--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
09:41 | 16/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thế giới đón "siêu trăng máu nở hoa" cực dài

Siêu trăng máu đạt đỉnh vào lúc 4h11'28 sáng 16/5 (theo giờ GMT). Phần lớn châu Mỹ, châu Phi và một phần châu Âu sẽ thuận lợi quan sát được hiện tượng này.
Ngắm 5 sắc màu văn hóa tại Lễ hội Kỳ Hoa - Lạng Sơn 2022 Ngắm 5 sắc màu văn hóa tại Lễ hội Kỳ Hoa - Lạng Sơn 2022
Quảng Ngãi: Lúa đổ gục, hoa màu ngập úng vì mưa lớn kéo dài Quảng Ngãi: Lúa đổ gục, hoa màu ngập úng vì mưa lớn kéo dài
Rạng sáng 16/5 có "siêu trăng máu nở hoa" cực dài
Trăng máu. (Ảnh: NASA)

Đây sẽ là một trong những lần "biến hình" ngoạn mục nhất của Mặt Trăng trong năm 2022, và cũng khiến các nhà thiên văn khắp thế giới tranh cãi về việc nó có "đủ chuẩn" siêu trăng hay không.

"Siêu trăng máu nở hoa" là cái tên được kết hợp bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên là siêu trăng: đó không phải một định nghĩa chính thức trong thiên văn, nhưng được xác định tạm theo định nghĩa của nhà chiêm tinh học Richard Nolle vào năm 1979: khi trăng tròn lúc nó tiến đến điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo được 90% hoặc hơn, nó sẽ được gọi là siêu trăng vì sẽ trông to hơn bình thường.

Theo EarthSky, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 22h27 ngày 15/5 theo giờ ET (cách tính múi giờ Miền Đông, khu vực châu Mỹ), còn nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 23h29 giờ ET. Nguyệt thực một phần sẽ kết thúc lúc 0h53 sáng theo giờ ET ngày 16/5 và nguyệt thực toàn phần sẽ kết thúc lúc 1h55 giờ ET ngày 16/5.

Theo NASA, nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời thẳng hàng, với Mặt trăng đi qua bóng của Trái đất.

Khi trăng tròn di chuyển vào bóng của Trái đất, nó sẽ tối đi, nhưng sẽ không biến mất. Ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất chiếu sáng Mặt trăng một cách ấn tượng, khiến nó có màu đỏ - đó là lý do tại sao đây thường được gọi là "Trăng máu".

Noah Petro, trưởng Phòng thí nghiệm Địa chất, Địa vật lý và Địa hóa học của NASA, cho biết không phải ai cũng có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần.

Rạng sáng 16/5 có "siêu trăng máu nở hoa" cực dài
Bản đồ quan sát "siêu trăng máu nở hoa". (Ảnh: SPACE)

Theo tuyên bố từ NASA, năm nay thế giới chỉ đón 2 siêu trăng vào tháng 7 và 8. Nhưng nhà khoa học NASA đã về hưu Fred Espenak thì khẳng định với tờ Space, trăng tròn tháng 5 và tháng 6 cũng là siêu trăng, bởi quỹ đạo của Mặt Trăng không ổn định.

Quỹ đạo của tháng 5 và 6 cho phép nó gần Trái Đất về khoảng cách không kém trăng tháng 7 và 8, dù chỉ mới suýt soát điểm mốc 90%. Quan điểm này được nhiều nhà khoa học khác trên thế giới ủng hộ.

Trăng tròn tháng 5 cũng sẽ là trăng máu, tức nguyệt thực toàn phần. Theo Time and Date, nguyệt thực lần này rất dài, bắt đầu vào 1 giờ 32 phút 05 giây theo giờ GMT, đạt đỉnh lúc 4 giờ 11 phút 28 giây, kết thúc vào lúc 6 giờ 50 phút 49 giây sáng 16/5. Người quan sát sẽ thấy nó chuyển dần từ nguyệt thực một phần sang đỏ hoàn toàn, trong đó giai đoạn toàn phần kéo dài hơn 1,5 giờ.

Điều này cũng có nghĩa Việt Nam sẽ không quan sát được trăng máu, bởi toàn bộ quá trình sẽ kéo dài từ 8 giờ 32 phút đến 12 giờ 55 phút ngày 16/5 theo giờ Việt Nam, rơi vào buổi sáng. Khu vực quan sát được trăng máu là phần lớn châu Mỹ, châu Phi và một phần châu Âu.

Tuy nhiên ngay đêm nay, người Việt Nam vẫn có thể chiêm ngưỡng siêu trăng kỳ ảo vào tối 16/5.

Đây cũng sẽ là trăng tròn có cái tên lãng mạn nhất trong năm, theo cách gọi của các quốc gia Âu-Mỹ: Flower Moon, tức "Mặt Trăng của mùa hoa nở", bởi đây là thời điểm cây cối khắp nơi nở hoa sau vài tháng đầu xuân dần ấm áp.

Cúc họa mi Cúc họa mi "nhuộm" trắng phố phường Hà Nội, gọi mùa đông về
Người dân Việt Nam xem được 'siêu trăng máu' ngày mai không? Người dân Việt Nam xem được 'siêu trăng máu' ngày mai không?
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vụ phi hành gia "mắc kẹt" trên ISS: Cơ thể con người biến đổi thế nào trong không gian?

Vụ phi hành gia "mắc kẹt" trên ISS: Cơ thể con người biến đổi thế nào trong không gian?

Phi hành gia Nasa Frank Rubio vừa trở về sau kỷ lục 371 ngày trên trạm ISS, nhưng chuyến đi có thể đã làm thay đổi cơ, não và thậm chí cả vi khuẩn sống trong ruột của anh
Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS

Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS

Sáng 15/10 (giờ Việt Nam), 3 nhà du hành vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và 1 nhà du hành người Ý thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã trở về Trái đất an toàn, kết thúc sứ mệnh khoa học kéo dài 6 tháng.
Tên lửa của Trung Quốc đang đâm sầm xuống Trái đất

Tên lửa của Trung Quốc đang đâm sầm xuống Trái đất

Các nhà khoa học vũ trụ đang "đứng ngồi không yên" khi một tên lửa của Trung Quốc đang trong trạng thái rơi tự do không kiểm soát xuống Trái đất.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.