--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:00 | 01/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tản mạn chuyện hổ năm Dần

Với hơn một nghìn câu ca dao, tục ngữ liên quan và hình tượng được khắc trên mặt trống đồng Đông Sơn, có thể nói hổ đã có mặt trong rất nhiều lĩnh vực đời sống con người từ hơn hai nghìn năm trước.
Linh vật năm Nhâm Dần liên tiếp xuất hiện khiến người dân thích thú Linh vật năm Nhâm Dần liên tiếp xuất hiện khiến người dân thích thú
Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 6,2 triệu liều vaccine COVID-19 trước thềm Tết Nguyên đán 2022 Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 6,2 triệu liều vaccine COVID-19 trước thềm Tết Nguyên đán 2022

Theo lịch can – chi, hổ là đại biểu của địa chi Dần (thứ ba) trong 12 địa chi, tượng trưng cho sức mạnh, là một trong Tứ Thánh thú cai quản hướng Tây, với đầy đủ tính nguyên hợp của nhiều tín ngưỡng khác nhau (tốt - xấu, thiện - ác, chính – tà) và có sức mạnh trấn áp tuyệt đối, đầy uy quyền đối với các thế lực đối lập.

Hình tượng hổ thường gắn với biểu tượng thần thánh, vua chúa; là đại biểu của công bằng, đạo lý và sự che chở, bảo hộ. Hổ là chúa tể của rừng núi, có vai trò thống trị trong giới động vật nên được người dân nhiều quốc gia phương Đông thần thánh hóa, thờ phụng như phúc thần bảo hộ sinh linh, chủ trì công bằng, đạo lý.

Tranh Xích Hổ - thuộc dòng tranh Hàng Trống.
Tranh Xích Hổ - thuộc dòng tranh Hàng Trống.

Ở nhiều nước phương Đông, nói đến hổ trước hết là nói đến sức mạnh trấn áp và bảo hộ, là bộ phận cấu thành của nhà nước. Nội các triều đình phong kiến ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… thường được tổ chức theo nguyên tắc “hai ban văn võ”. Ban văn thuộc Thanh Long (bên trái, phía đông), ban võ thuộc Bạch Hổ (bên phải, phía Tây). Các quan được phân chia theo hai ban và trong tất cả các buổi thiết triều (giao ban) đều theo Thanh Long – Bạch Hổ mà bố trí.

Ban văn phụ trách các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao… Ban võ chuyên trách về an ninh, luật pháp, quốc phòng. Hai ban văn võ (long hổ) còn là đại biểu của âm dương, ngũ hành hài hòa trong tổ chức nhà nước.

Bạch Hổ là đại biểu của quân đội hùng mạnh, ngăn chặn kẻ thù bảo vệ đất nước, duy trì trị an, cai quản tù ngục, trấn áp sự tàn bạo để bảo vệ dân chúng. Do đó, tất cả các danh xưng có chữ hổ trước hết đều liên quan đến sức mạnh, quân đội, thuộc về quân sự: Hổ trướng, bạch hổ đường (nơi điều binh), phương bạch hổ (hướng Tây), hổ phù (biểu tượng của tướng), hổ bôn (đội quân dũng mãnh, cánh quân bên phải), nanh vuốt hổ, hổ quyền (võ hổ).

Ở những nơi thờ tự, đền miếu, trang trí vật dụng, nhà ở, mồ mả… nếu có hình tượng hổ thì hầu hết đều thể hiện là nơi chủ trì công đạo, tinh thần võ đức hoặc nghề nghiệp, chức vụ liên quan đến ban võ.

Đối với nhiều bộ tộc, hổ được thờ phụng với tư cách là thần khai tổ, tảo trừ các loài yêu ma, quỷ quái và mang lại những điều tốt lành, may mắn. Hình thức thờ phụng loài hổ hết sức đa dạng, tùy theo tập quán văn hóa của các cộng đồng, đặc trưng thiên nhiên mang tính vùng miền.

Phần lớn những bộ tộc thờ linh vật (Totem giáo) đều thờ hổ như tổ tiên của dân tộc họ, một số bộ tộc khác thờ hổ như thánh thiêng trong các nghi lễ thần bí. Tuy nhiên, đại bộ phận các dân tộc đều thờ hổ trong không gian sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng như đình, đền, miếu, chùa; đặt tượng trước cửa, treo tranh, điêu khắc trên các bức phù điêu, bình phong, vật trang trí… thậm chí đeo nanh vuốt, răng hổ như bùa hộ mệnh.

Ở nước ta các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian đã tìm thấy hơn một nghìn câu tục ngữ, ca dao liên quan đến hổ. Hình tượng hổ có trên mặt của nhiều trống đồng Đông Sơn cách nay 2.500 – 3.000 năm lịch sử.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đến nay ở hầu hết các địa phương trong cả nước đều có các hoạt động văn hóa, tâm linh liên quan đến hổ. Hình tượng hổ được thể hiện trong hầu hết các loại hình văn hóa – nghệ thuật, các công trình kiến trúc, nhất là kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng.

Tập quán thờ hổ ở nước ta phổ biến không kém so với thờ rồng (Thìn) – một địa chi có sức mạnh sánh ngang hổ và cùng hổ tạo thành hai trụ cột của một quốc gia hay một đối tượng cụ thể nào đó cần được phù giúp, bảo hộ.

Không riêng ở miền núi (địa bàn của hổ), nhiều địa phương miền biển như Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa… cũng có đền thờ và tập quán thờ hổ. Hình tượng hổ phổ biến nhất ở các không gian sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc hình thành và phát triển dòng tranh thờ Hàng Trống (Hà Nội) khoảng 400 năm trước và những bức tranh tam hổ, ngũ hổ trong dòng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) là minh chứng rõ ràng nhất về tập quán thờ hổ.

Hổ đi vào ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, ngụ ngôn, thơ ca… như một mảng đề tài rộng lớn, hấp dẫn và mang màu sắc huyền bí. Tranh ngũ hổ của dòng tranh thờ Hàng Trống đến ngày nay vẫn còn là một bí ẩn tâm linh lớn, với nhiều quan điểm lý giải khác nhau trong giới nghiên cứu.

Đối với các nhà phong thủy thì tranh ngũ hổ Hàng Trống là sự kết tinh cao độ của quan niệm âm dương – ngũ hành, quy luật chu chuyển của nó cũng hoàn toàn chính xác và dễ minh thị. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu văn hóa – nghệ thuật thì vẫn nhiều “tồn nghi”.

Song song với hệ thống kiến trúc thờ tự là hoạt động lễ bái, cầu đảo nhằm đạt được sự bảo hộ của thần hổ. Đầu xuân dán tranh hổ hai bên cổng (cửa), treo tranh hổ trong nhà, đặt tượng hổ trước cửa… với niềm tin hình tượng hổ giúp khu trừ ma quỷ, mang lại điều tốt lành cho gia đình. Đương nhiên, gắn liền với các hoạt động này là hàng loạt yêu cầu, tiêu chí, nghi thức về bút vẽ, giấy vẽ và người vẽ tranh; phương pháp làm bùa, chú, cách bài trí như bùa hộ thể, bùa ngải, lễ Ông (hổ), phương hướng, thời gian, tuổi chủ nhà treo (dán) tranh…

Quan niệm dân gian Việt Nam cũng như một số cộng đồng cư dân vùng Đông Á, Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á, có hình hổ trấn giữ trước cửa thì tà ma không dám xâm nhập, hình tượng hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, trở thành “thần tướng giữ đền” và được khách thập phương kính ngưỡng, tế bái; đền miếu có hình hổ, tượng hổ nhằm ngăn chặn các hành vi ngỗ ngược của những kẻ vô đạo, buộc người ta không dám suy nghĩ xấu xa, tham ác và phải ngay ngắn trang phục, thái độ trước khi vào đền, miếu.

Gắn với võ đạo nên trong quan niệm truyền thống của người Việt hình tượng hổ còn là sự biểu hiện của tiết nghĩa. Trong các câu chuyện ngụ ngôn, các sự tích, tinh thần đó được nhân cách hóa rất cụ thể: hổ trả ơn, hổ nuôi con người, hổ cứu giúp người diệt ác thú, hổ dạy võ cho người, hổ chủ trì sự công bằng… Điển hình như truyện Tống Trân - Cúc Hoa, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Ngôi đền giữa biển…

Quan niệm văn hóa – tín ngưỡng về hổ là một trong những biểu hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Khát vọng công lý, tiêu diệt cái ác, xả thân vì nghĩa là cội nguồn của sức mạnh để chúng ta xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong nững nét đặc sắc truyền thống văn hóa Việt.

Năm 2022: Lao động Việt Nam Năm 2022: Lao động Việt Nam "rộng cửa" làm việc tại nước ngoài
Cách làm mứt nho khô thơm ngon đón Tết Cách làm mứt nho khô thơm ngon đón Tết
Phan Vũ
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hàng vạn du khách hướng về quê Bác dịp 30/4-1/5

Hàng vạn du khách hướng về quê Bác dịp 30/4-1/5

Theo thống kê sơ bộ, trong dịp nghỉ lễ này trung bình mỗi ngày tại quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) gồm Khu mộ bà Hoàng Thị Loan, quê nội và quê ngoại Bác đón từ 800-1.000 đoàn với 15.000-20.000 khách trong nước và quốc tế tới tham quan.
Thanh niên kiều bào thăm quê Bác

Thanh niên kiều bào thăm quê Bác

Tiếp tục hành trình Trại hè Việt Nam 2019, hơn 150 thanh niên, sinh viên kiều bào đã có một hành trình ý nghĩa về thăm quê Bác Hồ (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) vào ngày 14/7.
Cận cảnh hoang tàn sau cháy rừng ở Nam Đàn

Cận cảnh hoang tàn sau cháy rừng ở Nam Đàn

Mặc dù các đám cháy tại xã Nam Kim, Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) được khống chế nhưng đã để lại hậu quả hết sức nặng nề với nhiều diện tích rừng bị thiêu trụi.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND