--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
16:00 | 10/10/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng và nguyên nhân bệnh

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa ở những người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều, thừa cân, béo phì… Dưới đây những triệu chứng và nguyên nhân của căn bệnh này.    
Hương Tràm đi du học Mỹ: Từng bật khóc giữa đêm vì nhớ nhà Video: Con mồi thoát chết vì đàn sư tử đang ăn bỗng quay ra cắn xé nhau 6 địa điểm chơi Trung thu 2019 ở Hà Nội thú vị nhất

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Cột sống của người bình thường có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng , 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.

thoat vi dia dem la gi trieu chung va nguyen nhan benh
Thoát vị địĩa đệm làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nhờ có khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy mà đĩa đệm có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh.

Đây được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống , người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh tùy theo giai đoạn của bệnh cảnh. Tuy nhiên người mắc bệnh này sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

Đau nhức, ê mỏi vùng cột sống

Triệu chứng đau có thể xuất hiện ở rất nhiều bộ phận của cơ thể, tuy nhiên điển hình nhất là 3 vị trí: cổ, sau gáy và vùng thắt lưng.

Trong đó, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây đau buốt vùng sau gáy, đau lan xuống cánh tay, bàn tay và bả vai. Tần suất và mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh, ho, hắt hơi, ngồi lâu cũng có cảm giác tê mỏi. Trường hợp nặng chỉ cần đi bộ một đoạn là thấy đau nhức không muốn bước tiếp, cơn đau “hành hạ” cả vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ.

Đối với vùng thắt lưng, những cơn đau lưng sẽ kéo theo đau thần kinh tọa, cơn đau có thể kéo xuống hông, mông, sau đùi, bàn chân và ngón chân.

thoat vi dia dem la gi trieu chung va nguyen nhan benh

Cơn đau xuất hiện ở các đoạn vận động chính là cổ và lưng, ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Các động tác cúi, vươn người, nghiêng người trở nên vô cùng khó khăn. Biên độ vận động lúc này tương đối hạn chế, khó gập, nghiêng và xoay lưng.

Tê bì chân tay

Khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị tê tay hoặc chân thường xuyên. Ở đầu ngón tay và chân có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kim chích hoặc kiến bò.

Đôi khi bệnh nhân còn bị ngứa hoặc khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân. Triệu chứng tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân.

Mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện

Dấu hiệu

thoat vi dia dem la gi trieu chung va nguyen nhan benh

mất kiểm soát đại tiểu tiện xảy ra khi dây thần kinh chỉ huy từ não đến bàng quang và ruột bị chèn ép khiến cho nhiều bệnh nhân không kiểm soát được đại tiểu tiện.

Teo cơ, yếu cơ

Khi người bệnh bị có các triệu chứng téo cơ, yếu cơ thì đây là thời điểm thoát vị đĩa đệm đã bước vào giai đoạn nặng.

Rễ thần kinh bị đè nén trong thời gian dài, máu khó lưu thông, người bệnh sợ đau nên ngại vận động khiến các cơ không được hoạt động thường xuyên dẫn đến teo cơ, yếu cơ ở tay và chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khó cầm nắm đồ vật, đi bộ được một đoạn là cảm thấy mệt, đau nhức.

Vì sao người trẻ dễ mắc thoát vị đĩa đệm?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay căn bệnh xương khớp này ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi.

Bên cạnh đó, nhiều người thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.

Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như thoái hóa tự nhiên, chấn thương, thừa cân béo phì, tư thế ngồi – đi – đứng sai hoặc mắc các bệnh lý về cột sống.

thoat vi dia dem la gi trieu chung va nguyen nhan benh
Người làm văn phòng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.

Trong đó, thoái hóa sinh học (do tuổi càng cao, đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn), nghề nghiệp (nha sĩ, công nhân, dân văn phòng, nông dân... phải cúi lâu, bê vác vật nặng nhiều.

Ngoài ra, những thói quen sai tư thế như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống..., chấn thương (ngã ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông...).

Yếu tố chấn thương cấp (thay đổi tư thế đột ngột, ngã, tai nạn…) cùng những yếu tố vi chấn thương (sang chấn không đủ mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) có thể là nguyên nhân khởi phát ban đầu.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi có các triệu trứng tương tự người bệnh phải nhận biết sớm để có phác đồ điều trị sớm và kịp thời, tránh để lâu dẫn đến những biến chứng khó lường.

Như Sương
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cảnh báo thoát vị đĩa đệm ở người trẻ và giải pháp điều trị không thuốc theo phác đồ Mỹ

Cảnh báo thoát vị đĩa đệm ở người trẻ và giải pháp điều trị không thuốc theo phác đồ Mỹ

Chiropractic (Trị liệu thần kinh cột sống) là phương pháp được các bác sĩ hàng đầu thế giới khuyến cáo áp dụng điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống mà không phẫu thuật - không tiêm - không dùng thuốc, an toàn tuyệt đối với mọi độ tuổi.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Nam truyền thống.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 114 chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị cam kết đạt 20,1 triệu USD, trong đó giải ngân ước đạt gần 16,6 triệu USD. Nguồn viện trợ này trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển bền vững tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới