--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
15:42 | 27/10/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1)

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
Ông Lukas Musil: Cảm ơn Việt Nam đã chung tay, đoàn kết cùng Séc  phòng, chống dịch COVID-19 Ông Lukas Musil: Cảm ơn Việt Nam đã chung tay, đoàn kết cùng Séc phòng, chống dịch COVID-19
Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung 45 triệu đồng Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung 45 triệu đồng
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam từng bước hình thành một cách hoàn chỉnh, bao gồm ba bộ phận cấu thành đó là công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và công tác đối ngoại nhân dân.

Trong giai đoạn 1945-1954, ngoại giao Việt Nam phục vụ hai nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Cách mạng Việt Nam mang tính chất nhân dân. Chiến tranh cách mạng Việt Nam là chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, mở rộng các mối liên hệ với nhân dân thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, bao gồm đối ngoại nhân dân, có sách lược với từng đối tượng theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Đối ngoại nhân dân là lực lượng, binh chủng quan trọng của mặt trận ngoại giao. Qua mỗi giai đoạn của cuộc đấu tranh, đối ngoại nhân dân lại mang những nội dung và hình thức biểu hiện riêng. Thời kỳ bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng 1945-1946, thể hiện chủ yếu qua việc quần chúng nhân dân “biểu dương thực lực” ủng hộ chính quyền cách mạng.

Nhân dân Pháp biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến
Nhân dân Pháp biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến

Đặc biệt, trong thời kỳ này, đối ngoại nhân dân đã phát huy vai trò trong việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hoạt động ngoại giao của các đoàn thể nhân dân được thúc đẩy, đoàn đại biểu nhân dân đầu tiên đi tranh thủ quốc tế là đoàn đi dự Hội nghị Liên Á (New Delhi , Ấn độ, tháng 4/1947). Sau đó, đoàn của Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân quốc tế, tham dự các hội nghị Quốc tế như Hội nghị Liên hiệp Công đoàn thế giới ở Milan (Italia), Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Budapest (Hungary, năm 1949), Hội nghị Công đoàn châu Á - Australia (Bắc Kinh, tháng 10/1949) … Cuối năm 1950, khi Hội đồng Hòa bình Thế giới chính thức được thành lập, Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng.

Ông Lê Đình Thám, Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam tại Hội nghị Hòa bình thế giới tổ chức tại Stockkhom, năm 1950
Ông Lê Đình Thám, Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam tại Hội nghị Hòa bình thế giới tổ chức tại Stockkhom, năm 1950

Năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Mông Cổ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các hội hữu nghị của Việt Nam với nhân dân các nước xã hội xã hội chủ nghĩa cũng được thành lập.

Việt Nam chủ trương đoàn kết chặt chẽ với Lào, Campuchia trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, giành độc lập cho mỗi nước. Một trong những định hướng quan trọng của công tác đối ngoại và vận động quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này là đoàn kết với phong trào nhân dân Pháp đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, hoà bình và chống chiến tranh Đông Dương. Thực hiện chủ trương này, tháng 7/1950, Đảng và nhà nước đã mời đồng chí Léo Figuères, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội, Tổng thư ký Hội Liên hiệp sinh viên Pháp, Phó Chủ tịch Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới, sang thăm vùng tự do Việt Bắc, sau đó Léo Figuères đã viết những bài báo quyết liệt đăng trên các báo ở Pháp. Phong trào chống chiến tranh ở Pháp ngày càng mạnh mẽ, từ đó xuất hiện những anh hùng phản chiến như bà Raymonde Dien - người nằm ngang trên đường xe lửa để ngăn cản một đoàn tàu chở vũ khí cho quân đội Pháp ở Việt Nam, ông Henri Martin - người đã phất cờ phản chiến trong hàng ngũ hải quân Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết nhiều thư động viên binh lính và gia đình binh lính Pháp. Khẩu hiệu “Hoà bình và hồi hương” đã trở thành động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Từ Pháp, phong trào phản chiến đã lan rộng sang các nước Châu Âu khác, trong đó có các nước Bắc Âu.

Ngày 19/11/1950, Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là Chủ tịch danh dự; Bác sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Chủ tịch.

Hội trường 8 mái tại chiến khu Việt Bắc, nơi diễn ra Đại hội thành lập Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam.
Hội trường 8 mái tại chiến khu Việt Bắc, nơi diễn ra Đại hội thành lập Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam.

Sự ra đời của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam (tháng 5/1988 được đổi tên thành Ủy ban Hòa bình Việt Nam), tổ chức đối ngoại nhân dân đa phương đầu tiên được Đảng ta thành lập để hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực hòa bình, đã gắn liền cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình giành độc lập dân tộc của nhân dân ta với sự nghiệp bảo vệ hòa bình của nhân dân toàn thế giới.

Ngày 17/11/1950, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội thành lập Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, đã được chính thức lấy làm Ngày truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Tóm lại, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam, mà trọng tâm là hoạt động về hòa bình, đã tích cực phát huy tính chính nghĩa và đóng góp quan trọng trong các bước thắng lợi của Việt Nam. Với sự phối hợp và giúp đỡ của các tổ chức hòa bình quốc tế và quốc gia, trước hết là ở Pháp và các nước xã hội chủ nghĩa, đối ngoại nhân dân ta đã góp phần vận động được nhân dân nhiều nước ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi chấm dứt “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” của Pháp ở Đông Dương, tác động tích cực vào việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trong thời kỳ này, các tổ chức hữu nghị song phương và đa phương đầu tiên đã được thành lập (sau đó trở thành các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam). Hội Việt-Mỹ thân hữu thành lập năm 1945, Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam (1950), Hội Việt – Hoa hữu nghị (1950), Hội hữu nghị Việt – Xô (1950) và các hội hữu nghị song phương với các nước XHCN …

Q.Hoa (biên tập theo sách lịch sử Liên hiệp Hữu nghị)

25 năm quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ: kết quả của lòng dũng cảm, thiện chí và nỗ lực của nhân dân 25 năm quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ: kết quả của lòng dũng cảm, thiện chí và nỗ lực của nhân dân

Tối 7/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Lễ ...

Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ tổng kết hoạt động phi dự án về COVID-19 Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ tổng kết hoạt động phi dự án về COVID-19

Ngày 24/9, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại ...

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng

Chiều 17/9, Đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ ...

Theo Q.Hoa/VUFO
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quảng bá môi trường đầu tư của Cần Thơ đến nhà đầu tư Malaysia

Quảng bá môi trường đầu tư của Cần Thơ đến nhà đầu tư Malaysia

Đó là một trong những nhiệm vụ ông Đinh Trung Trực - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ - lưu ý Hội hữu nghị Việt Nam - Malaysia TP Cần Thơ tại Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2023 - 2028 của Hội diễn ra ngày 11/8.
Tổ chức MYI tài trợ Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ

Tổ chức MYI tài trợ Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ

UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ “Chương trình Thích ứng biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ (CCA)” do Tổ chức Merry Year International (MYI) tài trợ.
Làm tốt dự án viện trợ nhỏ tạo "bước đệm" thu hút dự án lớn

Làm tốt dự án viện trợ nhỏ tạo "bước đệm" thu hút dự án lớn

Đó là kinh nghiệm vận động viện trợ dự án phi chính phủ nước ngoài của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (Liên hiệp Hữu nghị) tỉnh Kiên Giang được nêu ra tại Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân do Cụm số 5 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức tại Cà Mau, chiều 30/6.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945-9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Liên bang Nga).
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao