Tiêu thụ rượu bia doanh nghiệp nói thấp, cơ quan quản lý nhà nước nói cao
Đó là ý kiến tại hội thảo và Bộ Y tế tổ chức hội thảo nhằm làm rõ quan điểm của Bộ trong việc xây dựng dự luật và lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp để hoàn thiện dự luật.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh T.D.
Bộ Y tế khẳng định lượng tiêu thụ rượu bia/người ở nước ta cao so với thế giới
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã công bố số liệu của Viện Chính sách chiến lược y tế là số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng cồn nguyên chất tiêu thụ của Việt Nam là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 nước thành viên WHO.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cung cấp thêm thông tin: Tỉ lệ uống rượu bia ở Việt Nam là 77% nam/11% nữ; thế giới là 48% nam/29 % nữ; nên con số trung bình tỉ lệ uống rượu bia ở Việt Nam theo giới rất cao. Với số liệu mà các tổ chức khảo sát, thu thập được thì nam giới uống rượu nhiều gấp hơn 7 lần nữ giới.
![]() |
Ảnh minh họa trên internet.
"Nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia thì một người nam của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất/năm", ông Quang phân tích.
Đề xuất xem xét tính khả thi của các quy định
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội rượu bia-nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, con số mà Bộ Y tế công bố không cao hơn nhiều mức bình quân thế giới và ở trong ngưỡng không đáng lo ngại. Thậm chí, nó còn ở mức tiêu dùng trung bình và tăng trưởng thấp.
![]() |
Ảnh minh họa trên internet.
Theo ông Việt, dự án luật nên đổi tên dự luật thành "Luật Phòng, chống tác hại đồ uống có cồn".
Ông Việt đề xuất Ban soạn thảo dự Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia xem xét tính khả thi của các quy định như: Đề xuất hạn chế quảng cáo, tài trợ đối với bia và đề xuất hạn chế thời gian bán bia và địa điểm bán bia.
Ông Việt cũng đề nghị không thành lập quỹ nâng cao sức khoẻ từ nguồn thu đối với rượu bia.
Tại hội thảo, đại diện một số công ty sản xuất rượu bia cũng đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia nên tập trung vào việc ngăn cấm lưu hành đồ uống có cồn trái phép và bỏ nội dung cấm và hạn chế quảng cáo, tài trợ đối với các sản phẩm bia có nồng độ cồn dưới 15%; bãi bỏ quy định giới hạn thời gian bán bia hoặc chỉ giới hạn một số địa điểm như gần trường học, trung tâm y tế, địa điểm tôn giáo…
Trước các ý kiến trên, ông Quang Huy đại diện Bộ Y tế thông tin: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia hiện có tới 85 văn bản từ luật đến các văn bản dưới luật nhưng hiện chỉ còn 33 văn bản còn hiệu lực. Các văn bản này chủ yếu điều chỉnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và xử phạt đối với rất ít các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia.
Lý giải cho việc lựa chọn tên gọi "Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia", đại diện Vụ Pháp chế cho rằng, sử dụng tên này bởi bao gồm cả 2 khía cạnh: Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và kiểm soát đồ uống có cồn.
Dự luật quy định về các biện pháp phòng chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác (gọi chung là rượu, bia) bao gồm: Kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bộ Y tế đã tham khảo chính sách, pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, các quy định về thời gian, địa điểm cấm bán, cấp phép, cấm quảng cáo/giờ quảng cáo, nồng độ cồn, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tối thiểu... trong các luật liên quan thì có tới 100/166 quốc gia đã quy định.
N.Huệ
Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
