--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
20:53 | 01/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc gia tăng xâm lấn Biển Đông bằng ngôn từ

Bản quy tắc hàng hải sửa đổi của Trung Quốc gọi khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là "vùng ven biển" thay vì "ngoài khơi".
Trung Quốc điều động trái phép chiến đấu cơ đến Hoàng Sa của Việt Nam Trung Quốc điều động trái phép chiến đấu cơ đến Hoàng Sa của Việt Nam
Chuyên gia Philippines: Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam Chuyên gia Philippines: Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam
0443 my 1
Trung Quốc ngang nhiên xác định lại khu vực điều hướng bao gồm một phần của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam AFP

Trung Quốc vừa công bố bản sửa đổi "Quy tắc kỹ thuật để kiểm tra theo luật định tàu biển trong các chuyến đi nội địa" được ban hành năm 1974. Trong văn bản mới này, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "vùng hàng hải Hải Nam - Tây Sa". Tây Sa là tên gọi trái phép Trung Quốc dùng cho quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vùng hàng hải này được quy định là khu vực nằm giữa hai điểm trên đảo Hải Nam và ba điểm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc còn thay đổi thuật ngữ, gọi khu vực này là "vùng biển ven bờ", thay cho cụm từ "vùng biển ngoài khơi" trước đây.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), bản quy tắc vừa nêu có hiệu lực từ ngày 1-8.

Một số nhà quan sát cho rằng động thái mới là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh muốn gia tăng kiểm soát vùng biển nói trên.

Trương Kiệt, chuyên gia về biển Đông thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng động thái thay đổi từ ngữ này có thể được Bắc Kinh đưa ra nhằm tăng cường quản lý quần đảo Hoàng Sa - trên thực tế là quản lý trái phép vì Hoàng Sa thuộc chủ quyền VIệt Nam.

Zhang Jie, chuyên gia Biển Đông thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng động thái thay đổi từ ngữ này có thể được Bắc Kinh đưa ra nhằm tăng cường quản lý trái phép quần đảo Hoàng Sa bằng luật Trung Quốc.

"Ngay cả khi quy định này không trực tiếp nhằm tăng cường kiểm soát, nó vẫn có tác dụng đó", Zhang Jie nói.

Chuyên gia Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), cũng nhận định: "Điều này có thể không gây ngạc nhiên, đặc biệt sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập các quận hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Những hành động leo thang của Trung Quốc vấp phải sức ép từ cộng đồng quốc tế. Mỹ và Australia gần đây tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn" trên Biển Đông của Trung Quốc là "bất hợp pháp" và "không phù hợp" với luật pháp quốc tế. Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 29/7, Malaysia bác "quyền lịch sử" liên quan đến "đường chín đoạn".

0643 my3
Bản đồ khu vực Biển Đông. Đồ họa: Google.

Trung Quốc ngày 18/4 thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại "thành phố Tam Sa". Trung Quốc ngang ngược nói rằng "quận Tây Sa" sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi "quận Nam Sa" quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.

Trước động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 19/4 tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới", bà Hằng cho hay.

Từ năm 2010, Trung Quốc đã lập 7 tòa án hàng hải, một trong số đó nằm ở cái mà nước này gọi là "TP Tam Sa" mà nước này xem đó là một thành phố thuộc tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc đơn phương thành lập cái gọi là TP Tam Sa với trụ sở chính quyền đặt ở đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) năm 2012 để quản lý trái phép quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), cả bãi Macclesfield lẫn bãi cạn Scarborough cùng một số vùng biển xung quanh.

Ngày 18-4-2020, Trung Quốc ngang ngược thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại "TP Tam Sa".

Năm 2013, Trung Quốc đưa một số cơ quan hàng hải vào chịu sự kiểm soát chung của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này. Năm 2017, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán của nước này mở rộng ra toàn bộ các khu vực nằm dưới sự kiểm soát chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc sắp diễn tập trái phép 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Trung Quốc sắp diễn tập trái phép 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam ra thông báo cuộc diễn tập từ ngày 30/6 đến 5/7 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của ...

Trung Quốc đang làm gì đối với các đảo của Việt Nam? Trung Quốc đang làm gì đối với các đảo của Việt Nam?

Thời gian gần đây, tình hình ở Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp. Trung Quốc không chỉ bồi đắp xây dựng mà còn ...

Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế

Tạp chí Thời Đại xin lược trích bài tham luận của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng ...

Hải Doan (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa

Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024