
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...

GDP của Trung Quốc tăng 5,4% trong quý I/2025
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/04, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc quý I/2025 đạt 318.758 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 5,4% so với cùng kỳ và tăng 1,2% so với quý IV/2024.

Lời giải nào giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2025?
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công tác cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp là những "chìa khóa" then chốt, giúp tăng khả năng hấp thụ vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân để từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hà Nội: Doanh nghiệp nhà nước tiên phong, góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số
Ngày 15/4, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

5 địa phương bứt phá tăng trưởng quý I/2025
Quý I/2025, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 6,93%. Trong số 43 địa phương vượt mức tăng trưởng trung bình của cả nước, các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Lai Châu xếp vị trí dẫn đầu.

Tạo điều kiện, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, vươn lên ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

Chú trọng vai trò kinh tế tư nhân trong thực hiện "bộ tứ chiến lược"
Theo Thủ tướng, việc phát triển kinh tế tư nhân cần đặt trong thực hiện "bộ tứ chiến lược", gồm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Đà Nẵng: Tăng trưởng bền vững thông qua đối ngoại nhân dân
Sau thành công của Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác diễn ra vào 2025, thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt trong ngoại giao kinh tế và đối ngoại nhân dân, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Dù khó khăn, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8%
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 8% trở lên trong năm 2025.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá
Việt Nam đang trên hành trình trở thành nền kinh tế có thu nhập cao với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: "Mệnh lệnh của trái tim"
Tại Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xóa nhà tạm và nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đây là “mệnh lệnh của trái tim” và “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Đến hết tháng 10/2025, cả nước phải cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Động lực nào giúp GDP Việt Nam đạt 8%?
Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường của VinaCapital - ông Michael Kokalari cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nếu giải ngân đúng tiến độ và hiệu quả.

Đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết như vậy tại cuộc gặp đoàn đại biểu các doanh nghiệp nước ngoài ngày 28/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Mỹ có thể giảm thuế nếu Trung Quốc đồng ý thỏa thuận bán TikTok
Ngày 26/3, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể giảm thuế đối với Trung Quốc để đổi lấy sự chấp thuận của Bắc Kinh trong thương vụ bán nền tảng mạng xã hội TikTok.

Thuế quan của Tổng thống Trump khiến người tiêu dùng Mỹ lo lắng
Những lời đe dọa thuế quan thất thường của Tổng thống Donald Trump đang gây ra biến động lớn trong tâm lý người tiêu dùng, đe dọa đến cam kết củng cố nền kinh tế Mỹ vốn đang suy yếu.

Ba hệ lụy từ chính sách thuế quan Mỹ
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm nay, chính quyền Mỹ liên tục sử dụng thuế quan như một công cụ gây áp lực lên các đối tác thương mại chính. Điều này buộc các quốc gia liên quan phải thực hiện các biện pháp đáp trả nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Chính sách thuế quan của Mỹ không chỉ phá vỡ quy tắc vận hành của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra bất ổn lớn mà còn gây tổn hại cho chính nền kinh tế và uy tín của Mỹ.

Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực
Nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nông sản từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/3. Việc này có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực hay không? Chuyên gia kinh tế Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia Trung Quốc Vương Liêu Vệ đã đưa ra phân tích về vấn đề này...

Châu Âu lo ngại hiệu ứng lan tỏa từ 'suy thoái Trump'
Giới chuyên gia châu Âu lo ngại chính sách đơn phương ngày càng leo thang của Mỹ không chỉ đẩy nền kinh tế nước này rơi vào nguy cơ “suy thoái Trump” hoặc thậm chí “lạm phát đình trệ”, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa tiêu cực toàn cầu. Châu Âu, vốn đang trên đà phục hồi kinh tế mong manh, có thể chịu cú sốc nghiêm trọng, thậm chí đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ công mới trong khu vực đồng euro.

Lật ngược thế cờ: Chính sách thuế quan của Trump thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc
Việc chính quyền Mỹ gần đây đóng băng viện trợ nước ngoài, tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc và áp thuế với Canada, Mexico đã gửi đi thông điệp rõ ràng về chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Sự thay đổi này tạo cơ hội để Trung Quốc mở rộng quan hệ kinh tế và chính trị trên toàn cầu.

Chính sách thương mại Mỹ: 'Gậy thuế quan' hay là 'gậy ông đập lưng ông'?
Từ ngày 12/3, Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, dẫn đến làn sóng chỉ trích và bất mãn từ nhiều quốc gia. Những ngày gần đây, nhiều nước đã đưa ra biện pháp đáp trả, phong trào tẩy chay hàng hóa Mỹ đang gia tăng mạnh mẽ ở một số quốc gia. Chính sách "gậy thuế quan" không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác mà còn gây hại cho chính nền kinh tế Mỹ, đe dọa uy tín và triển vọng tăng trưởng.