--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
06:54 | 08/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Triển lãm tư liệu, hình ảnh đẹp về cuộc đời và sự nghiệp của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu

Tối 7/6, nhân Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 - 1/7/2022), UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức triển lãm “Danh nhân Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu - cuộc đời và sự nghiệp” tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1).
Triển lãm Triển lãm "NINGYŌ: Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản" tại TP. HCM
'Khát vọng tỏa sáng' - triển lãm ảnh về các nữ vận động viên Việt Nam 'Khát vọng tỏa sáng' - triển lãm ảnh về các nữ vận động viên Việt Nam

Phát biểu khai mạc, ông Võ Trọng Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa và thể thao TP HCM ghi nhận "cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước và nhân dân trong giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc".

Hoạt động triển lãm và hành trình lần này cũng là một dịp vinh danh Nguyễn Đình Chiểu sau khi kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), từ ngày 9 đến ngày 24/11/2021 đã thông qua nghị quyết vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa và tham gia kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022.

Triển lãm tư liệu, hình ảnh đẹp về Danh nhân Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu
Khách tham quan khu vực triển lãm “Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp” - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Triển lãm đã giới thiệu 95 hình ảnh tư liệu, theo các cụm nội dung: Quê hương, gia đình; Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu; Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; Nguyễn Đình Chiểu sống mãi; Hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Công chúng sẽ có dịp xem lại bức bản đồ Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815 với quê mẹ Nguyễn Đình Chiểu thuộc làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Đồng thời, người xem có thể tìm thấy những hình ảnh tư liệu như: bia lưu niệm tại chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, Long An) là nơi Nguyễn Đình Chiểu từng về dạy học và sáng tác thơ; nền nhà ông Lê Tăng Quýnh ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, nơi Nguyễn Đình Chiểu tá túc trong giai đoạn 1859 - 1862; bia lưu niệm nơi Nguyễn Đình Chiểu về sống tại làng An Bình Đông, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1862 - 1888...

Đặc biệt có bức ảnh tư liệu chụp hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu tại lễ khánh thành bia lưu niệm chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu trong chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vào ngày 11-10-1973. Triển lãm còn trưng bày một số tranh của họa sĩ Đoàn Việt Tiến mới vẽ năm 2022 về đề tài Nguyễn Đình Chiểu.

Ngoài ra, còn có phần hình ảnh chụp trang bìa các tác phẩm: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp; thơ văn yêu nước như: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Từ biệt cố nhân, Điếu Phan Thanh Giản...

Hình ảnh về các tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác trên nền các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng được giới thiệu đến người xem.

Triển lãm còn là dịp giới thiệu hình ảnh các công trình mang tên Nguyễn Đình Chiểu ở các nơi như: công viên Nguyễn Đình Chiểu ở Ninh Kiều, TP Cần Thơ; đường Nguyễn Đình Chiểu ở TP Huế; đường Nguyễn Đình Chiểu ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu ở TP.HCM; toàn cảnh di tích quốc gia đặc biệt Mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre...

Được biết, triển lãm diễn ra đến hết ngày 17/6/2022.

Nguyễn Đình Chiểu là người thầy thuốc mẫu mực, đức độ. Với ông, “y dân” cũng là “y quốc”, có nghĩa vừa chữa bệnh cứu người đồng thời thay đổi đời sống của dân, vận mệnh của đất nước. Triết lý đó được thể hiện trong tác phẩm “Ngư Tiều Y thuật vấn đáp”, cũng là một minh chứng nói lên tâm sự của mình đối với nghề y, thổ lộ tình yêu quê hương, đất nước.

Cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước và nhân dân trong giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc. Những năm đầu chống Pháp cùng các cuộc khởi nghĩa của người dân yêu nước, với quan niệm sáng tác “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước Việt Nam thời cận đại.

Với những cống hiến trên, trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 41 diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp, từ ngày 9 đến 24/11/2021, tổ chức này đã thông qua Nghị quyết vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân Văn hóa và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022.

Vẻ đẹp mùa đánh bắt cá cơm Phú Yên Việt được vinh danh tại giải thưởng ảnh quốc tế Vẻ đẹp mùa đánh bắt cá cơm Phú Yên Việt được vinh danh tại giải thưởng ảnh quốc tế
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện với bức ảnh "Đánh bắt cá cơm" đã đoạt giải nhất mục “Bảo tồn biển” của cuộc thi Pink Lady Food Photographer of the Year 2022 do Hiệp hội Nhiếp ảnh gia dưới nước của Anh tổ chức.
Vẻ đẹp văn hóa nước bạn qua ống kính du học sinh Việt Vẻ đẹp văn hóa nước bạn qua ống kính du học sinh Việt
“Canada mang đến cho tôi một môi trường đa văn hóa, giúp tôi thỏa sức sáng tạo vì đối tượng của tôi, người Việt Nam hay người nước ngoài, đều rất đa dạng. Tất cả đều mang những câu chuyện khác nhau, tính thẩm mỹ khác nhau mà tôi muốn thông qua nhiếp ảnh để biểu đạt điều đó", Lucas Trọng chia sẻ với Tạp chí Thời Đại.
Đông Phong (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ V

Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ V

Từ ngày 2 - 6/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế Savannakhet (Lào) diễn ra chương trình “Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ V”.
Hành trình 80 năm của Quân đội dưới cờ Đảng quang vinh qua triển lãm lịch sử

Hành trình 80 năm của Quân đội dưới cờ Đảng quang vinh qua triển lãm lịch sử

Ngày 6/12 tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh”. Gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật quý đã được giới thiệu, tái hiện sinh động những đóng góp to lớn của Tổng cục Chính trị và vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Đây là chủ đề cuộc triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức với hơn 200 tài liệu và hiện vật giới thiệu những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị cách mạng lâu dài giữa nhân dân hai nước.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào ở nước ngoài với khát vọng đưa quê hương – đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào ở nước ngoài với khát vọng đưa quê hương – đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Đặc biệt, khi lắng nghe những chia sẻ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về kỳ vọng đối với kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kiều bào ta càng mong mỏi được cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao