--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
09:41 | 27/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc liên tiếp tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông

Liên tiếp tổ chức tập trận, Trung Quốc tiếp tục khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn khi phóng 2 tên lửa Đông Phong 21 và Đông Phong 26 ở vùng biển này vào hôm qua 26.8.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại biển Hoàng Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại biển Hoàng Hải
Ngoại giao Ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc bị phản tác dụng ở Biển Đông
Trung Quốc liên tiếp tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận ẢNH: CHINAMIL

Phóng tên lửa đạn đạo

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ tập trận ở Hoàng Sa

Ngày 26.8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận quân sự tại vùng biển phía bắc đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy và không tái diễn vi phạm tương tự”.

Trước đó, tối 21.8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) phát đi thông báo cho biết nước này sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông từ ngày

24 đến ngày 29.8, với khu diễn ra tập trận rộng khoảng gần 49.000 km2. Đây là cuộc tập trận thứ 2 của Trung Quốc quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa từ đầu tháng 7 đến nay.

Vũ Hân

Khuya hôm qua 26.8, tờ South China Morning Post dẫn một số nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết nước này vừa phóng 2 tên lửa đạn đạo trong buổi sáng cùng ngày. Trong đó, một tên lửa là loại Đông Phong 21 (DF-21) phiên bản DF-21D được bắn từ tỉnh Chiết Giang và tên lửa còn lại là loại Đông Phong 26 (DF-26) phiên bản DF-26B được bắn từ tỉnh Thanh Hải. Cả hai đều được bắn đến vùng biển giữa đảo Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa.

DF-26 là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 4.000 km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. DF-26 có phiên bản dùng để tấn công tàu sân bay nên được Bắc Kinh giới thiệu bằng các danh xưng như là “sát thủ diệt hạm”, “sát thủ tiêu diệt tàu sân bay”. Thậm chí, truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự nước này cho rằng với DF-26 thì Bắc Kinh có thể tổ chức tấn công cả căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam. Cũng vì thế, Trung Quốc còn có một danh xưng là “sát thủ diệt Guam”.

Khi tầm bắn của DF-26 vươn đến đảo Guam thì đồng nghĩa với việc bao trùm cả Biển Đông. Còn DF-21 là dòng tên lửa chống tàu chiến có tầm bắn khoảng 1.700 km. Chính vì thế, DF-21 và DF-26 có thể xem là bộ đôi “sát thủ diệt hạm”.

3652 2
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận ẢNH: CHINAMIL

Bắc Kinh đẩy mạnh phối hợp các lực lượng

Mỹ cấm vận 24 công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông

Chính phủ Mỹ ngày 26.8 công bố lệnh cấm vận đối với 24 công ty nhà nước cùng những quan chức của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, 24 doanh nghiệp nhà nước bị liệt vào danh sách cấm vận bao gồm các công ty con của Tập đoàn xây dựng viễn thông Trung Quốc (CCCC) và một đơn vị của Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc.

Đây là động thái mới nhất của Washington nhằm gây áp lực với Bắc Kinh vì chính quyền Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự hóa Biển Đông, chiếm đóng, bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bị liệt vào danh sách cấm vận đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, theo AFP. Bộ Thương mại sẽ chặn việc xuất khẩu hàng hóa và nguyên liệu của Mỹ cho 24 công ty này.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này sẽ không cấp thị thực cho các cá nhân, quan chức Trung Quốc có liên quan hoạt động bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ không công bố danh tính của những người này.

Phúc Duy

Cũng vào hôm qua, trả lời Thanh Niên về diễn biến trên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng: “Trung Quốc tiến hành phóng tên lửa sớm hơn tôi dự kiến. Đây có thể là cuộc tập trận quan trọng nhất của hải quân Trung Quốc trong 2 năm qua. Bên cạnh việc kiểm nghiệm độ chính xác của một hệ thống vũ khí, việc phóng tên lửa DF-21 và DF-26 còn thể hiện việc Bắc Kinh muốn tăng cường khả năng hỗ trợ hải quân bằng cách phối hợp hỏa lực từ đất liền với trên biển. Nên đây có thể xem là diễn biến mới mang tính bước ngoặt khi Trung Quốc phối hợp tập trận chung giữa lực lượng tên lửa và quân chủng hải quân”.

Trước đó, trong bài viết Trung Quốc âm mưu dùng “sát thủ diệt hạm” kiểm soát Biển Đông được đăng trên Thanh Niên ngày 9.8, cựu đại tá Schuster đã dự báo: “Nhiều khả năng, trong thời gian tới, lực lượng tên lửa và hải quân Trung Quốc sẽ sớm có cuộc tập trận chung”.

3736 3
Tên lửa DF-21 ẢNH: REUTERS

Căng thẳng còn dâng cao

ASEAN - Hàn Quốc nhấn mạnh cần duy trì hòa bình ở Biển Đông

Sáng 26.8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN VN, đã tham dự Đối thoại thường niên cấp thứ trưởng giữa ASEAN và Hàn Quốc lần thứ 24, được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tại đối thoại, phía Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với ASEAN thông qua chương trình Ứng phó nhanh Covid-19 trị giá 10 triệu USD, các hoạt động chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng ngừa và điều trị, nâng cao năng lực cho các trung tâm y tế tại khu vực. Hàn Quốc đề xuất khả năng lập hành lang đi lại an toàn tạo điều kiện cho di chuyển của doanh nhân, các nhà đầu tư và hàng hóa thiết yếu trong khu vực... Cũng tại đối thoại, Hàn Quốc ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Vũ Hân

Cũng trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: “Việc Trung Quốc khai hỏa tên lửa DF-21 và DF-26 phần nào thể hiện sự lo lắng của Bắc Kinh trước các hoạt động của các nhóm tác chiến tàu sân bay do Washington đưa đến Biển Đông”.

Theo TS Nagao, quay lại quá khứ, khi eo biển Đài Loan căng thẳng vào năm 1996, Bắc Kinh đã gây áp lực quân sự với Đài Bắc, nhưng rồi kế hoạch bị thất bại khi Washington điều động tàu sân bay đến vùng biển này. Thời gian gần đây, trước các hành vi của Trung Quốc, Mỹ cũng đã liên tục triển khai đến 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), và đã có lúc 2 nhóm tác chiến tàu sân bay trong số đó tập trận chung ở Biển Đông. “Vì thế, Trung Quốc muốn dùng DF-21 như thứ vũ khí răn đe ngược lại”, TS Nagao đánh giá. Tương tự, TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cũng cho rằng Trung Quốc muốn chứng tỏ khả năng tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Úc thu hồi sách in bản đồ “đường lưỡi bò”

Nhà xuất bản Cengage Learning Asia (Úc) vừa thông báo thu hồi khoảng 750 cuốn sách giáo khoa vì có in hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông. Theo tờ The Guardian ngày 26.8, cuốn sách về ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Trung Quốc do hai tác giả Xu Jixing và Ha Wei biên soạn, đã bán được 633 cuốn tại Úc và 100 cuốn ở nước ngoài. Ngoài ra, bản đồ còn thể hiện yêu sách Tứ Sa, tên gọi phi pháp của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield và quần đảo Pratas. Hai tác giả phủ nhận trách nhiệm trong khi nhà xuất bản xin lỗi và nói sự việc là do sơ suất của biên tập viên. Cuốn sách đang được sử dụng tại ít nhất 11 trường trung học ở bang Victoria.

Vi Trân

Liên quan tên lửa DF-21, TS Nagao từng phân tích: “Trong tương lai, như Bắc Kinh đã tiết lộ, thì tên lửa chống hạm DF-21 sẽ có phiên bản được phóng từ máy bay chiến đấu dòng H-6. Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch này vào năm 2025 và tầm bắn của DF-21 lên đến 3.000 km”. H-6 chính là dòng oanh tạc cơ mà gần đây Bắc Kinh đã điều động đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Vừa qua, Trung Quốc cũng đã triển khai một số oanh tạc cơ H-6G và H-6J thuộc dòng H-6 tham gia tập trận ở Biển Đông.

PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận định: “Việc Trung Quốc khai hỏa DF-21 và DF-26, vốn đều được xem là “sát thủ diệt hạm”, ở Biển Đông thể hiện ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự tại vùng biển này, sẵn sàng đối đầu với các tàu sân bay Mỹ. Đây cũng là cách chính quyền Trung Quốc đối phó với dư luận trong nước khi Bắc Kinh đang bị Washington gia tăng áp lực toàn diện. Với tình hình hiện nay, nhiều khả năng là căng thẳng tiếp tục leo thang từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc”.

Trung Quốc tố Mỹ đưa máy bay trinh sát vào vùng cấm bay

Trung Quốc tập trận gây căng thẳng ở Biển Đông - ảnh 3

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đã “giao thiệp nghiêm khắc” với Mỹ liên quan đến việc một máy bay trinh sát U-2 của Mỹ bay vào khu vực tập trận của Trung Quốc ngày 25.8. Theo Reuters, Trung Quốc tố cáo máy bay Mỹ xâm phạm vùng cấm bay tại Chiến khu miền bắc của nước này trong lúc cuộc tập trận bắn đạn thật đang diễn ra. Đáp lại, không lực Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) thông báo một máy bay U-2 đã thực hiện chuyến bay tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tuân thủ các quy tắc quốc tế cũng như quy định về hàng không.

Bảo Vinh

Philippines sẽ cầu viện Mỹ nếu bị Trung Quốc tấn công

Trong cuộc phỏng vấn với Đài ABS-CBN, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm qua cho biết nếu Trung Quốc tấn công các tàu hải quân Philippines ở Biển Đông thì Manila sẽ kích hoạt viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung, cầu viện Mỹ. Ông Locsin đồng thời cho biết Philippines sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra trên không ở Biển Đông (cụ thể là gần bãi cạn tranh chấp Scarborough), bất kể Trung Quốc ngang ngược gọi đó là “hành động khiêu khích bất hợp pháp”.

Đây là lần đầu tiên một bộ trưởng dưới thời chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte công khai tuyên bố sẽ kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ. Mối quan hệ Philippines - Trung Quốc được cải thiện dưới thời Tổng thống Duterte. Ông Duterte từng tuyên bố hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ năm 1998. VFA cho phép Mỹ điều các đơn vị quân sự sang Philippines để tham gia tập trận chung hay hỗ trợ chống khủng bố. Tuy nhiên, Manila sau đó đã hoãn quyết định từ bỏ VFA hồi tháng 6.

Phúc Duy

Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ tập trận trái phép ở đảo Hoàng Sa của Việt Nam Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ tập trận trái phép ở đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc đông ...

Máy bay do thám U-2 của Mỹ Máy bay do thám U-2 của Mỹ "lạc" vào không phận Trung Quốc đang tập trận

Quân đội Trung Quốc lưu ý rằng hành động của Mỹ có thể dễ dàng dẫn đến hiểu lầm và thậm chí dẫn đến sự ...

Trung Quốc thông báo hôm nay bắt đầu tập trận trái phép ở Hoàng Sa Trung Quốc thông báo hôm nay bắt đầu tập trận trái phép ở Hoàng Sa

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thông báo về cuộc diễn tập ngày 24-29/8 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và ...

Ngô Minh Trí
Nguồn: thanhnien.vn

Tin bài liên quan

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-9

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-9

Rạng sáng 15/7, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-9 tại bãi phóng vũ trụ Văn Xương (tỉnh Hải Nam). Sau khoảng 3 giờ, tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 9 đã ghép nối với trạm không gian đang vận hành trên quỹ đạo.
Khám phá Lăng mộ Tây Hạ (Trung Quốc) vừa được ghi danh là di sản thế giới

Khám phá Lăng mộ Tây Hạ (Trung Quốc) vừa được ghi danh là di sản thế giới

Ngày 11/7, Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được tổ chức tại Paris (Pháp) đã thông qua nghị quyết đưa “Lăng mộ Tây Hạ” - di sản do Trung Quốc đề cử vào danh mục di sản thế giới. Tính đến nay, Trung Quốc có 60 di sản thế giới trong danh sách.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Toàn quyền Australia đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam

Toàn quyền Australia đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam

Chiều 21/7, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã tiếp Toàn quyền Australia, bà Sam Mostyn tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Canberra.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.