
TP.HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 28 nghìn tỷ, Bộ Tài chính nói gì?
![]() |
Người dân TP.HCM nhận quà từ chương trình 'Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương' |
Cụ thể, đối với đề nghị hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng để dự kiến hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian 98 ngày cho 4.740.330 người lao động nghèo và 1.500.000 đồng/hộ/tháng trong thời gian 2 tháng cho các hộ nghèo, Bộ Tài chính cho rằng đây là chính sách đặc thù do UBND TP.HCM đề xuất.
Bộ Tài chính cho biết hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị TP.HCM chủ động sắp xếp ngân sách địa phương và có các giải pháp huy động nguồn lực xã hội, các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ người dân cho phù hợp.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp kiến nghị của các địa phương để trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải pháp nguồn lực của ngân sách Nhà nước và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Trước đó, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng và Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ cho ngân sách TP số tiền là 27.967.947 triệu đồng và 142.200.000 kg gạo để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian TP áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Theo thống kê của TP.HCM, trên địa bàn có số hộ lao động nghèo dự kiến hỗ trợ là 1.580.110 hộ; số người lao động nghèo dự kiến hỗ trợ là 4.740.330 người.
Mức hỗ trợ được đề xuất: Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/hộ/ngày; hỗ trợ tiền thuê phòng trọ 1.500.000 đồng/hộ/tháng (theo mức thuê phòng trọ bình quân tại TP.HCM); hỗ trợ gạo là 15 kg/người.
TP.HCM cho biết đề xuất trên nhằm giúp người dân, người lao động nghèo gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, tránh tình trạng rời thành phố để sang các tỉnh khác hoặc về quê.
![]() Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2021. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. |
![]() Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Đại sứ tiếp tục bằng mọi cách, mọi kênh, kể cả tranh thủ nguồn dôi dư, trao đổi hoặc mua vaccine phòng COVID-19, quyết liệt hơn nữa trong việc vận động, tìm kiếm thêm các nguồn cung vaccine và trang thiết bị y tế nhanh nhất và sớm nhất để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong nước. |
Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều 5/9 về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Giãn cách xã hội phải làm triệt để và trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Dứt khoát không để tình trạng giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội. Cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine. |
Tin bài liên quan

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Giới thiệu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tới bạn bè quốc tế

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3
Đọc nhiều

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Hành trình tìm lại nụ cười của bé Vừ Thanh Hóa

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm Việt Nam và đồng chủ trì họp nội các chung
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
