--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:42 | 19/10/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ có bị S-300 tại Syria "lột trần" hay không?

Việc cấp S-300 cho Syria khiến cả Jerusalem và Washington nhốn nháo, tướng lĩnh của Israel và Lầu Năm góc đã đe dọa Moscow và Damascus bằng các biện pháp đáp trả.

Cụ thể, Hãng tin The Drive (Mỹ) thông báo về những kế hoạch Hoa Kỳ tung các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor tới Syria mà theo khẳng định của giới quân sự Mỹ là bất khả xâm phạm trước tên lửa S-300.

Dễ dàng trên giấy

Quyết định về việc đưa tới Syria các hệ thống tên lửa S-300 được Nga thông qua vào ngày 17/9, ngay sau vụ IL-20 bị bắn rơi trên biển khi đang chuẩn bị hạ cánh.

Chiếc máy bay trinh sát bị trúng tên lửa của tổ hợp S-200 thuộc lực lượng phòng không Syria nhắm bắn các máy bay F-16 của Isarel. 15 binh lính Nga thiệt mạng trong thảm kịch này.

Bộ Quốc phòng Nga chỉ đích danh Isarel là kẻ có trách nhiệm gây ra sự việc, và tuyên bố việc chuyển giao cho Damacus những phương tiện phòng không hiện đại sẽ giúp tránh được những thảm kịch tương tự trong tương lai.

Các chuyên gia tin tưởng: Không quân Mỹ khó bỏ qua cơ hội này để tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động của S-300 trong các điều kiện chiến đấu.

Ứng cử viên thích hợp nhất trong vai trò trinh sát khó có chiếc máy bay nào thay thế được F-22 – chiếc máy bay này chuyên để gây áp chế và tiêu diệt các hệ thống phòng không công nghệ cao. Như điều này không có nghĩa là nó sẽ hoàn toàn an toàn.

"Xu hướng của người Mỹ sử dụng "Raptor" để chống lại các hệ thống phòng không có thể mô tả như sau. Một hoặc vài chiếc F-22 lẻn vào khu vực hoạt động của hệ thống radar đối phương, bật các tổ hợp áp chế điện tử của mình và bắt đầu vô hiệu hoá các phương tiện phát hiện và dẫn hướng của địch.

Đồng thời triển khai các cuộc tấn công nhằm vào các radar, bệ phóng, trạm chỉ huỷ. Sau đó tới lượt lớp tấn công xuyên pháp thứ hai gồm các máy bay tiêm kích-oanh tác và sẽ hoàn thành cuộc tàn sát.

Hệ thống phòng không bị tê liệt bởi hành động của các máy bay tàng hình không thể phản kháng được. Nhưng những chiến dịch tương tự chỉ dễ dàng trên giấy", giáo sư Học viện Khoa học quân sự Nga, ông Sergei Sudakov chia sẻ với hãng thông tấn RIA-Novosti.

Cuộc đấu khẩu

Chuyên gia này nhấn mạnh rằng kể nếu các radar của hệ thống phòng không trên mặt đất không nhìn thấy F-22, thì chiếc tiêm kích này vẫn sẽ tự hiện hình vào thời điểm khi kích hoạt hệ thống áp chế điện tử của nó.

Theo lời ông Sudakov, các phương tiện kiểm soát mặt đất có khả năng khoanh vùng nguồn phát xạ, có nghĩa là xác định được vị trí của chiếc máy bay và hướng quả tên lửa về phía đó trong thời gian ngắn nhất.

Điều duy nhất có thể làm cho phi công "Raptor" an toàn tuyệt đối – đó là xác định ước chừng khu vực hoạt động của các tổ hợp phòng không. Nhưng các tổ hợp này sẵn sàng thay đổi vị trí. Và nói chung, theo các chuyên gia, không có loại máy bay tàng hình hoàn toàn.

"Khả năng khó bị phát hiện bởi radar của F-22 là một việc. Nhưng khẳng định rằng chiếc máy bay này không thể bị các phương tiện radar của S-300 phát hiện là sự cường điệu quá lớn.

Trong dải sóng centimet nó đúng là khó bị phát hiện, tuy nhiên không loại trừ khả năng có thể bắn trúng được nó. Còn trong dải sóng met, lấy ví dụ, có thể nhìn thấy rất rõ "Raptor". Tất cả những câu chuyện này – chỉ để gây bão không khí.

Hiện nay đang diễn ra cuộc đấu khẩu. Tôi hoàn toàn tin rằng cả người Isarel lẫn người Mỹ không tấn công nhằm vào S-300 khi nào các chuyên gia Nga vẫn còn đang ở gần các tổ hợp này.

Tuy nhiên hệ thống phòng không hoàn toàn có thể bị tiêu diệt ngay khi chúng được bàn giao toàn bộ cho quân đội Syria", chuyên gia quân sự Khodarenok (Nga) chia sẻ.

Ông nhấn mạnh rằng mức độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không Syria tạm thời chưa đạt được trình cần thiết và trong thời gian ngắn thiết lập hệ thống phòng không nhiều lớp một cách hiệu quả trên toàn bộ lãnh thổ Syria cũng như tại căn cứ không quân Hmeimim là không thể.

Thiếu kinh nghiệm của người Syria có thể tác động tiêu cực lên các tính năng chiến đấu của hệ thống phòng không Nga và kéo theo đó sẽ tạo ra món ăn cho các phương tiện truyền thông phương Tây để gieo ảo tưởng về hiệu quả thấp của hệ thống này. Mà điều đó sẽ đánh mạnh vào danh tiếng của Nga như một quốc gia xuất khẩu vũ khí.

Những rủi ro liên quan đến danh tiếng

Người Mỹ đã nhiều lần kiểm trả khả năng chịu đựng của hệ thống phòng không Syria. Như The Drive nhấn mạnh, F-22 được liên quân sử dụng rất thường xuyên vào thời gian đầu của chiến dịch trên không.

Các máy bay tàng hình đã bắt thóp được các khu vực phủ sóng radar của hệ thống phòng không để tìm hiểu xem nó có đe doạ các máy bay hiện đại do phương Tây chế tạo hay không. Nói chung, F-22 và đàn em F-35 xuất hiện trên bầu trời Syria muộn hơn chút.

Cụ thể, vào tuần trước, các phương tiện truyền thông quốc tế đã tung hình ảnh chiếc "Raptor" đang bay trên không được chụp, nhiều khả năng, bằng trạm định vị quang học lắp đặt trên chiếc tiêm kích Su-35 của Nga.

"Đó là cuộc khẩu chiến, cuộc chiến của các mối đe doạ và những hàm ý đáng sợ - đó là màn diễn bình thường mà ẩn giấu đằng sau là khao khát của Washington được tuyên bố về ưu thế của mình trước Nga trước ngưỡng cửa cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 6/11.

Ở Mỹ người ta coi nước Nga là kẻ chuyên để mang ra hù doạ. Có thể hiệu được chính quyền hiện thời muốn tô vẽ trước các cử tri của mình.

Câu chuyện không thể tiến xa hơn đấu khẩu. Còn nếu xa hơn, thì thậm chí chỉ một chiếc "Raptor" bị bắn hạ có thể làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng vị thế của các tác giả tạo nên "cuộc chiến tranh mang lại thắng lợi nho nhỏ" ở Washington và ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bỏ phiếu".

Dù sao đi chăng nữa, Lầu Năm góc sẽ phải nghĩ 10 lần trước khi tủng các máy bay tốt nhất của mình chiến đấu với các hệ thống tên lửa phòng không với mức độ như S-300.

Gìn giữ danh tiếng của một loại vũ khí trong cuộc chiến thực sự là chiếc gậy hai đầu. Chỉ cần một chiếc F-22 bị bắn hạ thì cả hình ảnh của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ chịu thiệt hại vô cùng to lớn.

Tên lửa S-300 phô diễn uy lực trong cuộc tập trận ngày 11/10


Bảo Lam

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Giáo hoàng Francis qua đời

Giáo hoàng Francis qua đời

Ngày 21/4, Tòa thánh Vatican tuyên bố: Giáo hoàng Francis, Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên của Giáo hội Công giáo La Mã đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.
Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với thuế suất lên tới hơn 100% ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quốc tế, căng thẳng thương mại không hẳn là một "thảm họa" với Trung Quốc mà là “liều thuốc thử” mạnh mẽ cho nền kinh tế nước này, buộc Trung Quốc tự cường hơn về công nghệ, giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa vào nội lực.
Thông điệp nhân văn từ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

Thông điệp nhân văn từ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

Từ ngày 6 đến 8/5, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đây là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế ý nghĩa diễn ra nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao