắng lợi nào là không phải trả giá, hay cái “mất” của nước Nga, tức cái giá phải trả là gì? Điều này sẽ được bàn trong Phần 2 của bài viết.

[1] Crưm sẽ kỷ niệm ngày sáp nhập vào Nga hàng năm, VTC.vn, 25/12/2014.

[2] Chương trình “Góc nhìn thế giới” của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC1, ngày 22/3/2014 do Biên tập viên Mạnh Trường dẫn chương trình.


Theo dantri.com


Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.