--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:19 | 22/02/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tiền bạc, quyền lực và gia thế bên trong Samsung, Lotte, Huyndai hay các chaebol của Hàn Quốc

Các chaebol đã có công lớn tạo ra phép màu cho kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo nhiều nhà kinh tế học, mô hình này cũng gây ra sự bất cân bằng khi tiền bạc của người dân cuối cùng lại rơi vào tay các gia đình giàu có, gây ra sự bất mãn trong công chúng tới tận ngày nay.

Mới đây, Lee Jae Yong, phó chủ tịch tập đoàn Samsung, bị bắt vì cáo buộc tội hối lộ. Lee bắt đầu lãnh đạo Samsung kể sau sau khi ông ông Lee Kun-hee, chủ tịch tập đoàn, bị đau tim vào năm 2014. Lee dẫn dắt đế chế hoạt động trong nhiều ngành gồm điện tử, gia dụng cơ khí, xây dựng, đóng tàu, bảo hiểm, tín dụng... Công ty con Samsung Electronics sản xuất TV và điện thoại di động, đóng góp tới 20% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.

Samsung chỉ là một trong số hàng loạt công ty gia đình, được gọi là Chaebol, đang thống trị đời sống kinh tế Hàn Quốc. Theo New York Times, các chaebol hiện bắt đầu bị giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp quan điểm cho rằng họ được đối xử ưu tiên khi bị phát hiện phạm tội.

Chaebol là gì?

Chaebol là sự kết hợp giữa hai từ "giàu có" và "gia đình". Đây là từ dùng để chỉ những tập đoàn kinh tế lớn được điều hành bởi các gia đình tài phiệt giàu có. Tại Hàn Quốc có nhiều chaebol nhưng nổi tiếng nhất trên thế giới là Hyundai, LG, Samsung, Hanjin, Kumho, Lotte và SK Group.

Chaebol là các tập đoàn đa ngành. Ví dụ LG gồm các công ty con sản xuất điện thoại, TV, linh kiện điện tử, hóa mỹ phẩm và phân bón. Tập đoàn này cũng sở hữu các câu lạc bộ bóng chày và bóng rổ Hàn Quốc. Còn Hyundai ngoài dòng xe hơi Kia quen thuộc còn hoạt động trong mảng thang máy, dịch vụ vận tải, điều hành khách sạn và chung cư.

Các chaebol nắm quyền lực như thế nào?

Các chaebol đều nổi lên từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Chiến tranh kết thúc, chính phủ Hàn Quốc chủ trương tung ra các quỹ cứu trợ và tín dụng ưu đãi cho doanh nhân nhằm tái thiết đất nước. Chính phủ cũng bảo hộ các công ty nội địa trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Do vậy, chaebol còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hàn Quốc trong các thập kỷ sau đó.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà kinh tế học, mô hình này cũng gây ra sự bất cân bằng khi tiền bạc của người dân cuối cùng lại rơi vào tay các gia đình giàu có, gây ra sự bất mãn trong công chúng tới tận ngày nay. Ngoài ra, các chaebol cũng bị chỉ trích rằng sự bảo hộ cho phép những gia tộc này mở rộng sang khu vực mới mà chẳng cần lo lắng tới cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài hay chi phí cao.

Nhờ vậy, các chaebol trở thành những đế chế khổng lồ, chiếm gần 2/3 thị phần trong ngành sản xuất của Hàn Quốc vào những năm 1990, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, trong tiềm thức của nhiều người Hàn Quốc, sự giàu có của các tập đoàn này là sự tích lũy vắt kiệt từ chính người dân. Những vụ bê bối của các chaebol gần đây khiến cho công chúng vô cùng phẫn nộ.

Quyền lực chính trị của các chaebol

Công thức tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc cũng tạo điều kiện nuôi dưỡng sự kết hợp khăng khít giữa chính phủ và doanh nghiệp. Park Chung Hee - cha của đương kim tổng thống Hàn Quốc và là người lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính vào năm 1961 – là một ví dụ. Chính phủ của ông đã bơm tiền cho nhiều nghiệp đoàn kinh tế để đạt được các mục tiêu kinh tế trong đó có mục tiêu xuất khẩu.

Vào những năm 1980, các chaebol đã trở thành những tập đoàn kinh tế đầy quyền lực với tầm ảnh hưởng lớn tới chính trị. Không ít nhân vật trong giới chính trị gia bắt đầu phụ thuộc vào nguồn tài chính và hỗ trợ từ chaebol để vận động tranh cử.

Chaebol đang lâm nguy?

Hiện nay, sự ủng hộ của công chúng dành cho các chaebol đang ngày càng ít đi. Khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 làm dấy lên lo ngại rằng mối quan hệ khăng khít giữa các công ty trong mạng lưới phức tạp của chaebol có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả mạng lưới. Kinh tế Hàn Quốc hiện đã đạt độ "chín" và trở thành quốc gia tiêu dùng. Người dân nước này tỏ ra lo lắng về quyền lực chính trị và tình trạng tham nhũng của các chaebol.

Bất chấp những quan ngại này, nhiều người vẫn cho rằng lãnh đạo của các chaebol vẫn được "giơ cao đánh khẽ". Ông Lee Kun Hee từng hai lần được ân xá do Chính phủ lo ngại những ảnh hưởng của sự việc đối với nền kinh tế. Chey Tae-won, chủ tịch SK Group, bị buộc tội tham ô, cũng được cho ra tù trước thời hạn.

Tuyến Nguyễn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới