--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
10:50 | 27/06/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông Phương học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Dmitry Mosyakov tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử”. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, Tòa soạn đã đặt thêm các title dẫn.
nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi
giai phap cho hoang sa va truong sa bi nhung tinh toan cua trung quoc ngan tro Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở
viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn

Hải đội Hoàng Sa và sự quản lý thực tế hai quần đảo của triều đình nhà Nguyễn

Vấn đề ai là chủ của những hòn đảo trong Biển Đông vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay bởi một thực tế là Trung Quốc không chỉ cố biến những vùng đất xâm chiếm bất họp pháp thành lãnh thổ của mình mà còn cố chứng minh rằng họ có những vùng đất đó từ xa xưa, có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nhà truyền giáo Trung Quốc thường nói rằng những hòn đảo này luôn nằm trong sự kiểm soát kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Điều này trái với những sự thật lịch sử mà chúng ta biết được thông qua các công trình nghiên cứu tích cực của các nhà khoa học Việt Nam.

Trong những công trình này, dựa trên những tài liệu có thực từ Cục Lưu trữ Nhà nước của Việt Nam, các nhà khoa học chỉ ra rằng “sự trù phú của quần đảo Hoàng Sa đã thu hút sự chú ý của người Việt Nam từ thế kỷ 17-18. Để kiếm được gỗ, ngọc trai, mai rùa quý, Việt Nam đã thành lập các đội khai thác kinh tế đặc biệt và cử ra các đảo khai thác thường xuyên. Hàng năm, gần 70 người được chia thành hai đội đi ra Hoàng Sa trong khoảng 6 tháng. Nhiệm vụ của họ là thu thập vàng, bạc, vũ khí, gốm, sứ và các vật có giá trị khác từ những tàu bị đắm trong vùng biển này. Công việc của những đội hùng binh này tại quần đảo Hoàng Sa được nhắc đến trong nhiều văn bản cổ, trong đó có “Phủ biên tạp lục” (1776), “Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên” (1844-1848), “Đại Nam nhất thống chí” (1882). Những đội này hoạt động trên các đảo liên tục trong hơn 100 năm, kể cả dưới triều Nguyễn (1802-1945). Trong các văn kiện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, những hoạt động có tầm quan trọng rất lớn bởi những đội hùng binh này là do Nhà nước cử đi. Điều đó nghĩa là sự có mặt của đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam tại các đảo này là sự thật. Đây là cơ sở vững chắc cho các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với những hòn đảo này.

viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa

Thuyền câu (mô phỏng) do các binh phu của Đội Hoàng Sa dùng để hoạt động khai thác, quản lý đảo Hoàng Sa thế kỷ 17

Nhiều người cũng biết rằng vua Gia Long - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn và những người kế vị đã thể hiện sự quan tâm tích cực trong việc nghiên cứu và sử dụng hai quần đảo. Ví dụ, vào thời vua Gia Long, Phạm Quang Ảnh đã dẫn đội khai thác Hoàng Sa trong những năm 1815-1816. Ông đã tiến hành các hoạt động khảo sát đường biển và khảo sát quần đảo Hoàng Sa.

Trong những năm 1834-1836, vua Minh Mạng đã liên tục chỉ đạo các tướng tiến hành khảo sát từng hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa, nghiên cứu các vùng nước xung quanh, vẽ bản đồ, xây chùa và dựng bia trên các hòn đảo, thể hiện những hòn đảo này thuộc Việt Nam. Năm 1847, vua Thiệu Trị phê vào bản tâu của Bộ Công rằng “Xứ Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta. Theo lệ hàng năm có phái binh thuyền ra xem xét thông thuộc đường biển” [Tài liệu về Hoàng Sa, VNA, 1988, trang 3].

Chỉ từ giữa thế kỷ 19, các chính quyền của Việt Nam mới ghi nhận sự có mặt của ngư dân Trung Quốc tại khu vực quần đảo. Cùng lúc đó, theo sử ký Việt Nam, trên một hòn đảo thuộc quần đảo, đã phát hiện ra một ngôi chùa rất cổ; trên tấm bia đá ở mặt trước có khắc dòng chữ Hán “Vạn Lý Trường Sa” [Đại Nam Thực lục, tập 16, trang 309]. Tuy nhiên, xét về việc hai nước cùng sử dụng một kiểu chữ vào lúc đó, khó có thể nói chính xác rằng ngôi chùa này được xây bởi người Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa, không một học giả nào (có lẽ chỉ có học giả Trung Quốc) có thể tìm ra bằng chứng xác đáng về sự có mặt của người Trung Quốc từ thời xa xưa. Ngư dân Trung Quốc đầu tiên đến quần đảo Trường Sa là năm 1867 [Heinzig, 1976, trang 23].

Đến năm 1836, đại sử ký của Việt Nam đều ghi chép việc đơn vị đặc biệt được cử đến Hoàng Sa theo lệnh của vua Việt Nam, tại một trong các hòn đảo, xây một tấm bia dài 5m trên đó đề rõ người làm chủ hòn đảo. Dòng chú thích ghi rằng quần đảo này thuộc về Việt Nam [Đại Nam Thực lục, tập 18, trang 30- 31].

Điểm cực nam của Trung Quốc là mũi Thanh Châu

Sau Hiệp ước ngày 6/6/1884 về việc thiết lập chế độ bảo hộ Việt Nam, ngày 26/6/1887, Pháp ký Hiệp ước về biên giới với Trung Quốc. Hiệp ước này sau đó được Trung Quốc và Việt Nam diễn giải theo cách khác nhau. Hiệp ước này bao gồm một điểm quy định rằng các hòn đảo nằm ở phía đông của đường kinh tuyến 18° sẽ thuộc về Trung Quốc. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở phía đông đường kinh tuyến này, nhưng Hiệp ước trên không nói chính xác những hòn đảo nào nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước.

Những người chỉ trích Trung Quốc khi tiếp cận vấn đề này đều nói rằng đường phân định trong Hiệp ước không kéo dài xuống phía nam. Họ cho rằng trên thực tế, quy định và đường phân định này chỉ áp dụng cho những hòn đảo nằm trong phạm vi lãnh hải (khi đó là 3 hải lý), trong trường họp này, là những hòn đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Thực tế, Hiệp định trên không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa

Thẻ tre, bài gỗ, linh vị, chiếu cói và các hiện vật của binh phu Đội Hoàng Sa được lưu giữ khác tại bảo tàng ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những lập luận này rất chính xác và có giá trị đến hiện nay. Như đã đề cập trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản năm 1988 có tên “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế”, các triều đại Trung Quốc chưa bao giờ phản đối và thậm chí đã thực sự công nhận thẩm quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ví dụ, có thể mọi người còn nhớ về “đội Hoàng Sa” khi Trung Quốc giúp những ngư dân trên thuyền Việt Nam trở về Thuận Hóa (thuộc miền Trung Việt Nam), từ cảng Thanh Lan trên đảo Hải Nam. Những ngư dân này không hề bị bắt vì tội xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Khi Hiệp ước Pháp-Thanh được ký tại Thiên Tân năm 1884, Trung Quốc công nhận việc Pháp cai quản Việt Nam. Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp ở Việt Nam, chỉ có rất ít lần Trung Quốc nêu yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa; nhưng khi Paris hai lần đề nghị giải quyết tranh chấp (1937 và 1947), Trung Hoa Dân quốc đều từ chối đề nghị của Pháp. Năm 1894, Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”, trên đó thể hiện lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Trong lời chú thích của tấm bản đồ trên cũng nói rằng “Điểm cực nam của đất nước là mũi Thanh, tức Châu, phủ Quảng Châu, Quảng Đông, vĩ độ 18°13’ Bắc”. Trong một tác phẩm kinh điển của Tu Ke cũng viết rằng điểm cực nam của Trung Quốc là ở vĩ độ 18°13 ’ [Tu Ke, trang 13].

Các học giả Việt Nam cũng tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ một chứng cứ quan trọng khác phản bác lại lập trường của Trung Quốc. Năm 1899, tàu “Bellona” của Đức và tàu “Imedzhi Maru” của Nhật chở kiện hàng bằng đồng của Anh bị đắm tại vùng nước nông gần một nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vì kiện hàng bằng đồng này được tìm thấy trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phái viên của Anh tại Bắc Kinh đã yêu cầu chính quyền nhà Thanh bồi thường cho tổn thất này. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc không có trách nhiệm đối với kiện hàng bị mất vì quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc [Trần Minh Tiết, 1979, trang 13; Glob and Mail, 20.3.1974, 18, trang 13].

Từ năm 1925-1927, Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang cử tàu hơi nước “De Lanesan” đi nghiên cứu hải dương, địa chất và sinh học tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [Quần đảo Hoàng Sa... và Luật quốc tế, 1988, trang 4, Tóm tắt..., 1974, trang 2]. Theo kết quả tại nơi nhà địa chất học người Pháp tiến hành nghiên cứu, tầng đất bên dưới quần đảo Hoàng Sa là một phần của thềm lục địa của Việt Nam.

Về quần đảo Trường Sa, chính quyền Liên minh Đông Dương đã dần dần mở rộng sự kiểm soát của mình tới những hòn đảo này mà không gặp bất cứ phản đối nào từ phía Trung Quốc. Ngày 14/4/1930, theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương, thuyền trưởng De Lattre cùng tàu hơi nước “La Malisez” được cử ra Trường Sa để cắm cờ Pháp, xây cột mốc tại đây để khẳng định chủ quyền.

Từ năm 1930-1933, theo Tạp chí Official Journal của Cộng hòa Pháp ngày 26/7/1933 [Quần đảo Hoàng Sa... và Luật quốc tế, 1988, trang 5], trên phần lớn các đảo tại Trường Sa như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Tây, Loại Ta, đều có các đồn trú của Hải quân Pháp. Trên đảo Ba Bình còn có một biển báo với dòng chữ “Cộng hòa Pháp, đảo Ba Bình và các lãnh thổ phụ thuộc, 10/4/1933” [Viễn Đông, 1973]. Ngày 26/7/1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tuyên bố về sự sát nhập những hòn đảo này [Quần đảo Hoàng Sa...,Dossier II, 1981, trang 127]. Theo Nghị định ngày 21/12/1933, Toàn quyền Đông Dương đã sát nhập quần đảo Trường Sa thuộc quản lý hành chính của tỉnh Bà Rịa của Việt Nam.

Còn rất nhiều tài liệu khác được lưu trữ cho thấy trong hàng thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về Việt Nam ban đầu là một phần của lãnh thổ quốc gia, sau đó là dưới quyền quản lý của Pháp như một phần lãnh thổ của Liên minh Đông Dương.

tang cuong cach tiep can khu vuc doi voi tranh chap tren quan dao hoang sa Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của ông Gregory Poling, Nghiên cứu sinh của Tổ chức Sumitro, nghiên cứu các vấn ...

thu doan ngu phu tau la cua trung quoc nham cuong doat quan dao hoang sa cua viet nam Thủ đoạn “Ngư phủ - Tàu lạ” của Trung Quốc nhằm cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Từ ngày 19/6-21/6/2014, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật Lịch sử". Thạc sỹ Lưu Anh ...

chuyen gia australia quan chuc philippines phan doi trung quoc doi quan ly hoang sa va truong sa Chuyên gia Australia, quan chức Philippines phản đối Trung Quốc đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 19/4, Giáo sư Carl Thayer, Australia gọi hành động mới đây của Trung Quốc là "khiêu khích", "bất hợp pháp" và không có cơ ...

Hải Doan
Nguồn:

Tin bài liên quan

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Hướng về Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025–2030, cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng – từ đất liền đến đảo xa – đang nỗ lực thi đua lập thành tích, gửi trọn niềm tin, kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Quảng Nam: Triển lãm nhiều bản đồ, tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa

Quảng Nam: Triển lãm nhiều bản đồ, tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 15/10, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND xã Duy Hải ( huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Thanh niên kiều bào giao lưu tiếng Việt để "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Thanh niên kiều bào giao lưu tiếng Việt để "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Trại hè Việt Nam 2025, tối 23/7, tại Nghệ An, trên 100 thanh niên kiều bào đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia Chương trình giao lưu tiếng Việt với chủ đề “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”. Chương trình thể hiện khát vọng kết nối, đoàn kết và phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế...

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.