--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
08:17 | 25/07/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng chống mua bán người. Nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...
VKBIA và “Saigon Share” tiếp tục chung tay phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM VKBIA và “Saigon Share” tiếp tục chung tay phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM
Nhằm chia sẻ những khó khăn và áp lực ngày càng cao của TP.HCM, đại diện Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA) cùng nhóm thiện nguyện thành viên là “Saigon Share” đã đến động viên và trao tặng các sản phẩm, vật dụng y tế cần thiết cho các cơ quan tuyến đầu phòng chống dịch tại nhiều khu vực tại TP.HCM, ủng hộ nhu yếu phẩm lương thực cần thiết cho các khu cách ly, phong tỏa, bà con gặp khó khăn.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nhân dịp sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/6/2016 của Bộ Chính trị về ''Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'', GS.TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã có bài viết quan trọng ''Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam''.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo thiết lập hệ thống đầu mối quốc gia triển khai Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) ngày 14/11/2019 tại Hà Nội.
Nỗ lực của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao

Nhìn nhận tình hình tội phạm mua bán người liên tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ở Việt Nam luôn coi công tác phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ trọng tâm, triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp. Chúng ta đã triển khai Chương trình 130/CP (Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ) và Luật Phòng, chống mua bán người. 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình 130/CP, lồng ghép với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Một loạt các văn bản dưới Luật cũng đã được ban hành nhằm trừng trị nghiêm khắc tội phạm mua bán người, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân. Những văn bản này phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với các thỏa thuận và công ước mà Việt Nam đã ký kết.

Xác định là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn bán người, thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương cùng với bộ đội biên phòng và cảnh sát biển đã xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ; song song với đó là tuần tra, kiểm soát, quản lý xuất nhập cảnh qua biên giới, lập hàng trăm chuyên án, triệt phá nhiều đường dây, băng ổ môi giới, có nghi vấn hành vi mua bán người, lợi dụng đưa người di cư trái phép qua biên giới để lừa bán; mở các cao điểm trấn áp tội phạm.

Theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 30/8/2020, tổng số tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người là 1.162 tin, 100% đã được xác minh, xử lý. Về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 30/8/2020, tổng số vụ án về mua bán người được khởi tố là hơn 1.400 vụ với 2.500 bị can.

Riêng 6 tháng đầu năm 2021, cả nước phát hiện 29 vụ/43 đối tượng phạm tội mua bán người; giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ 56 nạn nhân. Các vụ án về mua bán người đều được Viện Kiểm sát kiểm sát theo quy định, đạt tỉ lệ 100%.

Về hợp tác đa phương, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước TOC. Việt Nam cũng tham gia Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự - thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên về di cư, đồng thời đã ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận này, với các giải pháp cụ thể và toàn diện nhằm ngăn ngừa nguy cơ mua bán người trong di cư quốc tế.

Trong hợp tác song phương, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái, Trung Quốc và Anh về phòng, chống mua bán người, trong đó duy trì họp thường niên với cơ quan thực hiện hiệp định, phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Việt Nam cũng đang thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ Chương trình ASEAN-ACT do Chính phủ Australia tài trợ. Ngoài ra, Việt Nam thường xuyên trao đổi về chủ trương, thành tựu của Việt Nam trong phòng chống mua bán người tại Đối thoại nhân quyền với EU, Australia... cũng như các buổi làm việc định kỳ với một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Nỗ lực cũng như cam kết của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được đánh giá là mang tính đột phá, toàn diện...

Về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo Bộ LĐTB&XH, đến nay, cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập thuộc các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội. Từ năm 2011 đến tháng 6/2020 đã tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ cho hơn 7.300 nạn nhân. 100% nạn nhân bị mua bán, sau khi tiếp nhận, được lực lượng chức năng công an, bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương phối hợp bảo vệ, thực hiện dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý… để nạn nhân nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Trong công tác truyền thông, giáo dục phòng ngừa, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng với những hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, đặc biệt là hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người- 30/7."

Ban Chỉ đạo 138/CP cũng ban hành các kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tổ chức tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan theo từng giai đoạn và hằng năm, được cập nhật, bổ sung số liệu kịp thời.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về công tác phòng, chống mua bán người

Mặc dù đã xây dựng và ban hành được khung pháp lý cơ bản để phòng chống tình trạng buôn bán người, tuy nhiên so với tình hình thực tiễn, vẫn cần phải rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật đồng bộ hơn.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng phòng chống mua bán người, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh BĐBP). Ảnh: Hoàng Gíang

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng Chống mua bán người, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh BĐBP) cho biết, trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc trong công tác phòng chống mua bán người. Tuy nhiên, thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong các vụ án mua bán người cũng còn gặp khó khăn, vướng mắc.

Trong vụ án mua bán người phải chứng minh được mục đích của các hành vi: “Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao và tiếp nhận” người. Với hành vi “chuyển giao và tiếp nhận” người thì phải chứng minh được mục đích là “để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”. Nếu được thực hiện trong nước (mua bán trong nước) thì cơ quan điều tra không gặp khó khăn. Nhưng với những trường hợp “chuyển giao và tiếp nhận” được thực hiện ở nước ngoài thì rất khó khăn trong thu thập chứng cứ. Trên thực thế, đa số các hành vi “chuyển giao và tiếp nhận” trong vụ án mua bán người chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài.

Với các hành vi “tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp” người thì phải chứng minh được mục đích “kép” là “để chuyển giao” và “nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”. Mà hầu hết hành vi “chuyển giao” được thực hiện ở nước ngoài nên mặc dù các đối tượng có hành vi “tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp” người trong nước nhưng không xử lý được về tội mua bán người.

Bên cạnh đó, quá trình điều tra các vụ án mua bán người thường thực hiện là truy xét, rất ít trường hợp bị bắt quả tang. Do vậy, đối với các vụ án không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, chỉ khi người bị hại trốn từ nước ngoài về và có đơn tố cáo thì đối tượng phạm tội mới bị phát hiện.

Để việc áp dụng pháp luật thống nhất, thuận lợi trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về mua bán người, Đại tá Phạm Long Biên đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về các vướng mắc nêu trên, góp phần đẩy lùi hoạt động của tội phạm mua bán người nói riêng và các loại tội phạm nói chung.

Bên cạnh đó, theo ý kiến giới luật sư, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phòng, chống mua bán người hầu hết được ban hành đã 5-6 năm, nên nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Đơn cử, theo định nghĩa về “buôn bán người” quy định tại Điều 3 Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc, thì chỉ cần một trong các hành vi vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột sẽ cấu thành tội buôn bán người.

Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 150, 151 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), để cấu thành tội “mua bán người”, “mua bán người dưới 16 tuổi” cần phải có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người; việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người chỉ cấu thành tội “mua bán người", “mua bán người dưới 16 tuổi” nếu như nhằm thực hiện các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người. Như vậy, khái niệm “mua bán người” theo quy định của pháp luật Việt Nam và Nghị định thư nêu trên còn khác biệt dẫn đến khó khăn trong việc xác định nạn nhân trong các vụ án. Nhiều trường hợp phía nước ngoài xem là nạn nhân bị mua bán (theo phán quyết của Tòa án) nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chưa đủ cơ sở xác định nạn nhân (ví dụ như các trường hợp ngư dân Việt Nam bị phía Thái Lan xem là nạn nhân bị mua bán trên tàu cá).

Bên cạnh đó, việc xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để họ hưởng các chế độ hỗ trợ hiện chưa phù hợp với thực tiễn. Có nhiều người bị hại bị mua bán xảy ra đã lâu, không thể nhớ chính xác sự việc nên không xác định được đối tượng chủ mưu, thực hiện hành vi mua bán, và cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh họ là nạn nhân trong các vụ mua bán người. Hay các đối tượng trong thời gian chờ xác minh là nạn nhân cũng cần được hưởng các chế độ hỗ trợ như nạn nhân và thực tế các cơ quan chức năng đã hỗ trợ như nạn nhân, nhưng khi xác minh họ không đủ điều kiện xác định là nạn nhân, dẫn đến khó khăn về chi trả kinh phí đã thực hiện.

Hơn nữa, Luật hiện hành chỉ quy định nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý trong thời gian cư trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Trong khi đó, nhiều nạn nhân trở về với những sang chấn về mặt tâm lý, hoảng loạn, lo lắng bị trả thù sau khi cung cấp thông tin cho công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển,… hoặc khi trở về địa phương bị kỳ thị, xa lánh, rất cần được hỗ trợ tâm lý. Hay các quy định chỉ có nạn nhân thuộc hộ nghèo mới được xem xét hỗ trợ văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu; mức chi hỗ trợ khó khăn ban đầu cho nạn nhân còn thấp (1 triệu đồng/người), chưa bảo đảm cuộc sống khi về địa phương hòa nhập cộng đồng, các quy định về trình tự, thủ tục nhận hỗ trợ chưa cụ thể, thống nhất...

Vì thế, rất cần rà soát lại các văn bản, quy định sao cho phù hợp, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo và có tính ổn định lâu dài; phân công nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, thủ đoạn của bọn tội phạm này để nhân dân nâng cao cảnh giác và góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trên tinh thần hoạt động mua bán người là tội ác đối với nhân loại.

Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với người về từ vùng dịch Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với người về từ vùng dịch
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Công điện về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, từ 18h ngày 7/7, Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với người đến từ các vùng dịch.
Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Truyền thông, giáo dục, giúp chị em tự tin, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; song song với đó, lực lượng chức năng tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng, hoàn thiện pháp luật; hợp tác quốc tế ... Đó là hàng loạt những biện pháp được thực hiện triệt để, hiệu quả trong công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam.
Cư dân Việt Nam giúp thành phố Koriyama (Nhật Bản) làm video phòng chống thiên tai Cư dân Việt Nam giúp thành phố Koriyama (Nhật Bản) làm video phòng chống thiên tai
Koriyama, Fukushima – thành phố ở phía Đông Bắc, Nhật Bản với sự giúp đỡ của những người Việt Nam sống tại cộng đồng đã phát hành các video với phụ đề bằng nhiều thứ tiếng nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai của người dân nước ngoài.

Vĩnh Hoàng - Hoàng Giang/Baochinhphu.vn
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Phát hành tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”

Phát hành tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.
Công ty Thủy điện Đồng Nai tuyên truyền phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024

Công ty Thủy điện Đồng Nai tuyên truyền phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024

Chiều ngày 12/11/2024, Công ty Thủy điện Đồng Nai phối hợp cùng với UBND xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị truyền thông phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và các quy định về đảm bảo an toàn hồ đập năm 2024 đến người dân để hiểu rõ đầy đủ các thông tin khi Nhà máy vận hành điều tiết hồ chứa, vận hành phát điện; các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa; các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước và cách phòng, tránh; nâng cao hiệu quả trong công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Hơn 100 hộ dân và cán bộ thôn, xã trên địa bàn đã đến tham dự Hội nghị.
Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Sáng ngày 29/9/2024, tại Hội trường Diên Hồng, Toà nhà Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024.

Bình luận

Đọc nhiều

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

Ngày 9/5 tại tỉnh Quảng Trị, World Vision International tại Việt Nam (WVIV) cho biết đã phối hợp với ADM triển khai thành công dự án thủy lợi "Đảm bảo nguồn nước tưới, nâng cao đời sống hộ nông dân” tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Dự án không chỉ cải thiện hệ thống thủy lợi mà còn góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình.
Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Ngày 9/5, tại thủ đô Vientiane, Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025). Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm được mời làm diễn giả chính tại sự kiện.
Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng Robert Fico khẳng định Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Ngày 9/5, tại TP. Nha Trang, Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (9/5/1945 – 9/5/2025). Trước đó, Huế cũng có nhiều hoạt động tương tự cùng triển lãm ảnh.
TỌA ĐÀM 'ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ THEO NGHỊ QUYẾT 68 - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY'

TỌA ĐÀM 'ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ THEO NGHỊ QUYẾT 68 - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY'

Ngày 9/5, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" với sự tham dự của các vị khách mới là lãnh đạo bộ, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024