--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
17:21 | 09/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch kích thích kinh tế dài hơn

Sáng 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Tại đây, nhiều thành viên đưa ra kiến nghị tăng gói kích thích kinh tế, đồng thời cả gói hỗ trợ tài khóa để kích cầu nội địa.
FED duy trì lãi suất, lên kế hoạch kích thích nền kinh tế FED duy trì lãi suất, lên kế hoạch kích thích nền kinh tế
Vụ học phí trường Y Dược tăng đến 70 triệu đồng/năm, Bộ Y tế nói gì? Vụ học phí trường Y Dược tăng đến 70 triệu đồng/năm, Bộ Y tế nói gì?

"Với bối cảnh hiện nay, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%. Kiểm soát lạm phát dưới 4%. Kiên quyết không để mất niềm tin vào công tác chỉ đạo, điều hành. Nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi kết luận cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia vào sáng nay, 9/7.

Trước đó, tại Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, các thành viên Hội đồng đã đưa ra nhiều nhận định và tư vấn các chính sách quan trọng để phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19. Có ý kiến cho rằng, gói chính sách phục hồi phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn, cho cả năm 2021 - 2022, chứ không chỉ trong năm nay với tinh thần tiến công kinh tế trong khi phòng thủ dịch bệnh.

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch kích thích kinh tế dài hơn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia sáng 9/7.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều kiến nghị so với các nước thì gói hỗ trợ tài khóa của Việt Nam là ít nhất, cần tập trung vào gói này nhiều hơn. Ngoài ra, cần tăng quy mô các gói hỗ trợ, nhất là cho ngành hàng không, kích cầu nội địa.

Theo TS Võ Trí Thành, phải thực hiện thật nhanh các gói hỗ trợ đã ban hành gồm gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tài chính hơn 180.000 tỷ đồng. Còn TS Trần Du Lịch bày tỏ điều đáng sợ nhất hiện nay là dịch bệnh quay lại. Ông nhấn mạnh “nhìn các bãi biển đông người, sân bóng đá chật cứng khán giả là điều hạnh phúc”.

"Cỗ xe tam mã" (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) được đánh giá về việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, cần đẩy mạnh hơn. Các gói chính sách phải mang tính dài hạn bởi có dự báo một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động phải sang quý III mới “thấm đòn” do đứt gãy các hợp đồng.

Đồng quan điểm với các thành viên Hội đồng, chuyên gia Bùi Đức Thụ góp ý việc cứu trợ doanh nghiệp là việc cần làm, nhưng gia tăng sức sống cho doanh nghiệp không thể chỉ làm trong 1 năm. Ngoài cơ chế hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của COVID-19, cần có các chính sách hỗ trợ đặc biệt phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh hơn. Ông nhấn mạnh không chỉ tái cơ cấu thị trường đầu vào, đầu tư mà cả lao động, tăng sức chống chịu của nền kinh tế.

TS Trần Đình Thiên nhận định thực lực doanh nghiệp của chúng ta còn yếu, đặc biệt đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, ông cho rằng không chỉ cứu cái cũ mà còn cần tạo cái mới, tức là bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp, cần thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

Ông cũng tư vấn, trong tình thế khó khăn này cần tính tới các biện pháp xử lý nợ xấu. Ngoài ra, giải ngân đầu tư công phải ráo riết hơn. Trong bối cảnh này, Nhà nước phải là “người mua hàng lớn nhất” đối với các sản phẩm “made in Việt Nam”.

Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch kích thích kinh tế dài hơn
Các ý kiến cần phải tăng gói kích thích kinh tế đến năm 2022 đều được Thủ tướng tiếp thu và xem xét.

Ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, Thủ tướng đề ra mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3 - 4% GDP để có thêm nguồn lực. Thủ tướng nhấn mạnh cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể hỗ trợ doanh nghiệp, kiên quyết bảo vệ hệ thống doanh nghiệp, không để đứt gãy, mất năng lực sản xuất trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu. Ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất. Ngành tài chính tiếp tục xem xét giảm, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí. Các bộ, các ngành, các địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, tập trung kích cầu nội địa.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ liên quan tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, lạm phát theo từng quý.

Thủ tướng cho biết, sẵn sàng nhận các ý kiến, khuyến nghị của các chuyên gia, thành viên Hội đồng khi cần để điều hành chính sách, chứ "không chờ tới khi Hội đồng họp". Đồng thời Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường quốc tế, thị trường trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời. Muốn vậy, phải có hệ thống phân tích, dự báo và năng lực chính sách tốt.

FED duy trì lãi suất, lên kế hoạch kích thích nền kinh tế FED duy trì lãi suất, lên kế hoạch kích thích nền kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên mức lãi suất sau cuộc họp hôm qua và cam kết duy trì kế hoạch ...

Vụ học phí trường Y Dược tăng đến 70 triệu đồng/năm, Bộ Y tế nói gì? Vụ học phí trường Y Dược tăng đến 70 triệu đồng/năm, Bộ Y tế nói gì?

Đại diện Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin về mức học phí tăng đến 70 triệu đồng/năm của trường ĐH Y dược thành phố ...

Quốc hội Việt Nam tặng vật tư y tế giúp Nghị viện các nước châu Phi, Trung Đông chống COVID-19 Quốc hội Việt Nam tặng vật tư y tế giúp Nghị viện các nước châu Phi, Trung Đông chống COVID-19

Chiều ngày 28/5, tại Nhà Quốc hội, đại diện Quốc hội Việt Nam, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn ...

Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ông Hồ Đức Phớc: Chưa khi nào chính sách tài khoá hỗ trợ mạnh như lúc này

Ông Hồ Đức Phớc: Chưa khi nào chính sách tài khoá hỗ trợ mạnh như lúc này

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng để hoạt động kinh tế thực sự có được cú huých thì giảm thuế chỉ là một phần, phần còn lại là phải nhanh chóng gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính cũng như tạo sự thông thoáng trên những lĩnh vực liên quan khác. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Phớc về nội dung trên.
Nhật Bản chuẩn bị gói kích thích kinh tế mới chống lạm phát

Nhật Bản chuẩn bị gói kích thích kinh tế mới chống lạm phát

Gói kích thích kinh tế mới của Nhật Bản bao gồm các biện pháp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng tiền lương.
Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa để kiểm soát lạm phát

Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa để kiểm soát lạm phát

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã báo cáo trước Quốc hội 2 vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát trong phiên chất vấn tại hội trường, ngày 8/6.

Bình luận

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.
Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Ngày 8/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên với Vương quốc Anh kể từ khi áp dụng chính sách thuế quan toàn cầu, gọi đây là một "thỏa thuận lịch sử". Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thỏa thuận chủ yếu mang tính biểu tượng với nhiều điều khoản chưa rõ ràng và quy mô hạn chế.
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới