--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:02 | 10/01/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quan hệ liên Triều hồi phục "chớp nhoáng": Đầu rất xuôi, liệu đuôi có lọt?

Những bước nối lại quan hệ dù đã diễn ra tốt đẹp nhưng mối quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên vẫn còn nhiều trở ngại, nhất là sự can thiệp của các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.

Kết quả khả quan bước đầu

Những cuộc trao đổi đầu tiên ở lần nối lại tiếp xúc và đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã đưa đến một số kết quả ban đầu thật đáng khích lệ.

Triều Tiên sẽ không chỉ có đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông năm nay tổ chức ở Pyeongchang mà còn đề nghị gửi cả cổ động viên, nhóm nghệ sỹ và vận động viên Taekwondo sang trình diễn ở Hàn Quốc.

Trong khi đó, phía Hàn Quốc tính chuyện nới lỏng một số biện pháp cấm vận và trừng phạt Bình Nhưỡng để vận động viên của nước này có thể tham gia thi đấu ở Thế vận hội.

Cũng theo phía Hàn Quốc, kênh liên lạc bằng điện thoại giữa quân đội hai nước sẽ được khôi phục trong ngày 10/1.

quan he lien trieu hoi phuc chop nhoang dau rat xuoi lieu duoi co lot

Ông Ri Son Gwon (phải), Trưởng đoàn đại biểu Triều Tiên bắt tay người đồng cấp Hàn Quốc Cho Myoung Gyong tại Bàn Môn Điếm ngày 9/1. Ảnh: Reuters

Seoul cũng đề nghị quân đội hai bên tiến hành trao đổi để giảm căng thẳng trên bán đảo và đề nghị Triều Tiên khởi động lại chương trình tổ chức cho thân nhân những gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh, cho phép họ gặp nhau hoặc tái hợp.

Trong thời gian ngắn, thậm chí cả rất ngắn, mà hai bên đạt được những kết quả cụ thể như thế thì không tích cực và đáng kể sao được.

Trước đó, Hàn Quốc và thế giới bên ngoài đều không nghĩ rằng Triều Tiên và Hàn Quốc bất ngờ đi vào hoà dịu, lại càng không thể tin rằng hai bên nhanh chóng có được thoả thuận với nhau.

Những thoả thuận nói trên chưa thể đủ để lần giảm căng thẳng này không bị đảo ngược và cũng chưa thể đủ để tạo nên chuyển biến cơ bản trong mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng có thể nói, đây là sự khởi đầu suôn sẻ.

Có thể nói là hiện đầu đã xuôi và chỉ còn cần, cũng như chờ đuôi sẽ lọt.

Sự nhất trí cần thiết

Nếu nhìn vào mục đích và lợi ích của cả hai nước ở lần hoà dịu này thì sẽ thấy là cả hai phía buộc phải nhất trí với nhau.

Đối thoại liên Triều mà không đạt kết quả thì Triều Tiên sẽ không thể có được tiếp xúc và đối thoại với Mỹ, bất kể với hay không với điều kiện tiên quyết.

Phía Mỹ và rất nhiều đối tác bên ngoài khác nữa đang theo dõi hành xử của Triều Tiên trong đàm phán với Hàn Quốc để điều chỉnh hoặc hoạch định chính sách của họ đối với Bình Nhưỡng.

Phía Hàn Quốc cũng rất muốn duy trì kênh tiếp xúc và đối thoại song phương với Triều Tiên. Vì thế, hai bên chỉ tập trung vào những chủ đề nội dung với khả năng đồng thuận cao nhất, khôi phục và tiếp tục những gì vốn đã được hai bên thoả thuận nhưng đang thực thi dang dở.

Hai nước làm như vậy để khả năng thành công cao nhất và rủi ro thất bại thấp nhất.

Đài Arirang News đưa tin về cuộc gặp mặt giữa Hàn Quốc - Triều Tiên ngày 9/1.

Do đó, chuyện chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như quan hệ của Triều Tiên với các đối tác có tác động trực tiếp tới Hàn Quốc không nằm trên chương trình nghị sự lần này.

Hàn Quốc không đặt chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thành vấn đề cần đàm phán vì ý thức được rằng, việc giải quyết vấn đề này không còn là chuyện song phương nữa.

Ngược lại, Triều Tiên càng không sẵn sàng trao đổi với Hàn Quốc về chuyện hạt nhân vì nước này mặc định rằng các đối tác phải công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân mới, phải đàm phán với Triều Tiên trên nền tảng ấy về các vấn đề khác.

Đối với Bình Nhường, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên không phải chuyện để đem ra đàm phán với các nước khác.

Hàn Quốc cần kết quả cụ thể để níu kéo và giữ chân Triều Tiên trong kênh tiếp xúc và đối thoại song phương.

quan he lien trieu hoi phuc chop nhoang dau rat xuoi lieu duoi co lot

Qua đó, Hàn Quốc sẽ gây dựng và duy trì được vai trò riêng đáng kể trong quá trình cùng các đối tác bên ngoài liên quan trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, không để các đối tác này muốn làm gì thì làm và càng không để họ xử lý vấn đề này trên đầu mình.

Triều Tiên cần kết quả cụ thể để phán rẽ Hàn Quốc với các đối tác kia đã đành, nhưng cũng còn để chứng minh cho thế giới bên ngoài thấy rằng thiện chí đối thoại của mình là thật và chẳng hạn, nếu rồi đây đàm phán với Mỹ không ra đâu vào đâu thì trách nhiệm ở phía Mỹ chứ không phải ở phía Triều Tiên.

Vì mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không thể biệt lập với ý đồ và lợi ích chiến lược của Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản nên hai quốc gia bán đảo dẫu có được khởi đầu suôn sẻ thì cũng chưa thể khẳng định phần kết cũng sẽ được như vậy bởi còn phụ thuộc cả vào bốn nước kia nữa.

Đại sứ Trần Đức Mậu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Lúc 6:07 tối, ngày 9/5 giờ địa phương (11h07 đêm 8/5, giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine báo hiệu Đức Hồng y Robert Francis Prevost của Mỹ đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới của 1,4 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ông chọn tông hiệu là Leo XIV và mở đầu bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới bằng lời chào “bình an”.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới