--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
14:44 | 03/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trọng tâm của xây dựng pháp luật là bảo đảm quyền của người dân

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì Hội nghị triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội XV.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn của người dân và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn của người dân và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện 1426/CĐ-TTg ngày 25/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Đảm bảo an toàn tính mạng người dân trước bão số 6 Đảm bảo an toàn tính mạng người dân trước bão số 6
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương không được lơ là chủ quan trong ứng phó bão số 6, đảm bảo an toàn tính mạng người dân trong bối cảnh dịch COVID-19.

Trong tam cua xay dung phap luat la bao dam quyen cua nguoi dan hinh anh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng chủ trì hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 3/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Hội nghị do Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Nhà Quốc hội đến các điểm cầu trong cả nước với sự tham dự của lãnh đạo Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện lãnh đạo khối các cơ quan Đảng, cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, Hội Luật gia Việt Nam; các đại biểu Quốc hội; đại diện tỉnh ủy, thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Trước đó, trên cơ sở Đề án do Đảng đoàn Quốc hội xây dựng, ngày 14/10/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Bộ Chính trị thông qua Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và giao Đảng đoàn Quốc hội căn cứ Kết luận để hoàn chỉnh Đề án, thông báo cho các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai thực hiện; đồng thời, giao các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể hóa nội dung Đề án vào chương trình công tác, chương trình xây dựng pháp luật hằng năm.

Tại Kết luận, Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là: hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ Chính trị lưu ý: việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể quy định thực hiện thí điểm.

Trong tam cua xay dung phap luat la bao dam quyen cua nguoi dan hinh anh 2

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trước mắt, chưa triển khai xây dựng những dự án luật có nội dung phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng.

Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Khắc phục ngay tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định, "luật khung, luật ống," chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm," lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Đề án đặt ra 8 định hướng lớn và 70 định hướng cụ thể cần tập trung thực hiện, 137 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, rà soát để báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, nghị quyết trong nhiệm kỳ 2021-2026; thứ tự ưu tiên và các giải pháp thực hiện, bảo đảm tính khả thi.

Về phía Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Kế hoạch triển khai Đề án ngay trong thời gian tới.

Ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh với Kết luận 19 của Bộ Chính trị, quan điểm xây dựng pháp luật có sự thay đổi căn bản, xác định trọng tâm là bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp thay vì phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đề ra giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh bền vững.

Bên cạnh đó, Kết luận yêu cầu phải làm tốt tất cả các khâu trong xây dựng pháp luật, thận trọng, chặt chẽ, không chạy theo số lượng mà phải bảo đảm yêu cầu sát với thực tiễn.

Ông Hoàng Thanh Tùng khẳng định việc Đề án do Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị được Bộ Chính trị thông qua thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tính chủ động, tích cực của Đảng đoàn Quốc hội trong việc khẩn trương thể chế hóa chủ trương, đường lối Đại hội XIII của Đảng, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.

Đề án là cơ sở chính trị pháp lý quan trọng nhằm góp phần thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra, đồng thời là hành động thiết thực để thực hiện lời hứa của Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ này với cử tri, tiếp tục đề cao vai trò chủ động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong công tác lập pháp và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Tập huấn xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực giới Tập huấn xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực giới
Mới đây, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, Trung tâm Công tác Xã hội Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về “Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực giới".
Luật An ninh mạng – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng Luật An ninh mạng – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
Môi trường không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn; hàng trăm bài viết với thông tin thất thiệt đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được đảm bảo… Đó là những hiệu quả thiết thực mà Luật An ninh mạng mang lại.
Theo TTXVN
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025. Tại đây, ông đã kiến nghị 10 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy nội lực và tạo đột phá trong điều hành kinh tế - xã hội.
Hôm nay (17/2) Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Hôm nay (17/2) Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/2, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ.
Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, CPI bình quân 4,5-5%, trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách lên mức khoảng 4-4,5% GDP; nợ công có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng 5% GDP.

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Ngày 11/5, trong buổi đọc kinh Truyền tin Chủ nhật đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Leo XIV đã phát đi lời kêu gọi mạnh mẽ “Đừng để chiến tranh xảy ra nữa” trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024