--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
12:03 | 06/01/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma: 50 năm qua là một chặng đường tuyệt vời sánh vai bên nhau Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma: 50 năm qua là một chặng đường tuyệt vời sánh vai bên nhau
Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam được thiết lập từ năm 1972. Tuy nhiên, mối quan hệ hữu nghị và thân thiết của chúng ta đã bắt đầu từ trước mốc son đó. Chúng ta có mối liên hệ văn minh lâu đời hàng thiên niên kỷ, được thể hiện trong di sản chung về Phật giáo và văn hóa Chăm. Là những quốc gia hiện đại, độc lập, có chung lịch sử đấu tranh giành tự do khỏi ách thống trị của thực dân, có mối dây tình cảm mà các bậc lãnh tụ hai bên dành cho nhau, Ấn Độ và Việt Nam luôn có quan hệ tốt đẹp cùng với truyền thống giúp đỡ nhau trong khó khăn, thể hiện sự nhạy cảm trước những mối quan tâm và nguyện vọng của nhau đồng thời hỗ trợ công cuộc phát triển đất nước của hai bên.
Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, doanh nghiệp, thanh niên và các cơ quan chức năng Việt Nam cần nhanh chóng và quyết tâm, sáng tạo, thúc đẩy, hiện thực hóa các chương trình hợp tác với nước bạn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khởi nghiệp.

Kỳ quan nhân loại

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo… Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Viết trong sổ lưu niệm tại khu di tích Mỹ Sơn, ngài Ram Nath Kovind chia sẻ: "Đây là trung tâm hàng đầu về văn hóa Chămpa, người dân nước tôi đến đây rất nhiều. Tôi cảm ơn vì người dân Quảng Nam đã quý mến nhóm chuyên gia đất nước chúng tôi đang làm việc ở đó. Cảm ơn những người Quảng Nam đã giữ gìn Mỹ Sơn phát triển đến ngày hôm nay".

Kazik- người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên rằng “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại”.

Sự bừng cháy của một nền văn minh Chămpa rực rỡ

Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn được chọn làm - trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa.

Tại Mỹ Sơn, vua Bhadravaman đã xây dựng đền thờ, hành lễ, thờ tự. Nơi xác nhận với thần linh về sự trị vì của các đời vua Chămpa. Nơi đền tháp được dựng lên để tưởng nhớ những chiến thắng và những cuộc chinh phục vĩ đại, đồng thời cũng là nơi các vị vua sau khi chết, linh hồn họ được quy tụ với các bật thánh thần của đạo Hindu, đặc biệt là thần Shiva (đấng toàn năng), được coi là người sáng lập ra vương quốc Chămpa.

Đương thời, tín ngưỡng thần Shiva - đấng sáng tạo và hủy diệt của Ấn Độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Ngôi đền đầu tiên được dựng bằng gỗ, thờ thần - vua Bhadresvara là sự kết hợp theo dạng này (kết hợp tên thần Isvara - tức Siva - với tên vua Bhadravarman) thần được thờ dưới dạng biểu tượng bộ sinh thực khí. Bộ linga thờ này là biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền ở Đông Nam Á.

Con đường hải thương giữa Chămpa với các quốc gia cổ trung đại trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa.

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Thánh địa Mỹ Sơn, một kỳ quan của nhân loại.

Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ Sơn. Các vua sau đó chỉ cúng của cải và đồ tể tự. Vua Harivarman V và Giaya Indravarman III có xây thêm những đền tháp nhỏ ở Mỹ Sơn. Đến năm 1149, Giaya Harivarman I lên ngôi lập kinh đô mới ở ViJaya (Đồ Bàn, Bình Định) nhưng cũng cho tu bổ các thánh đường và dựng hai ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn. Vị vua tiếp nối Indravarman IV không xây dựng nhiều nhưng dâng vàng bạc trang điểm dát lên mái các đền tháp. Số lượng kim loại quý đã sử dụng lên tới 1.470 kg.

Năm 1234 đức vua Sri Jaya Paramesvaravaman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Kể từ đó, những tài liệu về sau Mỹ Sơn không thấy được nhắc đến. Từ Simhapura, hay cảng biển Đại Chiêm sầm uất, nhiều mặt hàng như vàng, trầm hương, ngà voi, hồ tiêu... những sản vật quý được trao đổi tạo nên con đường thông thương giữa Chămpa với bên ngoài, giữa miền ngược và miền xuôi. Những hoạt động này đã mang lại sự giàu có cho các vương triều Chăm xây dựng kinh thành và thánh đô Mỹ Sơn, đồng thời nơi giao thoa và tiếp biến những nền văn hóa khác nhau làm giàu tinh hoa dân tộc.

Di sản Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị đến hôm nay.

Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ đã kí kết Biên bản ghi nhớ về “Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa thế giới khu di tích Mỹ Sơn”. Theo đó, Ấn Độ tài trợ cho việc bảo tồn và tôn tạo các nhóm tháp tại Mỹ Sơn với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu USD. Những năm qua, nhờ thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn di sản gắn với hợp tác quốc tế sâu rộng, đã góp phần để Mỹ Sơn tồn tại và phát huy các giá trị tốt đẹp như ngày nay.

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó giám đốc Ban quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn cho biết, sau 5 năm (2017- 2021) thực hiện Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn đạt được những kết quả nhất định. Dự án đã hoàn thành trùng tu tháp K, khu H; lối tham quan và trưng bày hiện vật tại chỗ cũng đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch trong năm 2018, 2019. Các công trình thuộc khu A như tháp A8, A10, A11, tường bao, hệ thống thoát đã hoàn thành. Trong đó đáng chú ý là tái phát hiện và sắp xếp hoàn chỉnh đài thờ Mỹ Sơn A10 với Linga - Yoni liền khối lớn nhất trong điêu khắc kiến trúc Chămpa; hoàn thành 70% công việc trùng tu đền A1. Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Các chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trung tu, bảo tồn, tôn tạo thánh địa Mỹ Sơn.

Dự án có trang trí các hoạ tiết và hoa văn tiêu biểu thuộc phong cách Đông Dương và là đài thờ nguyên vẹn hiếm hoi còn nguyên vị trong không gian thờ tự Shiva giáo qua biểu tượng ling-yoni, có niên đại khá sớm thế kỷ IX – X. Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đã lập hồ sơ Đài thờ A10 đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Bảo vật Quốc gia trong thời gian tới.

Về kỹ thuật tu bổ, các chuyên gia Ấn Độ vẫn sử dụng phương pháp mài nhẵn bề mặt gạch và dùng dầu rái làm chất kết dính. Đây là phương pháp các chuyên gia Italia đã sử dụng để tu bổ nhóm tháp G theo Chương trình hợp tác 3 bên Chính phủ Italia - Việt Nam - UNESCO.

Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Việt Nam sẵn sàng đón các nhà làm phim Bollywood sang quay phim tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng; xem xét tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo xúc tiến du lịch.
Đại sứ Pranay Verma: Di sản văn hóa Phật giáo góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Đại sứ Pranay Verma: Di sản văn hóa Phật giáo góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Ngày 15/11, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phát động cuộc thi trắc nghiệm kiến thức Phật giáo “Hành hương về miền đất Phật”.
Phạm Lý
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cần Thơ: giàu tiềm năng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ

Cần Thơ: giàu tiềm năng hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ

Chiều 17/3, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với ngài Vipra Pandey - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh.
Lễ trồng cây hữu nghị tại Cần Thơ thúc đẩy cam kết chung vì một tương lai xanh, bền vững

Lễ trồng cây hữu nghị tại Cần Thơ thúc đẩy cam kết chung vì một tương lai xanh, bền vững

“Khi chúng ta trồng những cây này hôm nay, chúng ta đang gieo mầm cho sự hợp tác, hiểu biết và hữu nghị giữa hai quốc gia”, ông Vipra Pandey - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh - phát biểu như trên tại Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 trong khuôn khổ chiến dịch Plant4Mother, diễn ra sáng 17/3 tại thành phố Cần Thơ.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND