--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:32 | 10/08/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tranh dân gian Kim Hoàng trở lại sau 70 năm "mất tích"

Theo Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã gần như biến mất kể từ lần xuất hiện vào Tết năm 1947. Và mãi 70 năm sau, người Việt mới được thưởng lại được nhìn thấy dòng tranh này xuất hiện trở lại.
Kim Duyên chia sẻ tâm sự sau thành tích tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên chia sẻ tâm sự sau thành tích tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2022
Đức: Lễ hội bia Oktoberfest trở lại sau 2 năm đại dịch COVID-19 Đức: Lễ hội bia Oktoberfest trở lại sau 2 năm đại dịch COVID-19

Chiều 9/8, lễ ra mắt cuốn sách Tranh dân gian Kim Hoàng đã được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội). Đây cuốn sách được chấp bút bởi nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà, bà hiện đang là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội - một trong những bảo tàng gốm sứ tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại sau 70 năm biệt tăm
Cuốn sách "Tranh dân gian Kim Hoàng" (Ảnh: BTC).

Nhắc đến tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Ít ai biết, Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ Kinh Kỳ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hoà, tranh dân gian Kim Hoàng hình thành từ nửa sau thế kỷ 18, xuất xứ từ làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, sánh ngang cùng dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống.

Giống với một số dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn và cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.

Trao đổi với báo chí, nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cho hay: "Khác với 30 dòng tranh dân gian Việt Nam khác, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã gần như biến mất kể từ lần xuất hiện vào Tết năm 1947. Câu chuyện của tranh dân gian Kim Hoàng không chỉ là lịch sử tranh dân gian Kim Hoàng, kĩ thuật sản xuất tranh... mà là câu chuyện phục hồi lại một dòng tranh dân gian. Công sức của tất cả các nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, các họa sĩ và nhân dân làng Kim Hoàng đã tạo nên một kì tích.

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại sau 70 năm biệt tăm
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa phát biểu tại lễ ra mắt sách.

Sau 70 năm "biệt tăm", dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại để tự đi những bước đi đầu tiên ở thế kỷ 21. 6 năm qua chưa phải là một thời gian quá dài đối với một dòng tranh được khôi phục kể từ cặp Thần kê đầu tiên. Và tôi hy vọng với sự nỗ lực của nghệ nhân Đào Văn Chung, ngọn lửa do tất cả mọi người thắp nên sẽ cháy mãi ở làng Kim Hoàng".

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, tranh Kim Hoàng dường như đứng trước một nguy cơ thất truyền, nếu như không có sự kịp thời phục hồi và phát huy giá trị của di sản này. Chính vì lẽ đó, song song với Dự án khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng, cuốn sách "Dòng tranh dân gian Kim Hoàng" ra đời là một nỗ lực để khẳng định vị trí của dòng tranh Kim Hoàng trong dòng chảy chung của tranh dân gian Việt Nam.

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại sau 70 năm biệt tăm
Nghệ nhân trẻ vẽ tranh Kim Hoàng.

Dự án "Khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng" được triển khai từ năm 2016 đến nay, do bà Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội làm chủ dự án. Dự án đã tập hợp được nhiều nghệ nhân và nhà sưu tầm tranh dân gian Việt Nam, các họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử mỹ thuật, nhiếp ảnh gia…

Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa hiện là Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội - một trong những bảo tàng gốm sứ tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Khởi đầu với công việc sưu tầm gốm sứ, trong quá trình đi sưu tầm bà đã phát hiện ra có nhiều dòng tranh dân gian đặc sắc đang lưu lạc hoặc đã thất truyền. Từ đó, với mong muốn bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản của ông cha ta để lại, nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa đã cất công tìm hiểu tư liệu, khảo sát điền dã thực địa để thực hiện và hoàn thành nhiều công trình khoa học đặc sắc về "tranh dân gian Việt Nam". Trong đó, một số công trình được in thành sách rất công phu như: Dòng tranh dân gian Đông Hồ, Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Dòng tranh dân gian Hàng Trống, Tranh dân gian Huế…

Năm 2020, hai cuốn sách mà nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa tham gia thực hiện đã được vinh danh tại Giải thưởng Sách Quốc gia gồm: Dòng tranh dân gian Đông Hồ; Dòng tranh dân gian Kim Hoàng.

Kết thúc Đại lễ bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi Kết thúc Đại lễ bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi
Hàng nghìn người diễu hành khép lại Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II.
'Gỡ vướng' cho người muốn trở lại quốc tịch Việt Nam 'Gỡ vướng' cho người muốn trở lại quốc tịch Việt Nam
Ngày 12/7, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chủ trì tọa đàm về chính sách pháp luật quốc tịch, khó khăn, vướng mắc và nguyện vọng của bà con kiều bào tại Cộng hòa Czech.
Đông Phong
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ra mắt sách viết về các loại bánh dân gian Việt Nam

Ra mắt sách viết về các loại bánh dân gian Việt Nam

Sáng 27/5, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh, công ty CP văn hóa phương Nam và nghệ nhân bánh dân gian Trần Thị Hiền Minh đã có buổi giao lưu, ra mắt cuốn sách “Thơm thảo xôi chè”. Đây là món quà dành tặng những ai đam mê nấu nướng, đặc biệt là đam mê các loại bánh, chè dân gian của Việt Nam.
Tiến sĩ giáo dục giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu đọc sách

Tiến sĩ giáo dục giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu đọc sách

Bảo vệ luận án Tiến sĩ Giáo dục học tại Đại học tổng hợp Sư phạm Moscow (Nga), Nguyễn Thụy Anh trở về mở CLB đọc sách giúp những đứa trẻ hình thành văn hóa đọc ngay từ lúc mới vào đời.
Tác phẩm thư pháp chữ Việt cùng lúc xác lập kỷ lục quốc gia và thế giới

Tác phẩm thư pháp chữ Việt cùng lúc xác lập kỷ lục quốc gia và thế giới

Nhà thư pháp Vũ Đăng Học và tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển" vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới ở hai nội dung Người thực hiện quyển thơ "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển" viết bằng thư pháp chữ Việt lớn nhất và Quyển thơ "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển" viết bằng thư pháp chữ Việt lớn nhất.

Đọc nhiều

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Ngày 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về hòa bình, đoàn kết và vai trò của Phật giáo trong phát triển bền vững toàn cầu.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới