--> -->
Trang chủ Kinh tế Sản phẩm dịch vụ
16:41 | 22/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trách nhiệm thuộc về ai nếu xảy ra thiếu điện?

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là bước sang năm 2022, trong khi một số ngành đang kỳ vọng phục hồi trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát cơ bản thì với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đây lại là thời điểm “đau đầu” nhất khi đối mặt nguy cơ thiếu điện, đặc biệt là với miền Bắc.

Những con số ám ảnh

Với một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng như Việt Nam, khoảng 6%-7%/năm khi chưa có dịch Covid-19, thì nhu cầu hàng năm về điện là rất lớn. Ước tính, yêu cầu tăng trưởng nguồn cung điện đều phải lớn hơn từ 1%-2% so với mức tăng trưởng kinh tế. Nếu không đáp ứng được tỷ lệ trên thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện cục bộ cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là trong những thời điểm nhu cầu sử dụng điện vọt lên rất cao vào những tháng nắng nóng đỉnh điểm.

Với những người làm công tác điều độ điều này không xa lạ gì. Ngay trong năm 2021 này, EVN đã phải điều chỉnh tải trong các ngày nắng nóng gay gắt vào đầu tháng 6 và 7 tại miền Bắc. Nếu không làm vậy thì chắc chắn không đảm bảo vận hành an toàn hệ thống. Điều này thì ai cũng biết, nhưng chỉ đáng tiếc là tình trạng như vậy sẽ không dừng lại ở năm nay.

Trách nhiệm thuộc về ai nếu xảy ra thiếu điện?
Mùa nắng nóng có thể thiếu điện.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, giai đoạn từ năm 2021 - 2023, trong 3 tháng 5, 6 và 7, miền Bắc có thể thiếu hụt công suất khoảng 1.000-2.700 MW với phương án cơ sở, và 1.300-5.500 MW với phương án cao.

Nhưng sự bi đát chưa dừng ở đó, vào 2 năm tiếp theo là 2024 và 2025, tình hình tại miền Bắc sẽ ngột ngạt hơn, nhiều thời điểm công suất khả dụng có khả năng thiếu so với công suất đỉnh có thể lên tới 4.500-7.500 MW. Thực tế, đó là những con số không ai muốn nghĩ đến.

Đây đúng là nan đề với EVN, vì các nhà máy thuỷ điện sẽ suy giảm công suất khả dụng vào đúng thời gian cao điểm này, và éo le hơn nữa nguồn điện bổ sung cho miền Bắc thì lại vô cùng ít ỏi.

Lối thoát nào cho ngành điện?

Cũng như bất cứ một sản phẩm nào khác, với ngành điện thì khi thiếu hụt cũng chỉ có 2 cách, hoặc đầu tư nhà máy nguồn để sản xuất điện, hoặc đi mua điện, tất nhiên không ai hạn chế việc thực hiện song song 2 giải pháp.

Với giải pháp xây mới nhà máy phát điện, như loạt bài “Gỡ vướng thủ tục đầu tư cho ngành điện” tạp chí Thời Đại đã đăng, thì vấn đề thủ tục phê duyệt hiện đang là khúc mắc lớn nhất. 1 dự án nguồn điện đương nhiên không phải là 1 quán cà phê để sáng đàm phán, trưa đi thông báo rồi tối khai trương luôn. Với giá trị nhiều ngàn tỷ đồng, với bề rộng của ảnh hưởng và tác động…thì dự án nguồn điện đương nhiên phải làm cẩn trọng, nhưng cẩn trọng không có nghĩa biến quy trình thẩm định trở thành nguyên nhân của những hệ quả sau này. Không ít dự án cả nguồn lẫn lưới của EVN đang nhích từng bước theo đúng nghĩa đen của từ này. Có dự án còn quay trở lại đúng điểm bế tắc, ví dụ khi vấp phải vấn đề xin chuyển đổi đất rừng.

Trách nhiệm thuộc về ai nếu xảy ra thiếu điện?
Cần tìm lối thoát cho ngành điện.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, mức tăng trưởng nhu cầu điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021-2025 là 8%/năm. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu điện năm 2021 này chỉ khoảng 4%. Với các năm 2022 đến 2025 ước mức tăng trưởng gần 9%/năm. Như vậy, nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2025 là 322 tỷ kWh, tương ứng điện sản xuất toàn hệ thống là 366,7 tỷ kWh. Đây là phương án 1. Với phương án 2 thì cao hơn phương án 1 là 11,6 tỷ kWh, tương ứng điện thương phẩm năm 2025 là hơn 332 tỷ kWh.

Nhìn chung, theo 1 chuyên gia thì về cơ bản có thể đảm bảo cung ứng điện khu vực miền Trung. Với miền Nam thì việc cung ứng điện sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ các trung tâm điện khí như khí Lô B - Ô Môn, Nhà máy điện LNG Nhơn Trạch 3,4, Hiệp Phước...Còn với miền Bắc thì mọi việc căng thẳng hơn rất nhiều, do gần như không có nguồn đáng kể bổ sung nên chỉ cần có sự cố tổ máy hoặc sự cố đường dây 500kV (đoạn mạch kép Hà Tĩnh - Nho Quan) là gây bất ổn.

Thiếu điện dẫn đến cắt điện là điều không ai muốn, EVN lại càng không vì lúc này “trăm dâu sẽ đổ đầu tằm”, còn “đổ” chính xác hay không thì chưa phải lúc bàn đến.

Nhưng thực tế là vậy, trong khả năng hạn chế thì ngoài việc mua điện từ các quốc gia khác, ví dụ như Lào, thì giải pháp “biết rồi khổ lắm, nói mãi” vẫn là đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà máy phát điện và lưới.

Nhưng đúng là “khổ lắm, nói mãi”, mọi việc từ nhận diện nguyên nhân đến phương án tháo gỡ dù đều được giải trình, gợi ý, đề xuất…nhưng sự thay đổi không rõ vì sao vẫn còn rất, rất xa mới được như mong đợi.

Mới đây trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương có nêu rõ là trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện. Vâng, có lẽ không có gì dễ dàng bằng việc nêu lên mục tiêu, nhưng còn đạt được hay không thì lại là chuyện khác.

Còn khoảng 6 tháng nữa là đến mùa hè năm 2022, mùa cao điểm cung ứng điện, không lẽ giờ lại trông vào may rủi từ thời tiết!

Bài 3: Tháo nút thắt từ đâu để không thiếu điện?

Bài 3: Tháo nút thắt từ đâu để không thiếu điện?

Thiếu điện có lẽ là một thảm họa không ai muốn xảy ra, và để không thiếu thì chỉ có hai cách, một là giảm nhu cầu sử dụng (đương nhiên là không thực tế) và thứ hai là tăng nguồn cung. Điều này ai cũng hiểu, nhưng muốn tăng nguồn cung theo kịp nhu cầu phụ tải thì phải gỡ vướng các rào cản trong thủ tục đầu tư. Vậy bắt đầu gỡ từ đâu?

Bài 2: Những dự án tưởng chừng vô định

Bài 2: Những dự án tưởng chừng vô định

Nhiều người nếu được biết về sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án của ngành điện sẽ rơi vào cảm giác như đang đọc truyện viễn tưởng, nhưng rất tiếc đó là thực tế hiện nay.

Bài 1: Dự án “đắp chiếu” vì chờ quy hoạch sử dụng đất

Bài 1: Dự án “đắp chiếu” vì chờ quy hoạch sử dụng đất

Trong lúc tin tức về dịch Covid-19 tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng thì thông tin Trung Quốc thiếu điện trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh có vẻ không thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, Việt Nam có nên bàng quan trước những sự kiện này hay không?
Lê Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Cải cách ngành điện không chỉ vì lợi ích của EVN

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Cải cách ngành điện không chỉ vì lợi ích của EVN

Có lẽ vì là cán bộ từ dưới đi lên (như chính lời tâm sự) nên ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có tư duy về phát triển vừa rất thực tế nhưng cũng rất bài bản, chiến lược, đặc biệt là về tư duy làm luật. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Tuấn về những định hướng lớn trong Luật Điện lực sửa đổi, về việc cải cách ngành điện cũng như về nội dung thời sự đang ám ảnh hiện nay là nỗi lo thiếu điện.
EVNI chung sức về đích với đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

EVNI chung sức về đích với đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Công ty cổ phần EVN Quốc tế - đơn vị liên kết của Tổng công ty Phát điện 1 - là một trong các đơn vị tham gia thi công tại Dự án đường dây 500kV Mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao nhất, đến nay toàn bộ các gói thầu do Công ty thực hiện đã cơ bản hoàn thành đi vào nghiệm thu và chuẩn bị đóng điện đúng tiến độ., EVNI chung sức về đích với đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Từ ngày 18-20/4 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao