--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
11:45 | 18/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội cho ngân hàng nào?

Các ngân hàng có tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng cao, đã có tăng trưởng chi phí dự phòng và cải thiện chất lượng tài sản và có sự phục hồi mạnh mẽ của NIM trong năm 2024 sẽ có lợi thế tăng trưởng tín dụng trong năm nay.
Nguy cơ bong bóng tài chính nếu 2,5 triệu tỷ đồng đổ vào chứng khoán, bất động sản
BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội cho ngân hàng nào?

Hình minh họa.

Tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt 17 – 18%

Theo báo cáo mới công bố của Công ty Chứng khoán MB (MBS), tăng trưởng tín dụng năm 2025 được kỳ vọng đạt 17-18%, dựa trên giả định GDP tăng 7-8%. MBS chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy chính cho sự tăng trưởng này bao gồm sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất và tiêu dùng và giải ngân đầu tư công tiếp tục ở mức cao.

Theo MBS, cuộc chiến thương mại lần 2 có thể một lần nữa mang lại cơ hội cho các quốc gia thuộc nhóm “Trung Quốc +” như Ấn Độ, Đông Nam Á, ... Việc tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn trong năm 2024, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chậm của doanh số bán lẻ chỉ đạt 9,3% so với cùng kỳ, cho thấy dư địa tăng trưởng tiêu dùng đáng kể trong năm 2025. Chuyên gia kỳ vọng tín dụng bán lẻ sẽ đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nhờ nhu cầu gia tăng và mức nền thấp trong năm trước.

Trong khi đó, chi tiêu công năm 2024 đạt 86,4% kế hoạch năm, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Chuyên gia tin rằng kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% vào năm 2025 sẽ thúc đẩy Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự báo đạt khoảng 90% trong năm 2025. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và cải thiện sức mua của người dân.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia MBS cho rằng, một số ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm 2025 nếu đáp ứng một số điều kiện.

Thứ nhất là các ngân hàng có tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng cao trong năm 2024. Theo đó, các thành viên đã sử dụng hết hạn mức tín dụng cao trong năm 2024 sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc đảm bảo hạn mức tín dụng cho năm 2025.

Thứ hai là các ngân hàng đã có tăng trưởng chi phí dự phòng và cải thiện chất lượng tài sản. Việc gia tăng chi phí dự phòng trong năm 2024, kết hợp với việc cải thiện chất lượng tài sản, sẽ giảm bớt áp lực từ việc gia tăng nợ xấu trong năm 2025 khi tăng trưởng tín dụng ngân hàng bán lẻ phục hồi.

Thứ ba là ngân hàng có sự phục hồi mạnh mẽ của NIM (biên lãi ròng). NIM tăng cao trong năm 2024 sẽ giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, tạo lợi thế trong mở rộng tín dụng trong năm 2025.

Dự báo chi phí dự phòng tiếp tục ở mức cao trong năm 2025

Chi phí trích lập dự phòng trong quý IV/2024 tăng 3,6% so với cùng kỳ và 2,6% so với quý trước. Tính chung cả năm, mức tăng đạt 8,1% – cao nhất trong ba năm qua.

Tuy nhiên, có sự phân hóa giữa ngân hàng tư nhân và ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng tư nhân nhờ tăng trưởng thu nhập lãi thuần mạnh mẽ nên có thể linh hoạt gia tăng dự phòng (+27,6% trong quý IV/2024). Trong khi đó, nhóm ngân hàng quốc doanh chủ động giảm chi phí dự phòng (-27,9%) để đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận, với Vietcombank thậm chí hoàn nhập 32 tỷ VND trong quý IV/2024.

Lũy kế cả năm 2024, chi phí dự phòng của các ngân hàng niêm yết tăng 8,1% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức 2,6% của năm 2023. Chi phí tín dụng đạt 1,72% vào cuối năm 2024, giảm so với mức 1,80% vào cuối năm 2023.

Trong năm 2025, chuyên gia lo ngại việc tăng trưởng tín dụng được dẫn dắt bởi mảng ngân hàng bán lẻ có thể gia tăng nhiều nợ xấu hơn so với tín dụng doanh nghiệp. Vì vậy, các ngân hàng có xu hướng tăng cường dự phòng so với năm trước để giữ tỷ lệ nợ xấu thấp hơn năm 2024.

“Nhìn chung, chúng tôi dự báo chi phí dự phòng của các ngân hàng chúng tôi theo dõi sẽ tăng 16,9% so với cùng kỳ trong năm 2025, trong đó các ngân hàng quốc doanh dự báo sẽ có mức tăng thấp hơn, chỉ 12,6% so với cùng kỳ, do tín dụng phần lớn tập trung vào tín dụng doanh nghiệp. Các ngân hàng tư nhân có xu hướng đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ và các doanh nghiệp SME do ít lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng quốc doanh; do đó, họ có thể sẽ ghi nhận chi phí dự phòng sớm hơn trong khi các khoản vay doanh nghiệp mất thời gian để chuyển sang nhóm nợ xấu cao hơn”, chuyên gia MSB dự báo.

Chất lượng tài sản được cải thiện

Cuối quý IV/2024, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng niêm yết giảm 34 điểm cơ bản so với quý trước, xuống còn 1,91%, sau bốn quý liên tiếp tăng. Tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm 10,1%, trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm liên tục, còn 1,6%.

Theo chuyên gia, việc các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng song song với xử lý nợ xấu tích cực trong quý IV/2024 đã góp phần cải thiện chất lượng tài sản của toàn ngành trong năm 2024. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của ngân hàng niêm yết cải thiện trong quý IV/2024, đạt 91,6% vào cuối năm 2024 (+860 điểm cơ bản so với quý trước) nhờ tăng cường trích lập dự phòng và tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm.

Trong năm 2025, tỷ lệ nợ nhóm 2 kỳ vọng giảm sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp giảm áp lực gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng dự kiến nhanh hơn sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ xấu. Các ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập dự phòng và thu hồi nợ xấu trong năm 2024 được kỳ vọng sẽ gia tăng hoạt động cho vay trong 2025.

“Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng chúng tôi theo dõi có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bình quân xuống dưới 2% vào cuối năm 2025 (2024: 2.1%), giúp LLR vượt ngưỡng 100%. Với chi phí trích lập dự phòng dự kiến tăng 16,9%, việc kiểm soát chặt chẽ tốc độ gia tăng nợ xấu là cần thiết để đạt được cả hai mục tiêu: tăng trưởng tín dụng và cải thiện chất lượng tài sản”, chuyên gia MBS nhận định.

Nhiều đề xuất nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính sách nhân văn nâng đỡ người từng lầm lỡ khởi nghiệp

Chính sách nhân văn nâng đỡ người từng lầm lỡ khởi nghiệp

Nhờ chính sách nhân văn của Nhà nước, nhiều người chấp hành xong án phạt tù đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để khởi nghiệp, phát triển sản xuất, tạo việc làm và ổn định cuộc sống. Không chỉ giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, chính sách tín dụng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tái phạm tội, giữ gìn an ninh trật tự và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tập trung tối đa hỗ trợ nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tập trung tối đa hỗ trợ nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, khai thác các động lực tăng trưởng, đồng thời xử lý nợ xấu và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.
Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945-9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Liên bang Nga).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao