Sim "rác", "cuộc gọi rác" sắp hết đường quấy nhiễu người dùng điện thoại?
![]() |
Ngày 6/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác TT-TT 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm cho biết vấn đề SIM "rác" cũng như những loại "rác viễn thông" phát sinh như tin nhắn "rác", cuộc gọi "rác" sẽ được cơ quan chức năng xử lý căn bản vào cuối năm 2020.
Đồng thời, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục thanh tra diện rộng, chấn chỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp nếu còn tiếp diễn tình trạng SIM "rác" trên thị trường - Thứ trưởng Tâm nhấn mạnh.
Việc dọn "rác viễn thông" cũng mở đường cho những dịch vụ viễn thông mới như Mobile Money sắp được triển khai thí điểm.
![]() |
Sim "rác" bày bán công khai tại TP.HCM (Ảnh: Đào Ngọc Thạch/Thanh Niên) |
Trước đó, từ 1/7, Cục Viễn thông, Bộ TT-TT đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi "rác".
Cụ thể, Cục Viễn thông đã gửi công văn, đề xuất nhiều giải pháp để phối hợp cùng nhà mạng triệt tiêu tình trạng phát tán cuộc gọi "rác" gây ảnh hưởng tới người dùng.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ TT-TT cũng đề xuất người dùng sẽ nhập số Chứng minh nhân dân một lần khi nạp thẻ để cập nhật thông tin thuê bao. Đây là động thái nhằm siết quản lý SIM "rác" cũng như cập nhật lại thông tin thuê bao chính chủ.
Theo kết quả thanh tra quản lý thông tin thuê bao vừa qua của Thanh tra Bộ TT-TT, các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gmobil đã để xảy ra nhiều trường hợp một người dùng Chứng minh thư nhân dân đăng ký nhiều sim. Viettel ký 35.960 hợp đồng cộng tác viên với các cá nhân không phải là nhân viên của Viettel để triển khai điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động...
Lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính đối với 5 nhà mạng hơn 777 triệu đồng, tịch thu 6.900 sim được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ.
Mỗi người dân có 1 smartphone, mỗi gia đình có 1 đường cáp quang Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết ngành TT-TT đã hoàn thành mục tiêu kép đề ra trong 6 tháng đầu năm, bất chấp sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Việt Nam thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G Make in Việt Nam, dự kiến thương mại hoá một số thiết bị 5G mang thương hiệu Việt Nam vào cuối năm 2020. Từ nay đến hết năm 2020, Bộ hỗ trợ hướng dẫn để 100% các địa phương lập kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thế hệ mới; nâng tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng thụ động lên 17-20%. Bộ cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp để đảm bảo mỗi người dân sẽ có 1 máy điện thoại thông minh (smartphone), mỗi gia đình có 1 đường cáp quang nhằm tạo tiền đề cho chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và chính phủ điện tử. |
![]() Từ tháng 6, Viettel, MobiFone và VinaPhone sẽ dừng bán bộ hòa mạng tại các đại lý ủy quyền. Để mua SIM, người dùng di động ... |
![]() Với tổng số hơn 130 triệu thuê bao di động, Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ thuê bao viễn thông ... |
![]() TĐO - iPhone Xs và Xs Max mặc dù không có thay đổi vượt trội nào so với iphone X. Đây là lần đầu tiên ... |
Tin bài liên quan

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người

Nhiều nước ở châu Âu "siết" sử dụng smartphone trong trường học

Tháng 9/2024 dừng công nghệ 2G: Số phận hơn 11 triệu thuê bao dùng điện thoại "cục gạch" ra sao?
Đọc nhiều

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Bốn kết quả nổi bật trong chuyến thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Tổng Bí thư Tô Lâm

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
