--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
19:44 | 26/10/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quãng lặng... của nghề biển

Vụ cá chính đã đi qua. Mùa biển động và những cơn bão liên tục hoành hành khiến ngư dân không thể ra khơi, nghề cá rơi vào quãng lặng.
Quảng Bình: Bàn giao ba công trình “Ánh sáng vùng biên” cho nhân dân biên giới Quảng Bình: Bàn giao ba công trình “Ánh sáng vùng biên” cho nhân dân biên giới
Quảng Nam: Làng xã Hội An qua Địa bạ triều Nguyễn Quảng Nam: Làng xã Hội An qua Địa bạ triều Nguyễn

Làm ăn khó khăn, tàu cá của anh Nguyễn Thanh Tiến cải hoán từ nghề lưới chụp sang lưới vây để tiếp tục bám biển. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Làm ăn khó khăn, tàu cá của anh Nguyễn Thanh Tiến cải hoán từ nghề lưới chụp sang lưới vây để tiếp tục bám biển. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Nhọc nhằn mưu sinh

Chủ tàu cá Trần Văn Vang (thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, Thăng Bình) thở dài, chưa bao giờ có chuyến biển èo uột như thế này. Xuất bến hồi tháng 9, dự kiến sẽ về bờ tháng 12 nhưng chưa đến hẹn phải quay về. Chuyến câu mực khơi dài ngày này cần 45 bạn biển nhưng mời gọi mãi mới được 35 lao động.

Nhổ neo chưa được 2 ngày, máy móc bị trục trặc, phải mất 3 ngày sửa chữa mới khôi phục được, tiếp tục hành trình đến khu vực quần đảo Trường Sa. Đang hành nghề thì tàu bị sét đánh trúng, hư hỏng toàn bộ máy móc liên lạc, phải gấp rút về bờ.

“Cân bán chưa được 8 tấn mực khô, chuyến biển lỗ tổn. Phải đến tháng 4 chúng tôi mới lại ra khơi” - anh Vang nói.

Trong khi chờ đến năm sau vì không thể câu mực trong mùa biển động, anh Vang và các bạn biển dự kiến sẽ tạm thời theo tàu cá nào đó đi đánh bắt hải sản để có nguồn trang trải cuộc sống. Anh Vang chia sẻ, nghề câu mực khơi thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc; từ đêm đến sáng trong bập bềnh sóng gió thật sự là nỗi ám ảnh.

“Có lần đang câu mực, người anh em lên cơn co giật, chúng tôi sơ cứu bằng kinh nghiệm là chính rồi tất thảy thu gom ngư lưới cụ, tức tốc điều tàu đến đảo Song Tử Tây để bác sĩ cứu chữa. May mà kịp thời. Có ngư dân khác đã lớn tuổi vì lao động quá sức mà bị tai biến, liệt nửa người, về đất liền rồi thấp thỏm nhớ biển” - anh Vang nói.

Cảng cá Tam Quang vắng bóng người. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Cảng cá Tam Quang vắng bóng người. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Ngư dân Trần Văn Bảo (thôn Tân An, xã Bình Minh) vừa tròn 30 tuổi đã có gần 20 năm bám biển. Bảo coi đi biển là “số phận” của mình. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển, hơn 10 tuổi, Bảo theo bác, chú mình đi đánh bắt hải sản, lúc đầu có phần sợ sệt nhưng rồi thấy thích thú vì ham muốn khám phá, chinh phục. Cha mất sớm, Bảo nghỉ học, chính thức theo nghề biển, đi bạn cho nhiều chủ tàu ở Thăng Bình, Núi Thành qua các nghề lưới rê, lưới vây, lưới chụp…

Hành trình mưu sinh của Bảo qua nhiều cung bậc, có lúc biển hào phóng cho nhiều cá mực, thu nhập khá, cũng có lúc thất thu. Bảo nói, đã đi biển rồi khó bỏ nghề lắm, có vài lần thử lên bờ làm nghề khác nhưng không gắn bó, trở lại nghề biển để đi bạn với mong ước tích lũy vốn liếng chờ ngày đóng riêng cho mình con tàu. “Định sắp tới đi bạn cho nghề lưới chụp, nghề này thu nhập cũng ổn. Nhưng biết đâu được, biển thất thường” - Bảo nói.

Không rời nghiệp biển

Rời cảng cá, tôi vòng vèo qua các thôn An Hải, Trung Toàn, Sâm Linh của xã biển Tam Quang (Núi Thành), cảnh vắng ngắt đến nao lòng. Mọi khi nơi đây cộng đồng ngư dân quần tụ đan lưới, sửa chữa ngư lưới cụ hoặc khiêng vác nhu yếu phẩm ra tàu cá. Gọi điện thoại cho anh Nguyễn Thanh Tiến (một chủ tàu cá ở thôn Sâm Linh Đông), anh nói, mùa này tàu cá ngủ đông bởi sắp xếp đi biển cũng chẳng dôi dư. Anh Tiến đang cải hoán tàu cá của mình từ nghề lưới chụp sang nghề lưới vây, dự kiến bám biển trở lại vào năm sau.

Trước đây chưa lâu, chừng hơn 2 năm, chính anh Tiến đã cải hoán tàu cá của mình từ nghề lưới vây sang lưới chụp. Tôi gặng hỏi, anh bảo nghề biển mà, có thể năm nay đạt nhưng bị thua vào năm sau. Cài vòng luẩn quẩn được thua ấy cứ vướng vào, càng gỡ càng bấu chặt lấy.

Lưới vây là “đặc sản” của nghề biển Tam Quang. Đã có tàu cá thu được tiền tỷ chỉ sau một chuyến biển. Anh Tiến kể, có lần dò được đàn cá ước chừng 200 tấn cá nục đang di chuyển giữa biển Hoàng Sa liền gọi qua máy liên lạc tầm trung đến 2 người em là Nguyễn Thanh Vương và Nguyễn Thanh Thành đưa tàu đến phối hợp vây bắt. Chuyến biển “nhớ đời” của 3 anh em thu đến hơn 3 tỷ đồng. “Nghề biển cũng có thời vận. Khi nghề này thịnh thì nghề khác suy. Khó dự lường, tiên đoán nghề biển, khó nói lắm” - anh Tiến nói.

Theo đuổi chuyển nghề như anh Tiến vẫn là may mắn, nhiều chủ tàu ở Tam Quang đang ngồi trên lửa vì tàu cá đã bị ngân hàng tịch thu, bán đấu giá để thu hồi nợ. Như trường hợp các ngư dân Trần Công Kỳ, Bùi Thế Cả, Lê Văn Năm, Lê Văn Hên...

Như bao thế hệ người dân sinh ra, lớn lên ở xã biển Tam Quang, anh Trần Văn Nhân luôn khao khát bám biển Hoàng Sa, Trường Sa nhưng con tàu được đóng theo Nghị định 67 là QNa-91441 nằm bờ dai dẳng mấy năm qua. Nguyên nhân chính là tàu mất cân bằng mỗi khi ra khơi, làm ăn thua lỗ, không thể tiếp tục bám biển.

Không thể chịu cảnh nghiệp biển đứt gánh nửa chừng, anh Nhân cầm cố ngôi nhà, vay vốn đóng tàu vỏ gỗ đi biển trở lại. Từ đầu năm đến nay, trữ lượng hải sản giảm sút, chuyến biển đạt ít, lỗ tổn nhiều, anh Nhân cầm cự bằng nguồn hỗ trợ xăng dầu của Nhà nước. “Không ai dám quả quyết nghề biển khi mô sẽ khởi sắc trở lại. Còn bám biển là còn chờ đợi, hy vọng” - anh Nhân nói.

Tết Trung thu ghé thăm làng nghề làm đèn ông sao Phú Bình Tết Trung thu ghé thăm làng nghề làm đèn ông sao Phú Bình
Đến làng nghề lồng đèn Phú Bình, đường Lạc Long Quân, quận 11, TPHCM đúng vào dịp cận kề Tết Trung thu chúng ta mới cảm nhận được sự náo nhiệt ở đây. Những chiếc đèn đủ màu sắc và hình dáng qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công trở nên sinh động và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Sắp diễn ra Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội năm 2022 Sắp diễn ra Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội năm 2022
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về tổ chức Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội năm 2022. Với quy mô khoảng 200 gian hàng, đây là cơ hội quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề Thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế.
Theo Báo Quảng Nam
Nguồn: baoquangnam.vn

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 2/5, trong khuôn khổ chuyến tháp tùng xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, ông Kiren Rijiju - Bộ trưởng các Vấn đề nghị viện và thiểu số Cộng hòa Ấn Độ - đã có cuộc gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Từ ngày 1/5, trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng đến 3 tuổi) tại các khu vực khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Mức hỗ trợ là 360.000 đồng/tháng/trẻ, áp dụng tối đa 9 tháng trong một năm học.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024