--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
08:59 | 31/05/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tôi bất lực nhìn con mình gục ngã trước áp lực điểm số

Từng trải qua thời đi học mà không hề bận tâm ganh đua thành tích, vậy tại sao cha mẹ lại luôn cố tạo sức ép buộc con mình phải đạt điểm cao?
Tiêu chuẩn giáo dục trong lòng mẹ 'Trường dạy kiểu gì mà 42/43 em một lớp có giấy khen học sinh giỏi' Tranh cãi gay gắt chuyện bắt học sinh quỳ sẽ hết hư
toi bat luc nhin con minh guc nga truoc ap luc diem so
toi bat luc nhin con minh guc nga truoc ap luc diem so

Christine Burke

Blogger

Christine Burke là biên tập viên của Grown and Flown, một chuyên trang chia sẻ kinh nghiệm làm cha mẹ ở Mỹ. Bà Burke cũng sở hữu trang web www.keeperofthefbeanloops.com chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy con. Bài viết của bà Burke được đăng tải trên các ấn phẩm về gia đình nổi tiếng ở Mỹ như Today Show, Today Parenting Team, Scary Mommy. Đây là quan điểm của bà về áp lực học tập của trẻ em và kỳ vọng của cha mẹ đặt lên con cái. Zing.vn chuyển ngữ với sự đồng ý của tác giả.

Cảm giác tội lỗi bủa vây khi tôi cảm thấy bất lực, không thể bảo vệ con mình trước những khó khăn đi quá sức chịu đựng của một học sinh. Con trai tôi mới 15 tuổi và áp lực thành tích nặng nề, nỗi lo điểm số đang dần dần bào mòn thằng bé.

Hè năm ngoái, thằng bé lên lớp 11 và được chọn vào lớp bồi dưỡng môn Lịch sử dù điểm thi thấp hơn yêu cầu một chút. Cô giáo ở trường có nói với tôi đây là cơ hội tốt để nâng cao điểm số, đánh bóng hồ sơ vào đại học.

Nhưng cô cũng cảnh báo: Nếu theo học lớp bồi dưỡng, con trai tôi sẽ buộc phải “chiến đấu” bởi cường độ học rất nặng và mức độ kiến thức khó hơn rất nhiều. Với lượng bài tập khổng lồ, thằng bé có thể phải thường xuyên thức đêm để hoàn thành.

Vợ chồng tôi trăn trở điều này hàng đêm. Yêu cầu càng cao, bọn trẻ càng bị căng thẳng. Đổi lại, con đường vào đại học có thể sáng sủa hơn.

Tôi tham khảo giáo viên ở trường, hỏi ý kiến bạn bè. Một số thì khuyên con tôi nên tham gia vào các lớp học có guồng quay “khắc nghiệt” nhất. Số khác thì lại bảo nếu suốt ngày cắm đầu vào học thì làm sao con có vốn sống hay được rảnh tay vui chơi với bạn bè đồng trang lứa.

Sau rất nhiều ngày cân đong đo đếm, suy đi tính lại, vợ chồng tôi quyết định cho con theo học lớp nâng cao. Thằng bé có thể rút lui bất cứ lúc nào nếu cảm thấy quá tải.

Rất nhanh, tôi hối hận vô cùng vì lựa chọn đó.

Ám ảnh vô thức về điểm số

Tất cả những gì tôi chứng kiến là cảnh con mình phải ở lại trường đến 11 giờ đêm, 4 buổi một tuần để cố gắng bắt kịp tiến độ lớp học.

Con trai tôi phải dành hàng giờ liền vào cuối tuần để nhồi nhét mớ kiến thức dày đặc, chứa đầy các khái niệm dài dằng dặc mà tôi e là sẽ trôi tuột khỏi đầu khi kiểm tra xong.

Thằng bé phải dành hàng giờ liền vào cuối tuần để nhồi nhét mớ kiến thức dày đặc, chứa đầy các khái niệm dài dằng dặc mà tôi e là sẽ nhanh chóng trôi tuột khỏi đầu con khi bài kiểm tra kết thúc.

Tôi cũng từng chứng kiến con trai mình ái ngại từ chối tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè vì bận học.

Áp lực đè nặng từ lớp học nâng cao khiến những sở thích, nhu cầu giải trí như bao thiếu niên bình thường khác buộc phải nhường chỗ cho việc gắn chặt vào bài vở, không dám rời bàn học.

Tôi đã ở đó, chứng kiến con trai mình gục ngã trước sức ép quá lớn, nước mắt tuôn rơi cùng tình trạng kiệt sức.

Là một người mẹ, tôi cảm thấy bất lực trước cảnh tượng đau lòng đó.

Hơn chục năm trước, khi cả gia đình chuyển sang thành phố khác sinh sống, tôi mất ngủ triền miên vì lo lắng cho chuyện đi học của bọn trẻ.

Quy định về độ tuổi lớp mầm non ở các thành phố khác nhau. Con gái tôi khi đó mới ba tuổi - cái tuổi lỡ cỡ ở thành phố mới. Tôi phải lựa chọn: cho con học với các bạn nhỏ tuổi hơn, hoặc làm bài kiểm tra đánh giá để xác định xem con bé có đủ điều kiện theo học cùng những đứa trẻ lớn hơn không.

Tôi lo là nếu học với những đứa trẻ nhỏ hơn, con gái mình sẽ nản và khó hòa nhập khi phải học lại một số thứ đã biết. Còn nếu nhảy cóc, con bé sẽ khó mà bắt kịp.

Cha mẹ luôn cố tạo sức ép để con cái đạt điểm số cao nhất, thậm chí coi áp lực học hành là thứ mà những đứa trẻ buộc phải trải qua.

Tôi không biết rằng chính những trăn trở với chuyện học hành của một đứa trẻ ba tuổi là khởi nguồn cho nỗi ám ảnh về điểm số của con cái sau này.

Có lẽ cái câu “điểm số không nói lên tất cả” hay “học thế nào cũng được miễn là con cố hết sức” được các bậc làm cha làm mẹ thuộc nằm lòng. Ấy vậy mà bằng nhiều cách, cha mẹ luôn cố tạo sức ép để con cái đạt điểm số cao nhất, thậm chí coi áp lực học hành là thứ mà những đứa trẻ buộc phải trải qua.

Bằng cách nào đó, cha mẹ luôn mặc định con cái càng gặp nhiều thử thách trong học tập, kết quả càng có chiều hướng đi lên. Theo đó, việc giải quyết hết chồng bài tập cao ngất cùng áp lực phải thành công, tâm lý luôn trong tình trạng “căng như dây đàn” là một trải nghiệm cần thiết và tất yếu khi đi học.

Đừng để người ngoài phán quyết

Tuy nhiên, hơn ai hết, cha mẹ là những người nên thấu hiểu rõ nhất điều gì đúng đắn và phù hợp nhất với con cái, cũng như con mình có khả năng đến đâu.

Nếu như có cơ hội quay lại, tôi sẽ tin rằng con mình không cần điểm số cao hay danh hiệu nào để chứng minh là người giỏi nhất.

Tôi ước rằng mình đã không quá đặt nặng chuyện con phải vào được những lớp có những học sinh ưu tú hay phải đạt được thành tích đầu bảng để trúng tuyển trường đại học mong muốn.

Và tôi thật sự mong mỏi, những đứa trẻ sẽ không còn bị đánh giá bằng các tiêu chuẩn do chính các bậc phụ huynh tự gán lên con cái.

Với những cha mẹ đang lo lắng con mình không được nhìn nhận đúng năng lực, hãy cứ bình tâm và đừng để người ngoài phán quyết. Chỉ chính chúng ta mới hiểu đâu là lựa chọn thích hợp nhất cho con mình.

Với những cha mẹ còn đang hoang mang khi mọi người xung quanh đều nói rằng con bạn sẽ thất bại nếu không đạt thành tích nổi trội, hãy cứ để con trẻ tận hưởng niềm vui đến trường.

Hãy nói với con: không học lớp giỏi nhất, không đứng đầu lớp cũng đâu có sao. Sẽ chẳng có kết cục tồi tệ nào xảy ra nếu con cái chúng ta quyết định không theo đuổi một thứ mà bản thân chúng chưa sẵn sàng, hoặc chưa đủ khả năng xoay xở.

Với cá nhân tôi, bảng điểm hay thành tích thời đi học đã không còn mối liên hệ nào với cuộc sống sau này kể từ ngày tốt nghiệp.

Trên thực tế, các thế hệ cha mẹ lại là minh chứng rõ nhất cho điều này. Nhiều bậc phụ huynh từng trải qua thời đi học mà không hề bận tâm ganh đua thành tích hay xếp hạng bao nhiêu.

Bằng cách này hay cách khác, cuối cùng, bậc cha mẹ vẫn thành công và có công ăn việc làm ổn định. Với cá nhân tôi, bảng điểm hay thành tích thời đi học đã không còn mối liên hệ nào với cuộc sống sau này kể từ ngày tốt nghiệp.

Mọi thứ sẽ dễ thở hơn nhiều nếu cha mẹ chịu lùi lại để có cái nhìn tổng quan hơn và nhận ra quá nhiều kỳ vọng đặt lên đôi vai con cái chẳng thể đem lại kết quả tích cực.

Bởi chẳng cha mẹ nào muốn con mình nhớ về thời đi học với những kỷ niệm chỉ xoay quanh việc nửa đêm vẫn đang mắc kẹt trong đống bài vở ngồn ngộn, mỏi mệt và bực tức liên tiếp không ngừng.

Đặt bản thân trong tình huống đó, chính cha mẹ cũng đâu mong muốn điều tương tự.

Xem thêm:

toi bat luc nhin con minh guc nga truoc ap luc diem so “Là mẹ, tôi chắc chắn sẽ không để con phải quỳ trong lớp học”

Trẻ con, đánh nó một vài lần thì nó sợ. Nếu ngày nào cũng đánh, ắt nó không sợ nữa, nó sẽ có xu hướng ...

toi bat luc nhin con minh guc nga truoc ap luc diem so Quỳ không chết, con hư mới chết!

Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái ...

toi bat luc nhin con minh guc nga truoc ap luc diem so Nếu có ngày con bạn hâm mộ Khá Bảnh

(TĐO) - Nếu có một ngày nào đó con trai mình cũng hâm mộ hay hứng thú với một nhân vật như Khá Bảnh mình ...

Theo Christine Burke/ Illustration: Như Ý/ Biên dịch: Trà My
Nguồn: Zing

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND