--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
17:07 | 31/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông

Tờ Hoàn Cầu thời báo vừa đưa tin chính quyền Trung Quốc từ ngày 1.9, sẽ áp dụng quy định yêu cầu những người điều khiển một số loại tàu thuyền phải khai báo thông tin chi tiết về hải trình khi đi vào vùng lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Mỹ tái xác nhận cam kết ở Biển Đông Mỹ tái xác nhận cam kết ở Biển Đông
Trung Quốc bắt đầu tập trận một tuần ở vịnh Bắc Bộ Trung Quốc bắt đầu tập trận một tuần ở vịnh Bắc Bộ
Trung Quốc chuẩn bị tập trận 4 ngày ở Biển Đông Trung Quốc chuẩn bị tập trận 4 ngày ở Biển Đông

Yêu cầu tàu thuyền khai báo thông tin

Như vậy, việc Trung Quốc áp dụng các quy định mới về khai báo đối với một số loại tàu thuyền đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền có thể xem là chiêu trò mới của Bắc Kinh nhằm tiến thêm 1 bước kiểm soát Biển Đông.

Theo lời một số nhà quan sát của Trung Quốc thì các loại tàu thuyền phải khai báo bao gồm tàu có thể lặn, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở hóa chất, khí hóa lỏng... Đây là các loại tàu mà Bắc Kinh cho là “có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải”.

Chiến hạm Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông  ẢNH: CHINAMIL.COM.CN
Chiến hạm Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông ẢNH: CHINAMIL.COM.CN

Việc khai báo bao gồm cả thông tin của cảng dự kiến sắp đến và thời gian dự kiến đến, tên và chủng loại hàng hóa chở theo… Sau khi vào lãnh hải, nếu hệ thống nhận diện tự động của tàu không hoạt động tốt thì phải khai báo mỗi 2 giờ cho đến khi rời khỏi lãnh hải.

Đây được xem là động thái mới của chính quyền Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Trước đó, vào đầu tháng 8, một phiên bản sửa đổi quy định hàng hải của Trung Quốc định nghĩa lại vùng biển giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bản sửa đổi mang tên chính thức là “Các quy tắc kỹ thuật để kiểm tra tàu biển trong các tuyến nội địa”. Từ "nội địa" được dùng ở đây cũng gây nhiều chú ý bởi khu vực hàng hải này được Trung Quốc tự đặt ra từ năm 1974 với gọi là “Khu vực hàng hải Hải Nam - Tây Sa” (tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Một đảo trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Getty.
Một đảo trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Getty.

Động thái này phản ánh ý đồ "biến vùng không thể tranh chấp (như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thành vùng có tranh chấp" rồi “đưa càng nhiều vùng tranh chấp càng tốt vào trong quyền kiểm soát” của Trung Quốc.

Thực chất là Trung Quốc muốn tạo cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý vùng nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và vùng nước nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam theo "quy chế quản lý vùng ven biển". Từ đó, Bắc Kinh sẽ củng cố yêu sách Tứ Sa bằng cách nội luật hóa.

Chiêu trò đầy tham vọng

Một số nhà phân tích còn thẳng thắn chỉ rõ rằng, đây là bước phát triển mới của quyết định trái pháp luật và đầy tranh cãi của Trung Quốc.

Đánh giá về những diễn biến hiện nay trên Biển Đông, TS Gerhar Will thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) cho rằng, sau Tuyên bố chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông hồi tháng 7, "Trung Quốc đang cư xử theo kiểu nước lớn và sử dụng quyền lực chính trị một cách liều lĩnh nhằm đạt được vị trí thống trị tại khu vực và trên toàn thế giới".

Thực tế là có vài quốc gia đã lo sợ khi bị Trung Quốc dọa nạt và chủ trương hòa hiếu và im lặng trước cách hành xử phi pháp của Trung Quốc. "Nhưng họ càng nhún thì Trung Quốc càng lấn lướt và hành động quá mức này đã phản tác dụng, khiến Trung Quốc bị cô lập và giảm sút uy tín.

Trả lời Thanh Niên sáng nay (31.8), ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) lo ngại quy định trên đánh dấu bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc giành quyền kiểm soát Biển Đông.

“Vì Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông, nên quy định mới trên nên được xem xét kết hợp với luật hải cảnh mà Trung Quốc ban hành hồi đầu năm. Như thế, Trung Quốc tự đặt ra quyền thẩm vấn, lên và khám xét bất kỳ tàu nào quá cảnh qua Biển Đông. Động thái này đi ngược lại với cam kết mà Bắc Kinh từng đưa ra là không có ý định kiểm soát giao thông đường biển hoặc đường không thương mại ở Biển Đông. Quy định mới này trên thực tế thiết lập một lý do để thực hiện ý định kiểm soát lưu thông đường biển không thương mại ở Biển Đông”, cựu đại tá Schuster nói.

“Đó là cách mà Trung Quốc thiết lập các tiền lệ pháp lý mới để thúc đẩy tham vọng lãnh thổ hoặc các lợi ích khác. Trong trường hợp này, Trung Quốc đang sử dụng luật mới của mình để chiếm đoạt khu vực Biển Đông nằm trong bản đồ “đường lưỡi bò” dù yêu sách này đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016”, ông Schuster phân tích.

Từ đó, ông đặt vấn đề tiếp theo là: “Cộng đồng quốc tế và châu Á sẽ phản ứng như thế nào? Nếu các nước thực thi quy định trên, Trung Quốc sẽ giành được quyền kiểm soát trên thực tế đối với Biển Đông”.

Được biết, hồi giữa tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt của nước này để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó là hoàn toàn phi pháp.

Ông Mike Pompeo còn cảnh báo những lợi ích chung ở Biển Đông đang “gặp phải sự sự đe dọa chưa từng thấy” từ Trung Quốc và thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh ứng xử Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình.

"Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh.

Việt Nam lên tiếng về việc Đức, Ấn điều tàu chiến đến Biển Đông Việt Nam lên tiếng về việc Đức, Ấn điều tàu chiến đến Biển Đông
Hoạt động trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đóng góp vào ổn định và an ninh khu vực, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về việc Đức, Ấn Độ điều tàu tới Biển Đông.
Tàu chiến Đức sẽ ghé thăm Việt Nam cuối năm nay khi tới Biển Đông Tàu chiến Đức sẽ ghé thăm Việt Nam cuối năm nay khi tới Biển Đông
Theo Đại sứ quán Đức, ngày 2/8, khinh hạm Bayern (F 217) đã khởi hành tới Biển Đông, trong hành trình dự kiến con tàu sẽ đi qua Biển Đông và ghé thăm Việt Nam.
Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông
Một tàu chiến của Đức đã lên đường đến Biển Đông lần đầu tiên sau 2 thập kỷ trong khuôn khổ sứ mệnh kéo dài 6 tháng.

Quỳnh Anh (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Đài CMG tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo truyền thông toàn cầu lần thứ 4

Đài CMG tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo truyền thông toàn cầu lần thứ 4

Ngày 25/4, Diễn đàn Đổi mới sáng tạo truyền thông toàn cầu lần thứ 4 do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) và Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông phối hợp tổ chức đã diễn ra tại thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Bình luận

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024