--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
06:00 | 01/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tinh mơ ở cảng cá Thọ Quang: Xôn xao, tấp nập hơn ban ngày

Sớm tinh mơ, trên đường phố còn thưa người qua lại nhưng cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) đã tấp nập, xôn xao tiếng cười nói của những người mưu sinh trên bến cá. Người đưa cá từ tàu, ghe vào bờ; người vận chuyển tôm, cá, mực từ ghe lên; người phân loại hải sản, người cân hàng… làm cho cảng cá luôn ồn ã.

Chuyện chưa kể về hải đăng "4 không" ở thành phố đáng sống Lọt top 5 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á: Vịnh Hạ Long có những gì? “Cây đại thụ” vùng ngã ba biên giới

sang som tap nap tren cang ca tho quang

Một góc cảng cá Thọ Quang buổi sáng sớm

Cảng cá lúc nửa đêm

Ngày làm việc mới ở cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) bắt đầu từ 2 giờ sáng. Khi bóng đêm còn bao phủ, từng tốp người đã đổ về cảng cá. Tàu cá vẫn ra vào tấp nập. Hàng tấn cá tươi rói lần lượt được bốc từ trong khoang các con tàu xuống bán cho vựa cá. Mùa này, cá chưa nhiều và cũng chưa phải mùa vụ chính (tháng 7-8 âm lịch mới vào chính mùa) nhưng nhiều tàu đánh bắt khơi xa vẫn cập bến để bán cá. Cá cập cảng mùa này chủ yếu là cá nục, cá thu, cá bạc má, cá chao cháo, mực ống, mực nang. Thi thoảng đánh bắt được một vài loại cá đặc biệt khác.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Nhiều loại hải sản được đưa về cảng cá

Anh Nguyễn Trí, chủ một tàu cá ở đây cho biết, do tàu của anh có công suất nhỏ nên anh và các bạn chài chỉ đánh bắt gần bờ. Thời gian gần đây biển lặng, nên chiều nào anh cũng giong thuyền ra ngoài vịnh để đánh bắt cá gần bờ, đến nửa đêm thì anh lái tàu về để nhập cá vào cảng.

Theo anh Nguyễn Thanh, chủ một tàu cá khác chia sẻ thì dù sản lượng năm nay có giảm so với những năm trước, nhưng số lượng tàu thuyền ra khơi vẫn đều. Những chủ tàu cá ở đây đã tiết kiệm chi phí và đánh bắt hiệu quả hơn. “Dù thế nào chăng nữa cũng phải bám biển đến cùng, vì nghề đánh bắt là truyền thống của cha ông để lại. Hơn nữa phải tạo được công ăn việc làm cho bạn chài để họ có cái nuôi sống gia đình họ, nhờ đó giữ được nghề, có miếng cơm cùng nhau chứ!”, anh Thanh nói.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Những người đi biển, người bốc xếp cá từ tàu đưa cá từ khoang lên bờ

Không chỉ có các tàu cá, tại cảng cá Thọ Quang này còn có đội ngũ những người làm nghề khuân vác cá. Nhiều người có thâm niên hàng chục năm làm việc ở cảng cá này để nuôi gia đình. Anh Phan Văn Hoàng (37 tuổi) có thâm niên 10 năm gắn bó với cảng cá này cho biết: “Sáng ra cảng làm phu khuân vác kiếm thêm tiền nuôi gia đình. Công việc phụ thuộc theo ghe cá, ngày ít thì 4-5 chuyến, ngày nhiều có khi vận chuyển 15-20 chuyến, cũng không quá vất vả, thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian ở nhà với vợ và 4 đứa con đang tuổi ăn học của mình”.

Anh Hoàng chỉ về phía hơn chục người đang ngồi nghỉ tay sau khi vận chuyển hết 120 giỏ cá từ ghe lên bờ. Nửa đêm về sáng thời tiết còn khá mát mẻ nhưng lưng áo các anh đẫm ướt mồ hôi. Anh Nguyễn Đức Lân (43 tuổi, Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam) đã 8 năm làm công việc bốc xếp. Anh bảo tùy theo sức khỏe, lao động sẽ chọn cho mình công việc phù hợp để mưu sinh. Anh cùng vài người khác từ quê ra đây làm việc từ 2 giờ sáng. Ngày nào xong sớm thì khoảng 10 giờ sáng được về nhà. Nhưng cũng có khi ghe vào nhiều, anh em phải làm việc tới giữa trưa.

Công việc nặng nhọc, tay người nào cũng có những cục chai lớn. Nhưng nhiều khi biển cũng chẳng chiều lòng người, có khi mấy ngày liền sóng to gió cả, thuyền ghe không vào ra cảng là cũng theo đó mà những người đi làm thuê như các anh cũng nghỉ làm. "Nhưng nghề nào cũng có những vất vả riêng, với tôi và những người lao động khác, mức thu nhập bình quân khoảng 5-7 triệu đồng/tháng đủ để tôi tằn tiện sống, dành dụm phần nào cho gia đình. Vì thế, chúng tôi sẽ gắn bó lâu dài với cảng cá, với biển. Với chúng tôi, cảng là nhà!”.

Cảng cá Thọ Quang đã giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 400 lao động/ngày. Đa phần họ mưu sinh bằng đủ loại công việc: khuân vác, rửa cá, phân loại, bán thức ăn, nước giải khát cho lao động, tải nước, chở xăng dầu, mót cá và những người buôn cá…

Dưới ánh đèn vàng hắt ra từ những vựa thu mua hải sản bên cạnh, có thể nhìn rõ vẻ ngái ngủ trên gương mặt nhiều người. Nhưng với họ, việc mưu sinh vẫn là ưu tiên số một. Trên luồng nước, những chiếc ghe, tàu nối đuôi nhau cập cảng mang theo đầy ắp cá tôm. Từng tổ bốc vác hơn chục thanh niên kéo xe đẩy ùa ra sát mép nước nhận cá từ ghe rồi vội vàng kéo lên bờ. Những phụ nữ cũng tất tả quang gánh, đi như chạy cạnh bên. Dường như, ai cũng sợ chỉ cần chậm chân một chút, thu nhập của một ngày làm việc sẽ giảm.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Mùa này biển lặng, các tàu cá xa bờ đều đánh bắt được

Trời càng về sáng, không khí làm việc trên bến càng khẩn trương. Hàng trăm con người vây quanh từng đống cá đủ loại, nhanh tay phân loại cá, cân ký, cắt đầu, bốc lên xe… Ở góc khác, vài người hì hục chuyển đá, nước, bơm dầu vào những can nhựa loại 40-50 lít… chuẩn bị chuyến biển mới. Tiếng nói cười râm ran cả một vùng mặt nước rộng.

Những dáng tóc dài mưu sinh

Nếu như những việc nặng như: gánh cá, chèo đò, khuân vác đòi hỏi sức khỏe của nam giới, thì công việc nhỏ, đòi hỏi sự tỉ mỉ như phân loại tôm, ghẹ, cá thường dành cho chị em phụ nữ.

Vừa thoăn thoắt phân loại những con cá mối, cá phèn, cá đỏng, cá mắt kiếng... chị Nguyễn Thị Nhuột (39 tuổi, phường Thanh Hà) vừa cắt việc cho những đồng nghiệp. Những giỏ cá đầy ắp sau khi phân loại sẽ được đưa đến nơi tập kết để đưa đi sơ chế hoặc giao cho những thương lái khác. Chị kể: “Bình quân mỗi tháng làm 20 ngày, có tháng ghe tàu vào nhiều thì làm nhiều hơn, có tháng ít hơn. Tùy theo lượng cá, ngày nào nhanh thì vài tiếng là xong, ngày có cá về nhiều chị em phải phân loại tới sáng mới xong”. Một điều dễ nhận thấy là lao động làm công việc phân loại hải sản đều là phụ nữ. Hàng chục người phụ nữ luôn kín mít trong bộ đồ “bảo hộ” như khẩu trang, ủng, bao tay cao su cặm cụi làm việc. Thỉnh thoảng các chị lại đùa giỡn với nhau hoặc góp vui bằng vài câu chuyện tếu hay những câu chuyện về cuộc sống gia đình.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Nhiều người sức khỏe yếu, hoặc các chị em phụ nữ làm công việc phân loại cá tôm

Không làm công việc phân loại hải sản nhưng chị Lệ và chồng đã có hơn 10 năm mưu sinh ở cảng Thanh Hà. Mỗi khi ghe vào, dù là sáng sớm tinh mơ hay tối mịt, vợ chồng chị cũng tranh thủ mua lẻ khoảng 20-30 giỏ cá, tôm, ghẹ, sau đó phân loại và bán kiếm lời. Ít vốn, chị mở quán cà phê “cóc” nhỏ ngay tại cảng, phục vụ cà phê, nước uống cho lao động tại cảng. Cả ngày, gia đình chị cũng “bám” cảng 14 - 15 tiếng, kiếm tiền nuôi 3 đứa con ăn học. Chị nói: “Thời gian tôi ở cảng cá nhiều hơn ở nhà. Nhưng tôi và những lao động khác đều vì mưu sinh mà ở đây. Nếu chịu khó, chăm chỉ, chúng tôi có thể lo được cho các con mình một cuộc sống tốt hơn, thế là đủ rồi!”.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Trên cảng cá Thọ Quang lúc bình minh

Mỗi con người trên cảng cá này là một hoàn cảnh, nhưng đều có chung một ước mơ ấp ủ mong sao “trời yên biển lặng” để gom đủ tiền lo cuộc sống cho gia đình. Vậy mà, không phải ai cũng có được khi cảng cá là nơi bám trụ sinh nhai, dễ sống nhưng sống được không dễ dàng gì.

sang som tap nap tren cang ca tho quang
Sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu và thuyền viên lại tất bật chuẩn bị ghe lưới cho chuyến biển tiếp theo

Rời cảng Thọ Quang khi nắng đã vượt quá đỉnh đầu. Trong không gian đặc quánh mùi oi nồng của cảng cá và cái nóng hầm hập bốc lên từ bãi, hàng trăm người vẫn cần mẫn mưu sinh. Thi thoảng, họ dừng tay, túm tụm chuyện trò, cười đùa rồi lại nhanh chóng vào vị trí công việc mỗi khi có một chiếc thuyền mới cập bến. Công việc của họ dường như là một vòng quay bất tận. Cuộc sống trên cảng cá cứ bình lặng trôi đi hằng ngày như thế…

Minh Ngọc - Thế Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phi chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng gần 50 tỷ đồng giai đoạn 2013-2018

Phi chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng gần 50 tỷ đồng giai đoạn 2013-2018

Vừa qua, Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc Thành phố Đà Nẵng đã tiến hành đại hội lần thứ 3, nhiệm kỳ 2019-2024. Bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Đà Nẵng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội khoá 3.
Chuyện chưa kể về hải đăng "4 không" ở thành phố đáng sống

Chuyện chưa kể về hải đăng "4 không" ở thành phố đáng sống

Hải đăng Sơn Trà là một trong những ngọn hải đăng cổ của bờ biển Việt Nam với lịch sử gần 120 năm vào năm 1902 do người Pháp xây dựng. Ở đó có những người ngày ngày giữ cho ánh sáng của hải đăng chiếu xa hướng dẫn cho tàu bè qua lại.
Bộ Giao thông nói gì về việc cao tốc 34.000 tỷ liên tục sụt lún?

Bộ Giao thông nói gì về việc cao tốc 34.000 tỷ liên tục sụt lún?

Sau khi có thông tin phản ánh về việc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị lún, sụt cục bộ, Bộ Giao thông vận tải đã ra văn bản yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai kiểm tra, khắc phục.
Du lịch miền Trung Việt Nam - Điểm đến mới cho du khách Australia

Du lịch miền Trung Việt Nam - Điểm đến mới cho du khách Australia

Ngày 11/9, tại thành phố Melbourne, 3 tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam phối hợp tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Australia, đặc biệt là kết nối giữa thị trường khách du lịch Australia với miền Trung Việt Nam.
Bùng nổ lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng

Bùng nổ lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng

Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong 3 ngày từ 11-13/7, thành phố ghi nhận 455 chuyến bay đến địa phương. Đặc biệt, ngay trước đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 có tới 162 chuyến bay hạ cánh, tăng hơn 40% so với ngày trong tuần.
Bãi biển Việt Nam là điểm đến yêu thích của du khách Hàn Quốc

Bãi biển Việt Nam là điểm đến yêu thích của du khách Hàn Quốc

Ngày 2/4, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda (mạng lưới toàn cầu với 4 triệu khách sạn và cơ sở nghỉ dưỡng và nhiều sản phẩm khác) công bố du khách Hàn Quốc đang "phải lòng" những bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam.

Đọc nhiều

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

Ngày 9/5 tại tỉnh Quảng Trị, World Vision International tại Việt Nam (WVIV) cho biết đã phối hợp với ADM triển khai thành công dự án thủy lợi "Đảm bảo nguồn nước tưới, nâng cao đời sống hộ nông dân” tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Dự án không chỉ cải thiện hệ thống thủy lợi mà còn góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình.
Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng Robert Fico khẳng định Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Ngày 9/5, tại thủ đô Vientiane, Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025). Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm được mời làm diễn giả chính tại sự kiện.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Ngày 9/5/2025, Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đó ông Phạm Hữu Hoa, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại chùa Tam Bảo, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Ngày 9/5, tại TP. Nha Trang, Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (9/5/1945 – 9/5/2025). Trước đó, Huế cũng có nhiều hoạt động tương tự cùng triển lãm ảnh.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024