--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
18:39 | 31/10/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tân Thủ tướng Anh có thoát khỏi “vết xe đổ”?

Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã được xác định là sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo ở “xứ sở sương mù”, nhưng những vấn đề trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn còn nguyên và hơn thế, ông Sunak còn phải đối mặt với áp lực từ cú “quay xe” chính sách mà người tiền nhiệm để lại.
Bà Theresa May sắp trở thành tân thủ tướng Anh Bà Theresa May sắp trở thành tân thủ tướng Anh
TĐO - Sau khi đối thủ duy nhất của mình đột ngột rút lui, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May sẽ sớm được chỉ định để trở thành tân thủ tướng Anh, thay thế cho ông David Cameron.
Tân Thủ tướng Anh cam kết sẽ giải quyết bất công về thu nhập trong xã hội Tân Thủ tướng Anh cam kết sẽ giải quyết bất công về thu nhập trong xã hội
TĐO - Hôm 13/7 (giờ địa phương), bà Theresa May đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Anh, trong bối cảnh nước này đang phải chuẩn bị cho tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit).

Kỳ vọng vào gương mặt mới

Ngày 24/10, ông Graham Brady, Chủ tịch Ủy ban 1922 (cơ quan giám sát việc bầu lãnh đạo của đảng Bảo thủ Anh), tuyên bố cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền. Ông Brady cho biết: Ông Sunak là ứng cử viên duy nhất đạt đủ số phiếu ủng hộ tranh cử lãnh đạo. Điều này đồng nghĩa với việc ông Rishi Sunak sẽ trở thành Thủ tướng thứ 57 của Anh. Trên mạng Twitter, Thủ tướng Anh tạm quyền Liz Truss đã gửi lời chúc mừng và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ ông Sunak.

Dự kiến, vào 9 giờ sáng 25/10 (theo giờ địa phương), bà Truss sẽ chủ trì phiên họp nội các, sau đó sẽ tới Cung điện Buckingham tấn kiến Vua Charles III chính thức đệ đơn từ chức. Tiếp tới, ông Sunal cũng tới Cung điện Buckingham tấn kiến Vua Charles III. Sau khi chấp nhận cho bà Truss từ chức, Vua Charles III sẽ bổ nhiệm ông Sunak vào vị trí thủ tướng Anh. Nếu không có gì bất ngờ, vào khoảng 11 giờ 35 phút ngày 25/10, ông Sunak chính thức trở thành Thủ tướng Anh, sau đó sẽ về văn phòng ở số 10 phố Downing đưa ra tuyên bố đầu tiên trên cương vị lãnh đạo chính phủ.

Tân Thủ tướng Anh có thoát khỏi “vết xe đổ”?
Thủ tướng Anh Sunak

Ông Sunak được đào tạo tại Đại học Oxford, từng là giám đốc một ngân hàng đầu tư. Khi còn làm Bộ trưởng Tài chính (24/7/2019 – 13/2/2020), ông Sunak được cho là đã chèo lái nền kinh tế Anh vượt qua đỉnh dịch COVID-19 với một “bàn tay tài chính an toàn”. Sau khi được lựa chọn, ông Sunak được kỳ vọng sẽ đưa nền kinh tế Anh thoát khỏi tình trạng hỗn loạn gây ra bởi cái gọi là “ngân sách nhỏ” do người tiền nhiệm hậu thuẫn.

Trong phát biểu đầu tiên sau khi trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ, ông Sunak cũng tuyên bố sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo ổn định kinh tế. Quả thật, ở thời điểm hiện tại, thị trường tài chính chứng khoán của Anh đang trong cảnh xáo trộn mạnh mẽ. Đây là hệ quả của chương trình "ngân sách nhỏ" với các biện pháp cắt giảm thuế trị giá lên tới 45 tỷ bảng do việc bà Truss và Bộ trưởng Tài chính dưới quyền là Kwasi Kwarteng đưa ra.

Kế hoạch của bà Truss đã làm các nhà đầu tư mất niềm tin nghiêm trọng vì không đưa ra được kế hoạch chi tiết để bù đắp phần thâm hụt thu ngân sách do giảm thuế. Làn sóng bán tháo trái phiếu chính phủ diễn ra khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt, gây nên cuộc khủng hoảng thanh khoản tại các quỹ hưu trí của Anh. Đồng bảng Anh lao dốc, thị trường chứng khoán cũng chao đảo, buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải can thiệp khẩn cấp bằng chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 65 tỷ bảng.

Tân Thủ tướng Anh có thoát khỏi “vết xe đổ”?
Tân Thủ tướng Anh cam kết “sửa chữa những sai lầm” của người tiền nhiệm Liz Truss và giải quyết “cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc” của nước Anh - Ảnh: BBC

Trong khi đó, ngay sau khi thông tin ông Sunak sẽ trở thành Thủ tướng Anh loan đi, thị trường nước này đã có phản ứng tích cực. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm 28 điểm cơ bản và chỉ số FTSE tăng 0,6%. Chứng khoán Âu - Mỹ cũng đồng loạt tăng điểm. Nguyên nhân được cho là sau khi trở thành Thủ tướng Anh, ông Sunak vẫn giữ nguyên ghế Bộ trưởng Tài chính cho ông Jeremy Hunt, người mới được bổ nhiệm thay ông Kwasi Kwarteng sau cuộc khủng hoàng mang tên "ngân sách nhỏ". Ông Hunt đã thay đổi tất cả các chính sách kinh tế của bà Truss ngay sau khi thay thế người tiền nhiệm Kwarteng. Ông cũng là đồng minh thân cận của ông Sunak.

Câu chuyện cũ trong đảng Bảo thủ

Kể từ sau khi Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tới khi ông Sunak được chọn làm lãnh đạo đảng Bảo thủ, nước này có tới 4 thủ tướng, gồm ông David Cameron, bà Theresa May, ông Boris Johnson và bà Liz Truss. Tất cả đều không thể hoàn thành nhiệm kỳ và đều phải từ chức bởi áp lực trong đảng. Trước ông Sunak, bà Truss đã trở thành thủ tướng tại nhiệm ngắn nhất lịch sử, chỉ nằm quyền trong 44 ngày.

Ở tuổi 42, ông Sunak trở thành thủ tướng trẻ nhất của Vương quốc Anh trong 200 năm qua, nhưng cũng là vị thủ tướng thứ 3 của Anh trong chưa đầy 2 tháng. Những người tiền nhiệm của ông Sunak đều bất ngờ từ chức dù trước đó vài ngày tất cả đều nhấn mạnh rằng vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nghị sỹ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nội bộ đảng Bảo thủ.

Tân Thủ tướng Anh có thoát khỏi “vết xe đổ”?
BOE nhận định Anh đã rơi vào suy thoái - Ảnh: Getty Images

Sau Brexit, đảng Bảo thủ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ý thức hệ. Nội bộ đảng chia thành nhiều phe phái một số ủng hộ Brexit, một số ủng hộ ở lại EU, một số ủng hộ các chính sách phúc lợi xã hội, một số ủng hộ việc cắt giảm thuế. Hệ quả là đảng Bảo thủ đã mất đi sự đồng thuận, rất khó để có thể đưa ra được một nhân vật có khả năng dung hòa lợi ích khác nhau của các phe phái. Cuối cùng, bà Truss hay ông Sunak được chọn, không phải do có năng lực nổi trội, áp đảo tất cả, mà do với sự lựa chọn đó, các phe phái có thể tiếp tục phương thức đấu tranh quen thuộc của họ.

Thực tế này đặt nhà lãnh đạo chính phủ Anh vào thế chịu nhiều ràng buộc, không chỉ phải cân bằng các phe phái, mà còn phải quan tâm tới các nghị sỹ ngồi ở ghế sau (không phải là thành viên nội các). Một khi những nghị sỹ ngồi ghế sau “quay lưng”, chiếc ghế thủ tướng sẽ bị lung lay, sụp đổ. Thực tế này được thể hiện rõ qua quyết định của ông Johnson. Sau khi bà Truss từ chức, ông Johnson đã gấp rút trở về Anh từ kỳ nghỉ ở Caribbe và cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các nghị sĩ đảng Bảo thủ. Nhưng cuối cùng, ông đã từ bỏ nỗ lực trở lại số 10 phố Downing vì thấy rằng “không thể lãnh đạo hiệu quả trừ khi có một đảng thống nhất tại Quốc hội”.

Từ những gì bà Truss trải qua và đúc rút của ông Johnson có thể thấy bất cứ ai lên nắm quyền ở Anh vào thời điểm này không chỉ phải giải quyết khó tài chính kinh tế, mà còn phải đối mặt với thực tế là khó có được nền tảng chính trị vững vàng trong đảng Bảo thủ. Vì bà Truss đưa ra chương trình "ngân sách nhỏ" gây nhiều hệ luỵ, đảng Bảo thủ đã từ bỏ bà Truss giống như từng từ bỏ ông Johnson để vãn hồi uy tín. Giờ đây, cờ đã đến tay ông Sunak, không rõ ông sẽ phất thế nào và mang lại hiệu quả bao nhiêu, nhưng chuyện cũ trong đảng Bảo thủ buộc ông phải cân nhắc thận trọn. Khi tỉ lệ ủng hộ của cử tri đối với đảng Bảo thủ liên tục xuống thấp như hiện nay, bất cứ một “sai lầm” nào cũng có thể khiến ông Sunak phải trả giá về chính trị.

Ông Rishi Sunak sẽ trở thành Thủ tướng da màu gốc Ấn đầu tiên của Anh Ông Rishi Sunak sẽ trở thành Thủ tướng da màu gốc Ấn đầu tiên của Anh
Ngày 24/10, trang Reuters đưa tin ông Sunak đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ sau khi đối thủ chính của ông, lãnh đạo Hạ viện Penny Mordaunt đã không nhận được sự ủng hộ của 100 nghị sĩ Đảng Bảo thủ trước 2h chiều giờ địa phương.
Thủ tướng Anh điện đàm Tổng thống Pháp để hàn gắn quan hệ sau thương vụ tàu ngầm Thủ tướng Anh điện đàm Tổng thống Pháp để hàn gắn quan hệ sau thương vụ tàu ngầm
Theo thông cáo phát đi mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng song phương.
Nguyễn Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới