--> -->
Trang chủ Chuyện ngoại giao Đời sống đối ngoại
10:16 | 11/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về BBNJ:

Thắng lợi mới cho các nỗ lực ngoại giao và chủ nghĩa đa phương

Những đóng góp của Việt Nam trong việc thông qua BBNJ, tiếp tục thể hiện một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Hiến kế đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết Hiệp định về Biển cả
Phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về Hiệp định BBNJ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về Hiệp định BBNJ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Ngày 4/8 vừa qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết về Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), kết thúc quá trình đàm phán khó khăn, phức tạp kéo dài gần 20 năm..

Việc thông qua văn kiện này đã góp phần củng cố hệ thống các văn kiện dựa trên Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS 1982 trong quản trị các vùng biển và đại dương, đảm bảo phát triển bền vững cho tất cả các nước. UNCLOS đã đặt ra các quy định về quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học trên biển ở các khu vực ngoài vùng đặc quyền kinh tế...

Tuy nhiên, UNCLOS không đề cập cụ thể việc tiếp cận, sử dụng và chia sẻ lợi ích từ các nguồn đa dạng sinh học biển nằm ngoài những vùng thuộc quyền tài phán quốc gia.

Trong khi đó, đa dạng sinh học tại những vùng biển này đang đứng trước nhiều rủi ro, những loài sinh vật đặc biệt chỉ sống ở vùng nước sâu hoặc xa bờ, đem lại những giá trị to lớn về đa dạng sinh học và kinh tế.

Thế nhưng, thời gian qua, không có cơ quan hay tổ chức nào chịu trách nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ quản lý “kho báu” quan trọng song dễ bị tổn thương này. Việc bảo vệ các vùng biển quốc tế cũng vì thế mà từ lâu đã bị bỏ qua.

Sự ra đời của Hiệp định BBNJ được xem là một bước tiến lịch sử trên hành trình bảo vệ đại dương. Nhấn mạnh việc sự kiện thông qua BBNJ là một kỳ tích, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 Csaba Korosi cho rằng, các nước đã cùng nhau đặt nền móng cho việc quản lý tốt hơn và bảo vệ các đại dương cho thế hệ mai sau.

BBNJ được thông qua không chỉ khẳng định chiến thắng của ngoại giao và chủ nghĩa đa phương, mà còn là bước đi lịch sử chống lại các xu hướng hủy diệt đại dương, tiếp nối Công ước UNCLOS 1982 trong xây dựng và thực thi trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình, hợp tác, phát triển và môi trường trong sạch.

Đối với Việt Nam, BBNJ ra đời sẽ đem lại những cơ hội, thuận lợi mới cho đất nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn để Việt Nam tiếp tục vươn ra “biển lớn”, tạo đột phá trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đóng góp vào việc thông qua BBNJ, trong gần hai thập kỷ qua và cao điểm từ năm 2018, Đoàn đàm phán liên ngành của Việt Nam do Bộ Ngoại giao dẫn đầu đã tham gia tích cực vào các phiên đàm phán, có những đề xuất, đóng góp thực chất cho dự thảo văn kiện, lên tiếng vì lợi ích chung của các nước đang phát triển và thúc đẩy các nội dung của dự thảo văn kiện phù hợp với quy định của luật biển quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của đất nước.

Những đóng góp của Việt Nam trong việc thông qua BBNJ, tiếp tục thể hiện một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong các công việc chung của cộng đồng quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững cho tất cả các nước và thế hệ tương lai.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Khoá 77 tại New York, ngày 23/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Hà Lan, các Bộ trưởng Ngoại giao Sierra Leon, Guinea-Bissau và Malawi.
Việt Nam khẳng định cam kết thúc đẩy pháp quyền cấp độ quốc gia và quốc tế Việt Nam khẳng định cam kết thúc đẩy pháp quyền cấp độ quốc gia và quốc tế
Ngày 7/10, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 đã tổ chức phiên thảo luận toàn thể về chủ đề thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế với sự tham dự của gần 100 nước thành viên và các quan sát viên. Tại đây, Việt Nam đã khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Theo Báo TG&VN
Nguồn:

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024