--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
17:06 | 23/05/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tại sao nằm trên mỏ dầu khổng lồ trữ lượng lên tới 850 triệu thùng, nhưng Lebanon lại không thể khai thác một giọt dầu nào?

Mới đây, chính phủ Lebanon đã công bố danh sách cuối cùng các công ty có đủ điều kiện tham gia đấu thầu giấy phép thăm dò và khai thác dầu khí tại nước này diễn ra vào tháng 9/2017.

Thông tin này nghe có vẻ lạ bởi với trữ lượng ước tính 850 triệu thùng dầu và 96 nghìn tỷ khối khí đốt nhưng đến tận bây giờ Lebanon vẫn chưa thể khai thác được dầu mỏ như những nước trong khu vực như Ai Cập, Israel hay Đảo Síp. Thậm chí, quốc gia này có khoản nợ công lên đến 140% GDP dù nằm trên mỏ dầu khổng lồ.

Nguyên nhân chính của tình trạng này liên quan đến chính trị khi chính phủ phải trải qua 2 bước để có thể khai thác dầu mỏ làm giàu cho đất nước. Đầu tiên, chính phủ phải phân vùng các khu kinh tế để xác lập tọa độ khai thác, tiếp đó họ sẽ phải đàm phán phân chia lợi nhuận với những công ty khai thác.

Dẫu vậy, kể từ vụ ám sát Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005, các phe phái tại Lebanon gồm nhóm hồi giáo dòng Sunni, Shia và Kitô giáo đã có nhiều tranh cãi cùng xung đột nhằm tranh giành ảnh hưởng trong nghị viện dẫn đến sự trì trệ trong khai thác dầu mỏ.

Dù được phát hiện có dầu mỏ vào năm 2009 nhưng những cuộc tranh cãi tranh giành quyền lực tại Lebanon diễn ra gay gắt hơn cả cuộc nội chiến Syria khi các bên không đồng ý về cách quản lý dòng người tị nạn, cách phân chia lợi nhuận và khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ.

Thậm chí, Lebanon đã không có tổng thống trong vòng 29 tháng kể từ tháng 5/2014, làm trì hoãn những quyết định quan trọng trong khai thác dầu mỏ. Kể từ cuộc kiểm định 46 doanh nghiệp dầu mỏ năm 2013, Lebanon chưa từng tổ chức một cuộc đấu giá quyền khai thác nào.

Chiến thắng của nhà lãnh đạo Michel Aoun vào tháng 10/2016 đã góp phần làm giảm bế tắc cho Lebanon. Nhiều nghị định kinh tế được thông qua vào tháng 1 năm nay và một cuộc tuyển chọn những công ty khai thác được diễn ra ngay sau đó. Tuy vậy, chính phủ Lebanon vẫn còn nhiều thách thức phải đương đầu phía trước.

Một số khu vực Lebanon đưa ra đầu thầu khai thác nằm trong vùng lãnh thổ mà Israel tuyên bố và hiện 2 quốc gia này đang tranh cãi về quyền được khai thác dầu mỏ trên vùng biển này.

Ngay sau tuyên bố đấu thầu khai thác của Lebanon với vùng lãnh thổ có diện tích 860 km2, Israel đã đưa ra một đạo luật khẳng định quyền khai thác của mình trên vùng lãnh hải này, một động thái mà người phát ngôn Nghị viện Lebanon, ông Nabih Berri cho là “một lời tuyên chiến với Lebanon”.

tai sao nam tren mo dau khong lo tru luong len toi 850 trieu thung nhung lebanon lai khong the khai thac mot giot dau nao

Trong tình hình căng thẳng hiện nay, nhiều khả năng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ chờ đợi chứ chưa vội đổ cả triệu USD vào khai thác. Bởi vậy, nhiều khả năng Lebanon nằm trên mỏ dầu nhưng vẫn chưa thể khai thác ngay trong thời gian tới.

Lợi ích của các công ty đã thúc đẩy chính phủ Mỹ cố gắng hòa giải quan hệ của 2 quốc gia trên, vốn không có quan hệ ngoại giao lẫn nhau nhưng có vẻ không thành. Những lời kêu gọi giải quyết hòa bình thông qua hội đồng Liên hiệp quốc cũng không được chú ý đến.

Tồi tệ hơn, ngay cả khi mọi chuyện được hòa giải và Lebanon bắt đầu khai thác, quốc gia này cũng gặp khó trong việc tìm kiếm khách hàng bởi những nhà cung cấp như Ai Cập, Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm lĩnh thị phần trong khu vực.

BT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới