--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
08:20 | 09/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trên 57 triệu lượt đối tượng chính sách, người lao động được chăm lo Tết Nhâm Dần 2022

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ về tình hình tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 từ ngày 31/01/2022 (29 tháng Chạp) đến hết ngày 04/02/2022 (mùng 4 Tết), cả nước đã dành 9.287 tỷ đồng chăm lo Tết cho trên 57,81 triệu lượt đối tượng chính sách, người lao động.
Nghệ An: Phát động “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong Nghệ An: Phát động “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
Sáng ngày 8/2/2022, tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, thuộc xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần năm 2022.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh thu về 3.100 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán 2022 Du lịch TP. Hồ Chí Minh thu về 3.100 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán 2022
Từ ngày 31/1 đến ngày 6/2 (tức ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 tết), ngành du lịch TP. HCM đã thu về khoảng 3.100 tỉ đồng.

Thực hiện Chương trình số 39-CTr/TW ngày 05/01/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, mặt trận, đoàn thể đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà, chúc Tết người có công, gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, bác sỹ, nhân viên y tế, người lao động làm nhiệm vụ trực trong dịp Tết, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 tại các địa phương, tạo sự lan tỏa, ấm áp toàn xã hội.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẩn trương rà soát, nắm tình hình đời sống của người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng bào ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất... Đồng thời, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ, tổ chức thăm hỏi kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ, không trùng lắp; đảm bảo tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết. MTTQ các cấp giám sát việc tặng quà và trao nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách đảm bảo đúng đối tượng để mọi người đều được vui Xuân, đón Tết.

thu-tuong-TH.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc Tết, tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo tại Thanh Hóa

Cụ thể, tổng kinh phí chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là 9.287 tỷ đồng cho trên 57,81 triệu lượt đối tượng. Một số địa phương có mức chi lớn như: thành phố Hồ Chí Minh (1.062 tỷ đồng), Hà Nội (723 tỷ đồng), Hải Phòng (382 tỷ đồng), Thanh Hóa (354 tỷ đồng), Nghệ An (200 tỷ đồng), Vĩnh Phúc (178 tỷ đồng), Thái Bình (150 tỷ đồng), Quảng Ninh (108 tỷ đồng), Quảng Nam (103 tỷ đồng), Cần Thơ (98 tỷ đồng), Long An (97 tỷ đồng), Hậu Giang (95 tỷ đồng)...

Các địa phương cũng đã thực hiện chuyển quà kịp thời của Chủ tịch nước cho trên 1,56 triệu đối tượng có công với cách mạng, tổng kinh phí thực hiện gần 480,3 tỷ đồng. Ngoài phần quà của các cơ quan Trung ương, các địa phương đã chủ động trích ngân sách địa phương và nguồn vận động để tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công. Một số địa phương dành nguồn kinh phí lớn cho đối tượng người có công, như: thành phố Hồ Chí Minh (402 tỷ đồng), Hải Phòng (255 tỷ đồng), Hà Nội (175 tỷ đồng), Quảng Nam (90 tỷ đồng), Thái Bình (86 tỷ đồng), Tây Ninh (61 tỷ đồng), Hải Dương (60 tỷ đồng), Quảng Ninh (56 tỷ đồng), Vĩnh Phúc (55 tỷ đồng)…

Công tác hỗ trợ chăm lo Tết cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán được các địa phương quan tâm. Các địa phương cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới trong dịp Tết, các bệnh nhân nặng, người đang điều trị COVID-19, nạn nhân chất độc hóa học. Mức hỗ trợ cao nhất là 4.500.000 đồng đến 6.500.000 đồng dành hỗ trợ cho cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng; mức hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; mức hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo; mức hỗ trợ từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; mức hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động nghèo; mức hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc trẻ em phải điều trị COVID-19.

Đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về các tỉnh biên giới, các tỉnh cũng lên kế hoạch để hỗ trợ, chăm lo tết cho bà con đang sinh sống trên địa bàn. Điển hình như tỉnh Bình Phước hỗ trợ cho 396 hộ (500.000 đồng/hộ); tỉnh Long An hỗ trợ cho 539 hộ…

Thực hiện hỗ trợ gạo cứu đói và giáp hạt đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Quyết định hỗ trợ tổng số 18.687,75 tấn gạo cứu đói cho 1.245.850 nhân khẩu dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và giáp hạt đầu năm 2022 cho 18 tỉnh. Đồng thời, quyết định xuất cấp tổng số 3.738,48 tấn gạo cứu đói cho 43.898 hộ với 210.954 nhân khẩu cho 03 tỉnh bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2021. Các địa phương được cấp gạo đã chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ và tiến hành cấp phát gạo cho người dân nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm không để người dân nào bị thiếu lương thực trong dịp Tết.

Đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, dịp Tết Nguyên đán, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có kế hoạch thăm, tặng quà cho gần 7.515 trẻ em tại 37 địa phương với tổng kinh phí 35,29 tỷ đồng từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Một số địa phương quan tâm, dành kinh phí từ ngân sách và huy động xã hội hóa chăm lo đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, trong dịp Tết Nhâm Dần, bên cạnh các hoạt động thăm hỏi, động viên trẻ em vui Tết, vẫn còn xảy ra một số vụ việc trẻ em bị đuối nước (ở Hải Dương), bạo hành trẻ em (ở quận Hà Đông, Hà Nội); phát hiện ra nhiều trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19 (tỉnh Nghệ An)...

Về tình hình lương, thưởng Tết của người lao động và chăm lo hỗ trợ người lao động, tiền lương bình quân của người lao động năm 2021 ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 (7,54 triệu đồng/tháng) và tăng 0,9% so với năm 2019 (7,77 triệu đồng/tháng). Tiền thưởng Tết Dương lịch 2022 bình quân là 1,36 triệu đồng/người, bằng 58% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2021 (2,34 triệu đồng/người). Tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần bình quân bằng gần 01 tháng lương (6,17 triệu đồng/người), bằng 97% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán năm 2021 (6,36 triệu đồng/người), bằng 92,2% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán năm 2020 (6,69 triệu đồng/người).

Bên cạnh đó, nhiều chương trình tiếp tục được các địa phương duy trì tổ chức như: chương trình Tấm vé nghĩa tình với việc phát miễn phí vé xe, vé tàu, vé máy bay đưa người lao động về quê đón Tết; chương trình Tết sum vầy, tổ chức vui Tết, họp mặt với các gia đình đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết. Lực lượng quân đội đã phối hợp với các địa phương tổ chức Tết xuân biên cương, ăn Tết cùng nhân dân. Do đã dự kiến năm nay số lượng người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở lại các tỉnh, thành phố lớn sẽ tăng lên, các tỉnh đã lên kế hoạch tập trung chăm lo, hỗ trợ cho người lao động là F0 có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, tập trung chăm lo tết cho con em đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật... đặc biệt là trẻ em mất cha, mẹ do COVID-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát động Tết trồng cây tại Phú Thọ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát động Tết trồng cây tại Phú Thọ
Sáng 6/2/2022, tại khuôn viên Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ.
Chào Xuân Nhâm Dần, ngắm bộ sưu tập 2022 con hổ độc bản đặc sắc Chào Xuân Nhâm Dần, ngắm bộ sưu tập 2022 con hổ độc bản đặc sắc
2022 con trong bộ sưu tập hổ độc bản điêu khắc từ gỗ mít kết hợp nghệ thuật sơn mài, khảm trai, khảm trứng được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát hoàn thành để chào đón năm Nhâm Dần.

Kim Hảo
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người dân tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ đầu Xuân

Người dân tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ đầu Xuân

Sáng mùng 1 và mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiền đã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của người Việt Nam.
Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Nhiều hoạt động văn hóa tính ngưỡng độc đáo lâu đời của người dân trên cả nước được diễn ra dịp Tết đến, Xuân về.
Vùng 3 Hải quân chúc Tết trực tuyến các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ trên biển

Vùng 3 Hải quân chúc Tết trực tuyến các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ trên biển

Chiều ngày 27/1 (28 âm lịch), tại TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức chúc Tết trực tuyến từ Sở Chỉ huy Vùng đến 11 điểm cầu ở các đơn vị đài, trạm ra đa và các tàu trực đang thực hiện nhiệm vụ trên biển.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.