--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:16 | 15/08/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tây Thiên trong Tây du ký nằm ở đâu?

Bộ phim Tây du ký từ lâu đã trở nên thân thuộc đối với rất nhiều thế hệ khán giả Việt Nam, tuy nhiên đến nay vẫn không ít người thắc mắc về sự tồn tại của Tây Thiên. Vậy Tây Thiên mà thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh nằm ở đâu? Liệu địa danh này có thực ở ngoài đời hay không?
Mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quả Bệnh quai bị và những điều cần biết Phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết
tay thien trong tay du ky nam o dau
Tây thiên trong Tây du ký nằm ở đâu?

Tây Thiên mà thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh nằm ở đâu? Địa danh này có thực ở ngoài đời hay không?

Tây Du Ký” (1986) là một bộ phim rất thành công của đạo diễn Dương Khiết nói riêng và của điện ảnh Trung Quốc nói chung. Phim được xây dựng dựa trên tác phẩm văn học Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, kể về hành trình đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng. Trong suốt hành trình đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng đã phải trải qua 81 kiếp nạn mới đến được Tây Thiên để lấy kinh. Thế nhưng không ít khán giả thắc mắc rằng Tây Thiên nằm ở đâu?

Trong lịch sử, Đường Tăng là một nhân vật có thật. Ông chính là Đường Huyền Trang - sống trong triều đại nhà Đường.

Từ nhỏ Huyền Trang đã tỏ ra thông minh khác thường, mười một tuổi theo anh vào chùa học kinh, về sau lại còn đi các nơi để nghe các pháp sư cao tăng giảng kinh. Năm hai mươi mốt tuổi chính thức cắt tóc đi tu, từ đó lập chí, quyết tâm học cho kì được Phật pháp chân. Ông đi nhiều, đến đâu cũng thành tâm tìm tòi học hỏi ở các vị cao tăng.

Vài năm sau, trong tình hình ở Trung Quốc sinh ra rất nhiều tông phái với các cách giải Phật pháp khác nhau, không ai chịu ai, mà lại không có những bản kinh chân xác chính thống, Huyền Trang cảm thấy rất hoang mang. Do đó ông muốn đi tới nơi phát nguyên của đạo Phật, để được đọc kinh Phật nguyên bản, rồi sau đó sẽ đem về truyền bá ở Trung Quốc.

Năm thứ 3 niên hiệu Trinh Quan đời Đường Thái Tông tức là năm 629 sau Công nguyên, Huyền Trang bắt đầu cuộc hành trình muôn dặm tìm kiếm chân kinh.

Nơi phát nguyên của đạo Phật là ở đâu? Đó là Ấn Độ. Ấn Độ ở phía tây Trung Quốc nên mới nói rằng Huyền Trang Tây du cầu kinh. Dưới con mắt của các tín đồ đạo Phật thì nơi mà Phật tổ Thích Ca Mâu Ni sinh sống và sáng lập ra đạo Phật là đất thánh chẳng khác gì thiên đường, vì thế gọi nơi ấy là Tây Thiên.

Năm 647, ông đã quyết định đi Tây Thiên thỉnh kinh, suốt 14 năm du hành nghìn dặm, lặn lội, sưu tập kinh thư Phật giáo ở Ấn Độ với mong nguyện mang được bộ kinh thư hoàn hảo hơn về Trung Quốc. Trên đường đi, ông thu nạp thêm 3 đệ tử là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng.

Để có thể đến được Tây Thiên thỉnh kinh, trong hành trình ấy, thầy trò Đường Tăng phải kinh qua 81 khổ nạn, với đủ loại quỷ quái, yêu ma, danh, lợi, tình lôi kéo. “Tây Du Ký” kể rằng, quãng đường ấy dài đến “10 vạn 8 nghìn dặm”. Tính ra, đường đi ấy kéo dài tới 54.000 km theo cách tính hiện nay. Vậy là Đường Tăng đã đặt chân lên khắp các vùng Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ…

Tây Thiên chính là mảnh đất Phật, ở phía Tây Trung Quốc thời nay. Theo như trong Tây Du Ký thì điểm cuối cùng của Tây Thiên mà thầy trò Đường Tăng đặt chân đến chính là đất nước Pakistan ngày nay. Nằm cách thủ đô Islamabad của đất nước Pakistan chừng hơn 30km về phía Bắc có một thị trấn nhỏ tên gọi là Taxila. Đó là vùng đất có nhiều di tích quan trọng của Phật giáo có trên 3.000 năm tuổi.

Taxila phát triển chậm dưới triều đại Maurya và đạt đến đỉnh cao của mình dưới thời Đại đế Ashoka. Vào năm thứ 2 TCN, Phật giáo đã được thừa nhận là quốc giáo của Ấn Độ cổ. Phật giáo phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế trong hơn 1.000 năm sau đó.

Trong suốt quãng thời gian này, Taxila, Swat và Charsadda (Pushkalavati cũ) đã trở thành 3 trung tâm quan trọng về thương mại, văn hóa và học thuật.

Vào năm 1918, tại Taxila, Chính phủ Pakistan đã cho xây dựng Viện bảo tàng Taxila để lưu giữ và trưng bày các di vật khảo cổ về một thời vàng son của Phật giáo, về nền nghệ thuật điêu khắc Gandhara nổi tiếng thế giới. Năm 1980, Taxila được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Sau khi đến được “Tây Thiên”, Đường Tăng bắt đầu tìm thầy học đạo, tới nghiên cứu về Phật học tại đại học Na Lan Đà, trung tâm tu học Phật giáo lớn nhất Ấn Độ thời bấy giờ.

Phải vượt qua được chặng đường rất dài và gian khổ mới tới được Ấn Độ, Huyền Trang lại cỏn phải chịu thêm muôn vàn khổ hạnh, đi qua vài chục quốc gia nhỏ, tổng cộng mất thời gian ba năm mới tới được chùa Na Lan Đà.

Sau đó, ông lại mất mười ba năm dốc tâm nghiên cứu Phật pháp trong thời gian lưu lại tại Ấn Độ, tại đây Đường Huyền Trang thu thập được hơn 600 bộ kinh sách. Năm thứ 19 niên hiệu Trinh Quan, ông quyết định trở về Trung Nguyên, mang theo những bộ kinh Phật chính tông từ Tây Thiên và dành ra gần 20 năm nữa để phiên dịch 74 bộ kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán

Con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hoá Đông – Tây

Có một sự trùng hợp là con đường thiên lý sang Tây Thiên thỉnh kinh ấy của Đường Tăng lại cùng một tuyến với con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hoá Đông – Tây.

Vào hơn 1.400 năm trước đây, từ kinh đô Trường An của Trung Quốc, dù là đi về hướng Bắc hay đi về hướng Nam của con đường tơ lụa, cuối cùng đều sẽ tụ họp tại Pakistan. Đây cũng là trạm dừng chân quan trọng của các nhà buôn trên con đường tơ lụa. Từ nơi này tiến về phía Tây, là chính thức đi vào khu vực Trung Á và Châu Âu.

Các đội buôn từ Châu Âu và Trung Á nếu muốn tiến về phía Đông thì Taxila chính là trạm dừng chân đầu tiên của họ trước khi tiến tới đông thổ Đại Đường. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, thị trấn nhỏ này là một cánh cửa lớn cho mọi cuộc thông thương, du lịch từ Đông sang Tây. Trong tiến trình lịch sử gần 3.000 năm, thị trấn Taxila chính là một dấu mốc quan trọng nổi tiếng trên con đường tơ lụa trên lục địa Á – Âu.

Cũng trên con đường này, mỗi năm đế quốc La Mã cổ đã dùng một phần tư quốc khố của mình để mua “tơ lụa Trung Quốc” và vận chuyển về nước.

Giống ngựa Akhal-Teke thuần chủng nhất thế giới, có tốc độ cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai cũng được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần thông qua con đường tơ lụa này.

Bởi vậy con đường tơ lụa và thị trấn Taxila đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống bao đời nay của người dân từ Châu Âu sang Châu Á. Trên con đường tơ lụa này từ Châu Âu, Trung Á, các món hàng như tơ lụa, ngựa, trà, dưa hấu, lúa mì… đã không ngừng lưu chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại, như những dòng sông không bao giờ khô cạn tuôn chảy giữa những sa mạc khắc nghiệt vùng Trung Á.

Tin nên đọc:

tay thien trong tay du ky nam o dau Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Nam truyền thống.

tay thien trong tay du ky nam o dau Những phương pháp điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ ...

tay thien trong tay du ky nam o dau Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, đặc biêt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Bệnh ...

tay thien trong tay du ky nam o dau Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh thủy đậu là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không chữa trị cẩn thận nó sẽ để lại hậu quả là những biến ...

Minh Anh (Tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Ngày 9/5/2025, Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đó ông Phạm Hữu Hoa, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại chùa Tam Bảo, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Phật giáo góp phần thúc đẩy đoàn kết, hòa hợp toàn cầu

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Phật giáo góp phần thúc đẩy đoàn kết, hòa hợp toàn cầu

Ngày 7/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế tập trung làm rõ chủ đề chính của Đại lễ: "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Hàng không quốc tế rối loạn do xung đột Pakistan - Ấn Độ

Hàng không quốc tế rối loạn do xung đột Pakistan - Ấn Độ

Khu vực Nam Á đang ở trong tình trạng căng thẳng leo thang sau những động thái mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan ngày 7/5, đánh dấu một trong những diễn biến nghiêm trọng nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Tình hình này đã gây sự xáo trộn cho hệ thống hàng không quốc tế, khi nhiều hãng hàng không tại châu Á phải hủy hoặc điều chỉnh lộ trình bay đến châu Âu và Nam Á.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới