--> -->
Trang chủ Hữu nghị
11:48 | 29/04/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tổng Bí thư Lê Duẩn: Kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc thống nhất đất nước

Đó là những đánh giá, bình luận của báo chí, công chúng và các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Quảng Trị tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trang trọng
Những lá thư chở vận mệnh non sông

Người kế tục xứng đáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Sau Hiệp định Genève 1954, đồng chí Lê Duẩn tự nguyện ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng trong điều kiện vô cùng gian khổ, ác liệt. Tại rừng U Minh, năm 1954 ông khởi thảo "Đề cương cách mạng miền Nam", văn kiện chiến lược quan trọng đặt nền móng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, mở đường cho việc ban hành Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (1959) - quyết định lịch sử cho phép kết hợp đấu tranh chính trị với bạo lực cách mạng.

Đồng chí Lê Duẩn đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam toàn quốc lần thứ III, được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tại Đại hội, đồng chí được bầu giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Tổng Bí thư). Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam toàn quốc lần thứ III, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Từ Đại hội III của Đảng (1960), trên cương vị Bí thư Thứ nhất, đồng chí Lê Duẩn trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Theo TTXVN, ông cùng Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã giải quyết thành công các vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Tại Đại hội III, bản Báo cáo chính trị do Lê Duẩn trình bày đã khẳng định con đường độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, việc lựa chọn một quyết sách đúng đắn, phù hợp cho cách mạng không dễ dàng.

Việt Nam không phải đất nước duy nhất bị chia cắt. Cùng thời kỳ, còn có Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Triều Tiên. Trong xu thế tạm thời hòa hoãn giữa hai “phe”, người ta thường nói đến “thi đua hòa bình” hay “trường kỳ mai phục” mà ít nói đến đấu tranh vũ trang, đến giải phóng đất nước, thống nhất hai miền. Đồng chí Lê Duẩn cũng khẳng định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là con đường của Việt Nam. Đó là con đường cách mạng của nhân dân Việt Nam và do nhân dân Việt Nam thực hiện vì những mục tiêu chính nghĩa của mình.

Định hình chiến lược "Chiến tranh nhân dân"

Từ năm 1960, trên cương vị Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn chịu trách nhiệm chủ yếu trước Bộ Chính trị và Trung ương Đảng về phong trào cách mạng miền Nam, trực tiếp chuẩn bị, soạn thảo các văn kiện cụ thể hóa và hoàn chỉnh dần đường lối cách mạng, xác định chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những đóng góp nổi bật nhất của ông là định hình và kiên trì thực hiện chiến lược "chiến tranh nhân dân" - trường kỳ, toàn dân, toàn diện.

Tổng Bí thư Lê Duẩn đón Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba, do Chủ tịch Fidel Castro dẫn đầu, sang thăm Việt Nam, ngày 12/9/1973. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tổng Bí thư Lê Duẩn đón Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba do Chủ tịch Fidel Castro dẫn đầu sang thăm Việt Nam, ngày 12/9/1973. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong cuốn Vietnam’s American War: A History (tạm dịch là: Cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam: Một lịch sử), nhà sử học Pierre Asselin viết: "Trong số các nhân vật chủ chốt tại Hà Nội, chính Lê Duẩn là người thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho chiến tranh, chủ trương sử dụng đấu tranh vũ trang như phương tiện chính để thống nhất đất nước. Ảnh hưởng của ông đối với việc hoạch định chiến lược trong chiến tranh chống Mỹ là không ai sánh kịp".

Chiến lược "chiến tranh nhân dân" được cụ thể hóa bằng việc xây dựng lực lượng ba thứ quân (chủ lực, địa phương, dân quân du kích), mở rộng phong trào cơ sở cách mạng ở cả thành thị, nông thôn, vùng núi, kết hợp đấu tranh chính trị với quân sự.

Tổng tiến công và nổi dậy: Kiến tạo bước ngoặt lịch sử

Ngay từ Hội nghị Trung ương 11 (3/1965), nghị quyết của Trung ương Đảng xác định rõ: cần kiên quyết đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, không ảo tưởng vào khả năng hòa bình, không trông chờ vào thiện chí của đế quốc Mỹ.

Ngày 24/4/1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Lữ đoàn xe tăng 202, đơn vị đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Nguỵ Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 24/4/1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Lữ đoàn xe tăng 202, đơn vị đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Nguỵ Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đường lối chiến lược ấy được cụ thể hóa bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Trong cuốn "Vietnam’s American War: A History", nhà sử học Pierre Asselin phân tích rằng, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân tuy không đạt được các mục tiêu quân sự tức thời, nhưng đã gây ra một cú sốc tâm lý sâu sắc đối với công chúng Mỹ, làm thay đổi cơ bản nhận thức của Mỹ về cuộc chiến.

Theo các phân tích lịch sử sau này, Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 được coi là một "bước ngoặt tâm lý" quan trọng, làm lung lay ý chí chính trị của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam

Nhà báo Walter Cronkite, sau chuyến thăm Việt Nam, đã phát biểu trên sóng CBS News (2/1968) rằng cuộc chiến sẽ "kết thúc trong thế bế tắc" và kêu gọi đàm phán danh dự. Lời tuyên bố này góp phần làm suy giảm sâu sắc niềm tin của công chúng Mỹ vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Chủ trương chiến lược nhất quán ấy tiếp tục phát triển đến cao trào Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Một tầm vóc lịch sử được quốc tế ghi nhận

Vai trò lịch sử của Tổng Bí thư Lê Duẩn được bạn bè quốc tế ghi nhận rộng rãi.

Trong bài viết The Man Who Won Vietnam’s War đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 30/4/2021, nhà nghiên cứu Mark Atwood Lawrence đánh giá: "Lê Duẩn, hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Việt Nam nào khác, là kiến trúc sư thực sự của thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dù ông vẫn ít được biết đến bên ngoài Việt Nam".

Tờ The New York Times, trong bài viết ngày 11/7/1986 cũng nhận xét: "Ông Lê (Lê Duẩn) được coi là kiến trúc sư trưởng của chiến lược chiến tranh của Hà Nội chống lại Mỹ".

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Cộng hòa Dân chủ Đức (15/10/1975). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tổng Bí thư Lê Duẩn (bên phải) thăm Cộng hòa Dân chủ Đức (15/10/1975). Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khi Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần tháng 7/1986, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chia buồn tới Việt Nam. Trong điện chia buồn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định: Đồng chí Lê Duẩn là người chiến sĩ kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản quốc tế.

Từ Havana, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Fidel Castro ca ngợi Tổng Bí thư Lê Duẩn là người bạn lớn của nhân dân Cuba, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và sự nghiệp cách mạng thế giới.

Báo The Guardian (Anh) cũng ghi nhận: “Lê Duẩn là nhà chiến lược chính của các chiến dịch quân sự Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ, luôn duy trì lập trường cứng rắn”.

Những đánh giá này khẳng định tầm vóc lịch sử của Tổng Bí thư Lê Duẩn: một nhà lãnh đạo chiến lược kiên định, sáng tạo, người đã góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Trải qua những thử thách của lịch sử, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Tư duy chiến lược thực tiễn, tinh thần kiên định và quyết đoán của ông là bài học quý giá, tiếp tục có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.

Tư duy sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn với Cách mạng Việt Nam Tư duy sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn với Cách mạng Việt Nam
Tổng Bí thư dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn Tổng Bí thư dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Phan Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Những lá thư chở vận mệnh non sông

Những lá thư chở vận mệnh non sông

Một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc ta là cuộc chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở thế kỷ 20. Diệu kỳ thay chúng ta có thể chiêm ngưỡng điều đó qua những lá thư. Đó là thư viết tay, đánh máy của Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi tướng lĩnh, lãnh đạo miền Nam. Thư chuyển những mật lệnh, chỉ thị tối cao, những quan điểm, luận thuyết và cả kỹ chiến thuật chiến đấu. Và thư cũng thấm đẫm tình đồng chí, đồng bào; cũng tha thiết tâm tư một người con nước Việt. Thư đó sau này được in thành tuyển tập “Thư vào Nam” với những giá trị đặc biệt và độc đáo cho hậu thế.

Đọc nhiều

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Giải bóng đá người Việt tại Nhật chào mừng đại lễ 30/4

Ngày 27/4, tại sân vận động Aino, thành phố Fukuroi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của cộng đồng người Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại vùng Chubu của Nhật Bản.
Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới

Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới

Top 10 thành phố và top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam vừa được công bố trong khuôn khổ Giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13 do Booking tổ chức. Trong đó, Kiên Giang lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục Điểm đến thân thiện nhất thế giới, xếp thứ 9.
Giáo sư, Tiến sĩ Ahn Kyong-Hwan (Hàn Quốc): Người Việt Nam tự tin rằng “Tôi có thể làm được”

Giáo sư, Tiến sĩ Ahn Kyong-Hwan (Hàn Quốc): Người Việt Nam tự tin rằng “Tôi có thể làm được”

Những ngày này, khi Việt Nam kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người dân Việt Nam tràn ngập niềm tự hào, niềm vui. Và nó chứa đầy sự tự tin rằng “Tôi có thể làm được”. Nhân dân Việt Nam là một dân tộc xứng đáng được độc lập, tự do và hạnh phúc. Bởi vì họ là những người hiểu được giá trị đích thực của sự độc lập, tự do và hạnh phúc. Tôi hy vọng rằng, bằng sự đoàn kết của toàn thể nhân dân hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành một nước tiên tiến.
Tổng Bí thư Lê Duẩn: Kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc thống nhất đất nước

Tổng Bí thư Lê Duẩn: Kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc thống nhất đất nước

Đó là những đánh giá, bình luận của báo chí, công chúng và các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Người Việt tưởng nhớ quá khứ bằng niềm tự hào và lòng biết ơn

Người Việt tưởng nhớ quá khứ bằng niềm tự hào và lòng biết ơn

Với Timothée Rousselin (Pháp), ngày 30/4 là biểu tượng của khát vọng hòa bình và tinh thần đoàn kết không hận thù...

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Ngày 25/4 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn nhằm nâng cao nhận thức người dân trên thế giới về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, phân luồng giao thông tại Hà Nội ra sao?

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn phân luồng và tổ chức giao thông chi tiết.
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.