--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
08:26 | 15/09/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trẻ em tị nạn tại Hy Lạp và cơ hội được đến trường

TĐO - Bất chấp những khó khăn hiện tại, hàng nghìn lớp học cho trẻ em tị nạn sắp được triển khai trên diện rộng ở Hy Lạp, nhằm giúp các em có cơ hội được đi học trở lại.

Câu chuyện trên đảo Chios

tre em ti nan tai hy lap va co hoi duoc den truong

Tình nguyện viên dắt trẻ tị nạn vào các lớp học. (Ảnh: Reuters)

Bé gái Nour chạy ra khỏi khu trại tị nạn ảm đạm, trên đôi vai gầy guộc 6 tuổi của em là một chiếc cặp mới tinh. "Đi thôi nào! Đi nào!" - bạn bè của em reo hò bằng tiếng Anh, và cả đám rảo bước tới lớp học cho trẻ tị nạn trên đảo Chios (Hy Lạp).

Kể từ khi cùng gia đình chạy trốn khỏi chiến tranh Syria tới châu Âu, hòn đảo lớn thứ 5 của Hy Lạp đã trở thành mái nhà mới của những em bé tị nạn này.

Tại các ngôi trường được thành lập bởi đội ngũ tình nguyện viên, trẻ tị nạn như Nour sẽ được dạy cách cầm bút, tự viết tên mình và tập đếm đến 10. Nhiều thanh thiếu niên phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với việc đi học trở lại.

Theo các tổ chức nhân đạo, gần 40% trong số 60.000 người tị nạn và người di cư mắc kẹt ở Hy Lạp là trẻ em, và các em đã từ lâu không được đến trường, hoặc hoàn toàn thất học.

Cho đến nay, nhu cầu về giáo dục của họ chỉ được đáp ứng một phần bởi các sáng kiến tình nguyện, giống như ngôi trường ở đảo Chios. Tuy vậy, chính phủ Hy Lạp hy vọng sẽ thay đổi tình hình bắt đầu từ học kỳ này và đã có kế hoạch triển khai hàng nghìn ngôi trường mới trên khắp đất nước.

Những lớp học - dạy tiếng Hy Lạp, toán và ngoại ngữ - được kỳ vọng sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối tháng này. Nhà chức trách cho biết có thể mở ra 22.000 lớp học. Trẻ tị nạn sẽ được giảng dạy theo chương trình riêng trước khi tích hợp với học sinh Hy Lạp.

tre em ti nan tai hy lap va co hoi duoc den truong

Một lớp học cho trẻ tị nạn trên đảo Chios (Hy Lạp). (Ảnh: Reuters)


"Tất cả những trẻ em (tị nạn) tại Hy Lạp đang phải đối mặt với một tình thế rất khó khăn. Chúng tôi gọi các em là "Thế hệ mất mát" - ông Eric Durpaire, một quan chức cấp cao của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), nhấn mạnh.

Theo báo cáo của tổ chức từ thiện quốc tế Save the Children, tính trung bình, mỗi trẻ tị nạn ở Hy Lạp đã bị gián đoạn việc học trong khoảng 1,5 năm.

Khi được hỏi, hầu hết người tị nạn đều cho rằng, giáo dục là ưu tiên hàng đầu, nhưng hơn 1/5 trong số họ thậm chí còn chưa được học bất kỳ một phút nào, chủ yếu bởi chiến tranh.

Đối với các bậc cha mẹ, nhiều người cho con em đến trường không chỉ vì giáo dục. Họ cho rằng trẻ em nên rời khỏi các trại tị nạn ảm đạm và tới lớp, sau khi đã bị tổn thương tinh thần vì xung đột và bạo lực.

Cô Ufaira, mẹ của bé Janra (6 tuổi), tâm sự: "Tôi muốn con gái tôi đến đây (trường học trên đảo Chios) để thích ứng, để phát triển một cách mạnh mẽ bởi vì con bé gần như khóc suốt ngày".

Gia đình bé Janra đã đến Hy Lạp từ Syria vào 10 ngày trước, và đang hy vọng tới được Anh. "Tôi muốn tìm một ngôi nhà, ở lại một nơi nào đó để con gái tôi có thể tiếp tục đi học" - Ufaira chia sẻ thêm.

Dạy học "không vì tiền"

tre em ti nan tai hy lap va co hoi duoc den truong

Cô giáo Helen Brannigan đang giảng bài cho các học sinh là trẻ tị nạn trên đảo Chios. (Ảnh: Reuters)


Theo ông Durpaire, việc giảng dạy cho trẻ em tị nạn sẽ không vì mục đích "kiếm sống" như thông thường, và đây là một nhiệm vụ khá khó khăn đối với các giáo viên.

Những học sinh đã nhiều năm không đi học dường như sẽ không cố gắng. Trong khi đó, một số bậc phụ huynh cảm thấy việc cho con em mình đi học đồng nghĩa với việc họ sẽ ở lại Hy Lạp lâu hơn - điều họ chưa bao giờ tính đến.

Vào những ngày "đẹp trời", trẻ em tị nạn trên đảo Chios đến lớp vui vẻ và tràn đầy sinh lực. Nhưng cũng có "ngày xấu", khi giáo viên không thấy được sự khao khát và động lực từ phía học sinh.

"Đôi khi tôi không dám chắc về những gì đã xảy ra ở trại tị nạn, tại sao các em (học sinh) lại mệt mỏi" - Helen Brannigan, một giáo viên tiểu học đến từ Anh đang tình nguyện giảng dạy trên đảo Chios, cho biết.

Có khoảng 160 trẻ tị nạn tới ngôi trường này, cứ 2 lần mỗi tuần. Dự án được triển khai bởi Nicholas Millet (26 tuổi) và Jacob Rohde (28 tuổi) và không thể thay thế các trường học truyền thống bởi thiếu kinh phí duy trì hoạt động.

"Trong điều kiện lý tưởng, những đứa trẻ này sẽ được tới lớp 5 ngày/tuần, và các em sẽ được tích hợp (với học sinh bản địa) chứ không phải sống trong các trại tị nạn" - anh Millet nhấn mạnh.

Kêu gọi kinh phí không phải lúc nào cũng dễ dàng. Sau nhiều năm chìm trong khủng hoảng, Hy Lạp đang ưu tiên nhận viện trợ để phát triển các dịch vụ phúc lợi xã hội, chứ không phải giáo dục.

Hồi đầu tuần, cư dân một vùng ngoại ô ở phía Bắc Hy Lạp cũng đã phản đối quyết liệt đề xuất cho phép trẻ tị nạn được học cùng trường, lớp với trẻ em bản địa.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Hy Lạp tuyên bố sẽ không chịu lùi bước. "Có khu phố, trường học nào có quyền nói rằng "Tôi không muốn có người nước ngoài nào ở đây" hay không? Không hề" - Bộ trưởng Giáo dục Nikos Filis khẳng định.

Hồng Anh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...