--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
17:00 | 27/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thêm điểm tựa cho quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu

“Lá chắn toàn cầu” là sáng kiến do Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu đề xuất và khởi động từ tháng 11/2022 nhằm huy động ngân sách cho các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu.
Hoa Kỳ sẽ hợp tác cùng Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Kỹ thuật cổ xưa giúp Bangladesh ứng phó với biến đổi khí hậu

Sáng kiến gồm các hoạt động trong lĩnh vực tài chính và chuẩn bị cho rủi ro khí hậu. Các giải pháp bảo vệ sẽ được đưa ra và thực hiện nhanh chóng nếu xảy ra các thiệt hại liên quan đến khí hậu. Quá trình này liên kết với kế hoạch dự phòng của các nước đang phát triển. Do đó, người dân và chính quyền sẽ có thể tiếp cận sự hỗ trợ khẩn cấp khi thảm họa xảy ra. Sáng kiến sẽ huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng tăng.

Ngay sau khi Sáng kiến được khởi động, Đức tuyên bố tài trợ 170 triệu euro cho dự án. Canada, Ireland và Đan Mạch cam kết tài trợ thêm 40 triệu euro. Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ Sáng kiến.

Một gia đình phải sơ tán lội qua khu vực ngập lụt ở Jaffarabad, một huyện thuộc tỉnh Baluchistan phía tây nam Pakistan, vào ngày 24/8
Một gia đình phải sơ tán lội qua khu vực ngập lụt ở huyện Jaffarabad, tỉnh Baluchistan, phía tây nam Pakistan hồi tháng 8/2022 (Ảnh: AP).

Dự kiến Bangladesh, Costa Rica, Fiji, Ghana, Pakistan, Philippines và Senegal sẽ được nhận tài trợ đầu tiên từ sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”. Đây là những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong đó cơn lũ lịch sử tại Pakistan vào năm 2022 khiến hơn 1.700 người thiệt mạng, ít nhất 2 triệu ngôi nhà bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của 33 triệu người. Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan Sherry Rehman nói 1/3 đất nước đã biến thành biển lớn, tạo ra cuộc khủng hoảng “không thể tưởng tượng được”.

Trong một thông báo vào tháng 11/2022, Bộ Phát triển và Hợp tác kinh tế Đức nêu rõ: Nếu không có chương trình bảo vệ thì trong trường hợp xảy ra hạn hán, lũ lụt, người nông dân sản xuất nhỏ không chỉ đối mặt với thảm cảnh mất mùa mà còn có thể mất đi sinh kế do không đủ kinh phí tái đầu tư, sản xuất mùa vụ mới.

Cũng theo Bộ này, các quốc gia ở Nam bán cầu tạo ra lượng khí thải toàn cầu rất ít nhưng phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất của một thế giới đang ấm dần lên trong khi họ không có đủ nguồn lực để bảo vệ công dân của mình.

Trong khi đó, một báo cáo về biến đổi khí hậu do Công ty chứng khoán KASB công bố năm 2022 cho hay, lượng phát thải khí nhà kính tích lũy từ các nước phát triển đã vượt xa đáng kể so với các nước đang phát triển xét từ góc độ lịch sử. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ năm 1971 đến 2020, G7 chiếm 34,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính của thế giới trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, Sáng kiến của G7 và V20 được đánh giá cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới.

Tuy nhiên nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi: liệu sáng kiến này có đủ “toàn cầu” hay không khi thế giới đang đối mặt với mức phát thải CO2 cao nhất mọi thời đại do sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 dẫn đến mức phát thải cao nhất từ nhà máy điện và tiêu thụ than?

Hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các quốc gia vùng Sừng châu Phi (Ảnh: TNH).
Hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các quốc gia vùng Sừng châu Phi (Ảnh: TNH).

Theo Báo cáo Khoảng cách Thích ứng của Liên hợp quốc, dòng tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu đến các nước đang phát triển thấp hơn 5 – 10 lần so với nhu cầu ước tính và khoảng cách tiếp tục được nới rộng. Nguồn tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động vào năm 2020 đã giảm ít nhất 17 tỷ USD so với 100 tỷ USD đã cam kết cho các nước đang phát triển. Mỹ và EU được kỳ vọng sẽ thực hiện cam kết tài trợ 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và đi đầu trong giảm phát thải để đảm bảo quyền phát triển của các nước đang phát triển.

Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” không phải là cơ chế tài chính duy nhất được thiết lập để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiều quỹ toàn cầu đã và đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nước giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu như: Quỹ Khí hậu xanh (GCF); Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF); Quỹ biến đổi khí hậu đặc biệt (SCCF); Quỹ Đối tác về khí hậu toàn cầu…

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21 năm 2015 được xem là bước ngoặt lớn, song vẫn còn nhiều cam kết dở dang. Cho đến nay, cam kết của các nước giàu về hỗ trợ tài chính giải quyết các vấn đề khí hậu, chẳng hạn như cam kết trị giá 100 tỷ USD/năm giúp các nước nghèo hơn đạt mục tiêu khí hậu, vẫn chưa được đáp ứng. Cho đến nay hỗ trợ tài chính vẫn chỉ là dưới hình thức tự nguyện mà chưa có một văn bản nào ràng buộc.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Đã đến lúc phải có một hiệp ước lịch sử, theo đó, các nước giàu hơn cung cấp tài chính và kỹ thuật cùng với sự hỗ trợ từ các ngân hàng phát triển đa phương và các công ty công nghệ để giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Mô hình đó cần thiết cho tất cả chúng ta”.

ADB công bố quỹ chống biến đổi khí hậu quy mô hàng tỷ USD cho châu Á - Thái Bình Dương ADB công bố quỹ chống biến đổi khí hậu quy mô hàng tỷ USD cho châu Á - Thái Bình Dương
Hành động sớm để giảm thiểu tác động của thiên tai đến các đối tượng dễ bị tổn thương Hành động sớm để giảm thiểu tác động của thiên tai đến các đối tượng dễ bị tổn thương
Theo Thành Luân/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày 13/5, chương trình Aus4Innovation của chính phủ Australia đã chính thức công bố Vòng tài trợ thứ 5 của Quỹ tài trợ Đối tác Đổi mới sáng tạo với tổng ngân sách hỗ trợ 2 triệu đô la Úc.
Canada hỗ trợ địa phương trong giáo dục STEM về biến đổi khí hậu

Canada hỗ trợ địa phương trong giáo dục STEM về biến đổi khí hậu

Sáng ngày 3/1/2025, tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), đã diễn ra Hội thảo và Tập huấn giáo viên tiểu học với chủ đề “Ứng dụng công nghệ tương tác trực tuyến giới thiệu hệ sinh thái đất ngập nước trong giáo dục tiểu học”.
Trao giải cho những giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Trao giải cho những giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 21/12, tại Thanh Hóa, đã diễn ra Chung kết cuộc thi Hackathon khép lại hành trình hơn hai tháng tìm kiếm những giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024