--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
15:18 | 26/06/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN

Ngày 26/6, tại Hà Nội đã diễn Hội thảo quốc tế về “Di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN”. Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Giới trẻ có vai trò quan trọng trong các chiến dịch di cư an toàn Giới trẻ có vai trò quan trọng trong các chiến dịch di cư an toàn
Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM cho biết như vậy tại vòng bán kết Cuộc thi tranh biện về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người diễn ra ngày 4/3/2023 tại Hà Nội do IOM tổ chức.
Thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư Thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư
Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/ 2023, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Đại sứ các nước Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Điển và Vương quốc Anh cùng lên tiếng nhằm tôn vinh sức mạnh của phụ nữ và trẻ em gái trong quá trình di cư và đưa ra những khuyến nghị để thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư và tăng cường khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh của người phụ nữ di cư trong thế giới số.

Hội thảo đã thu hút hơn 160 lãnh đạo, chuyên gia và học giả trong và ngoài ngành y tế đến từ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu thảo luận và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Hội thảo cũng kêu gọi tăng cường tổng hòa các hoạt động hợp tác để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư, đặc biệt là người di cư xuyên biên giới.

Tại Hội thảo, ông Lương Quang Đảng, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số & Phát triển cho biết, Báo cáo Di cư thế giới (Tổ chức Di cư quốc tế, năm 2022) cho thấy số người di cư quốc tế trên toàn cầu ước tính là 281 triệu người vào năm 2020, chiếm 3,6% tổng dân số thế giới. Trong đó có 135 triệu phụ nữ di cư quốc tế, chiếm 48%. Hiện có 2/3 người di cư quốc tế sống ở châu Âu và châu Á. Một số lượng lớn người di cư (106 triệu người) được sinh ra ở châu Á. Các quốc gia có nhiều người di cư đến nhiều nhất trên thế giới (năm 2020) là Mỹ, Đức, Ả Rập Xê Út và Nga… Có nhiều lý do khác nhau để di cư như di cư để học tập, kết hôn, nhận con nuôi… nhưng lý do chủ yếu nhất là làm việc.

Năm 2019, ước tính có khoảng 169 triệu lượt di cư lao động quốc tế trên thế giới. ASEAN là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới. Năm 2022, dân số ASEAN là 676 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,8%.

Thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ông Đảng thông tin, theo Liên hợp quốc, số người di cư quốc tế của ASEAN là 10,2 triệu người, trong đó nữ giới chiếm 46,8%. Quốc gia có đông người di cư quốc tế đến nhiều nhất là Thái Lan (3,6 triệu), Malaysia (3,4 triệu), Singapore (2,2 triệu). Tuổi trung vị của người di cư quốc tế ASEAN là 32,4 tuổi, trong đó trẻ nhất là Malaysia (28,3 tuổi) và cao nhất là Singapore (39,4 tuổi).

Dân số Việt Nam hiện nay là 100 triệu người với tốc độ tăng hàng năm hơn 1%. Việt Nam không chỉ là đất nước xuất cư mà còn là một trong những điểm đến mới nổi của di cư quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Di cư mang lại những lợi ích tích cực như góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Lượng kiều hối quốc tế năm 2020 là 702 tỷ USD, trong đó các nước thu nhập thấp và trung bình nhận 540 tỷ USD, chiếm 77%. Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar là các quốc gia thành viên ASEAN nằm trong top 20 quốc gia Châu Á nhận kiều hối quốc tế năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Đảng di cư (gồm cả di cư nội địa và di cư quốc tế) cũng mang đến những thách thức cho cả nơi đi và nơi đến như thiếu hụt nguồn lao động (tại nơi đi), các dịch vụ xã hội, an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Quang cảnh hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu và đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo: “Hội thảo quốc tế về Di cư và Sức khỏe người di cư ASEAN là cơ hội tốt cho các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhận diện thực trạng và xu hướng di cư trong khu vực và thế giới, cũng như tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta cần chia sẻ các bài học kinh nghiệm, sáng kiến và các mô hình chính sách của khu vực nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác nhằm thúc đẩy và nâng cao sức khỏe của người di cư".

Trưởng phái đoàn IOM, bà Park Mihyung, hoan nghênh sự hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế: “Trong một thế giới năng động với nhu cầu di chuyển ngày càng cao của con người, sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh.”

Bà Park Mihyung nói: “Tôi tự hào rằng IOM và các quốc gia thành viên ASEAN đang có bước phát triển tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình hành động về sức khỏe của người di cư phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM). Đây là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên tập trung và xuyên suốt về vấn đề sức khỏe, trong đó có một số mục tiêu đề cập đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe".

Cũng theo bà Park Mihyung: "thông qua việc thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về di cư, các Mục tiêu phát triển bền vững và các Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới, chúng ta có thể triển khai những hoạt động quan trọng để nâng cao sức khỏe của người di cư, thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành và phát triển các chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu trong ASEAN".
Italy ban bố tình trạng khẩn cấp, đẩy nhanh việc trục xuất người di cư Italy ban bố tình trạng khẩn cấp, đẩy nhanh việc trục xuất người di cư
Những ngày gần đây, hàng nghìn người di cư đã tới các cảng biển ở Italy, đặc biệt là đảo Lampedusa, sau khi lênh đênh trên những tàu, thuyền cũ nát để vượt qua hành trình đầy nguy hiểm từ Bắc Phi.
Triển lãm kể chuyện đời nữ lao động di cư Triển lãm kể chuyện đời nữ lao động di cư
Với chủ đề đậm tính nhân văn và cách thể hiện sinh động, triển lãm "Nơi tôi đến" (diễn ra đến hết ngày 20/4), là một sự kiện văn hóa để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người dân Thủ đô và du khách đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).
Phạm Lý
Nguồn:

Bình luận

Đọc nhiều

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Trong 35 hoạt động tại Việt Nam (1990-2025), Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy đối thoại chính sách, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Nhằm ghi nhận đóng góp của tổ chức, tại lễ kỉ niệm 35 năm FES hoạt động tại Việt Nam diễn ra ngày 12/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Ngọc Hùng đã trao tặng FES bằng khen của Đoàn Chủ tịch VUFO.
Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt chỉ số phát triển con người (HDI) cao, xếp vào nhóm quốc gia phát triển con người tốt nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số nhanh chóng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng cần được định hình để phục vụ sự phát triển bền vững và công bằng cho con người.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Ngày 12/5, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã trao tặng 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu (Lào) nhằm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và thực hiện công tác an sinh xã hội.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) không chỉ là mái trường đơn thuần mà còn là nơi gieo mầm hy vọng, chắp cánh tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024