--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
10:33 | 09/05/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

"Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn"

Luật sư Nga Alexander Molotnikov nhận định Trung Quốc “không cho thấy mong muốn để có được giải pháp tích cực” với các vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.
trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông
trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon Trung Quốc lại ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Cách đây không lâu, Bộ Dân chính Trung Quốc đã công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” đối với hàng chục hòn đảo và bãi cạn ở Biển Đông, bao gồm thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc công bố cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa” để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tiếp đó, ngày 1/5, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá thường niên ở phía bắc Biển Đông, bao gồm một phần của vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa.

trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon
Luật sư Alexander Molotnikov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia M. V Lomonosov (MGU), Liên bang Nga (Ảnh: VOV)

Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên VOV thường trú tại Liên bang Nga đã phỏng vấn với Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lomonosov (MGU), Liên bang Nga.

PV: Thưa ông, trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Dân chính Trung Quốc đã công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” đối với hàng chục hòn đảo và bãi cạn ở Biển Đông, bao gồm thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc công bố cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa” để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông có bình luận gì về động thái này của Trung Quốc?

Luật sư Alexander Molotnikov: Theo tôi, những gì đang xảy ra cho thấy rằng một trong các bên, trong trường hợp này là Trung Quốc - đang cố gắng làm tình hình căng thẳng hơn, bởi vì mọi người đều hiểu rằng trên toàn cầu đang tồn tại một số lượng lớn các tình huống có khả năng xung đột như vậy liên quan đến vấn đề lãnh thổ chủ quyền... Khi một trong các bên cố gắng thiết lập tên gọi cụ thể cho một số vùng lãnh thổ nhất định, thậm chí thiết lập các cấu trúc quản lý hành chính của đất nước, điều đó có nghĩa là một cuộc xung đột đang bùng phát. Trong trường hợp này, tất nhiên, đây không thể nói là một bước đi tích cực. Rõ ràng, phía Trung Quốc đang làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Trường hợp này gọi nhớ đến những vấn đề liên quan đến tranh chấp các đảo giữa Argentina và Anh (Anh gọi là quần đảo Falkland, còn Argentina gọi là quần đảo Malvinas). Mỗi nước gọi tên theo cách riêng của mình và điều này dẫn đến hậu quả không mấy khả quan.

PV: Ngày 1/5, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở phía bắc Biển Đông, bao gồm một phần của vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực vào ngày 1/5 và sẽ kéo dài đến ngày 16/8/2020. Ông có nhận định gì về động thái này?

Luật sư Alexander Molotnikov: Theo tôi, động thái này của Trung Quốc không cho thấy mong muốn để có được giải pháp tích cực cho cuộc xung đột. Trong khi việc đánh bắt cá đang được thực hiện một cách bình thường, thì đột nhiên chính phủ của một quốc gia khác đưa ra lệnh cấm và cũng không công bố chi tiết nội dung của lệnh cấm này. Tất nhiên, nhiều ngư dân cũng như những người bình thường khác sẽ không hiểu, không xác định được vùng lãnh thổ này có xung đột hay không. Họ chỉ đi ra ngư trường truyền thống của họ. Nhiều người trong số họ, hoàn toàn có thể không biết rằng Trung Quốc áp đặt lệnh cấm như vậy.

Có thể hình dung một tình huống khi ngư dân đi thuyền đến vùng lãnh thổ mà họ không biết về thực tế là một quốc gia khác đã thiết lập các quy tắc mới. Trong khi đó, lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc hành động theo các quy tắc mà họ tự thiết lập, sau đó thông báo cho ngư dân rằng họ bị phạt vì vi phạm và như vậy mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Chúng tôi thấy rằng tình huống như vậy bằng cách này hay cách khác làm gia tăng khả năng xung đột ở vùng biển này.

PV: Theo Luật sư, tại sao Trung Quốc thực hiện các hành động gây bất ổn ở Biển Đông vào thời điểm này khi cả thế giới đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 bùng phát?

Luật sư Alexander Molotnikov: Nếu chỉ nhìn vào tình huống này, chúng ta không thể nói chính xác cách tiếp cận vấn đề của chính quyền Trung Quốc, nhưng có thể dịch Covid-19 là một trong những động lực để đưa ra quyết định như vậy, nhất là khi cả cộng đồng thế giới bị phân tâm bởi những vấn đề liên quan đến virus SARS-CoV-2, và rõ ràng là những gì đang diễn ra ở Biển Đông sẽ không thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế.

Tất nhiên, tôi không nghĩ rằng đây là yếu tố thúc đẩy chính, nhưng có thể thấy rằng điều này đã được tính đến khi cả cộng đồng thế giới hiện đang tập trung vào các vấn đề khác. Cả thế giới hiện đang phải vật lộn với một đại dịch và họ sẽ không quan tâm tới vấn đề liên quan đến các hòn đảo ở vùng biển nào đó.

PV: Việt Nam và cộng đồng quốc tế cần làm gì trong trường hợp này, thưa ông?

Luật sư Alexander Molotnikov: Vấn đề ở đây ảnh hưởng đến một số lượng lớn các quốc gia. Chúng ta cũng phải hiểu rằng đây không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam, nghĩa là còn nhiều quốc gia nằm trong khu vực Biển Đông và quan tâm đến giải pháp tích cực cho vấn đề này. Về mặt pháp lý, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc tham gia là văn bản pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề này.

Theo tôi, trong mọi trường hợp, tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Viển năm 1982. Ở đây cần phải giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp pháp lý. Chúng ta nhận thức rõ rằng Biển Đông là vùng biển quan trọng với nhiều quốc gia và bất kỳ cuộc xung đột nào, thậm chí là xung đột quân sự cũng có thể dẫn đến hậu quả rất đáng buồn.

PV: Xin cảm ơn ông!

trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon Các nhà hàng hải châu Âu thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI

Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau như hình một mũi dao và được đặt tên là ...

trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên ...

trung quoc dang lam cho tinh hinh bien dong tro nen nghiem trong hon Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã lên án động thái làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực ...

Theo Văn Thường/VOV-Moscow
Nguồn:

Tin bài liên quan

Khám phá Trung Quốc qua Ngày tiếng Trung và Liên hoan phim CMG

Khám phá Trung Quốc qua Ngày tiếng Trung và Liên hoan phim CMG

Ngày 15/4, tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra sự kiện Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế năm 2025 và Liên hoan phim Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) tại nước ngoài lần thứ 5.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 năm 2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình

Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình

Trong dòng chảy không ngừng của ngoại giao khu vực và thế giới, một sự kiện vừa diễn ra đã để lại ấn tượng sâu sắc: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã lần thứ tư thăm Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong quan hệ quốc tế, hiếm có mối bang giao nào lại được đánh dấu bằng nhiều cuộc gặp cấp cao như vậy trong cùng một giai đoạn lãnh đạo.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Từ ngày 18-20/4 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao