--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:33 | 25/11/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung Quốc vẫn với khái niệm lịch sử kiểu... đường lưỡi bò

Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông diễn ra trong 2 ngày 23-24/11 tại Vũng Tàu, các đại biểu đã có 2 phiên thảo luận về các khía cạnh luật pháp trong các tranh chấp tại Biển Đông, trong đó đáng chú ý là việc thảo luận quan điểm sai lệch về yêu sách lịch sử của phía Trung Quốc.

trung quoc van voi khai niem lich su kieu duong luoi bo

Kể từ khi Tòa trọng tài theo phụ lục 7 của Công ước LHQ về luật biển 1982 quyết định tiếp nhận vụ Philippines kiện Trung Quốc, vấn đề pháp lý trong tranh chấp tại Biển Đông đã nổi lên thành chủ đề được dư luận quốc tế quan tâm. Quang cảnh hội thảo

Theo đó, Trung Quốc đang cố tình giải thích sai quy định của pháp luật quốc tế, cố tình nhập nhằng các thuật ngữ nhằm biện minh cho yêu sách vô lý của mình.

Khái niệm lịch sử kiểu... đường lưỡi bò

Tại Hội nghị, Tiến sỹ Nong Hong, một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về Biển Đông đã có bài tham luận với chủ đề “Các khái niệm lịch sử và những quy chế khác ở Biển Đông”.

Trong bài phát biểu này, bà Nong Hong cho biết, yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông thể hiện qua đường lưỡi bò, chồng lấn với yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia yêu sách khác trên Biển Đông. Bà Nong Hong biện minh rằng, nguyên nhân của những tranh cãi hiện nay là do khái niệm quyền lịch sử trong Công ước LHQ về Luật biển 1982 không được định nghĩa rõ ràng.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Mathieu Duchâtel, Phó Giám đốc Chương trình Trung Quốc và Châu Á thuộc Hội đồng đối ngoại Châu Âu, sự mập mờ, không rõ ràng nằm trong chính yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc.

“Trên khía cạnh pháp lý, yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử không rõ ràng. Chúng ta không biết rằng quyền lịch sử mà Trung Quốc đề cập là gì, liệu nó có phải là quyền về kinh tế hay là quyền về một vùng lãnh thổ cụ thể nào đó hay là quyền này liên quan đến việc xác định tính pháp lý của thực thể. Vì thế tôi cho rằng, cách mà Trung Quốc sử dụng khái niệm quyền lịch sử rất mơ hồ, khó hiểu”, Tiến sỹ Mathieu Duchâtel nói.

Yêu sách về lịch sử của Trung Quốc vừa không rõ ràng vừa không đáp ứng các điều khoản của luật pháp quốc tế. Đó là chủ quyền phải được chủ sở hữu ban đầu thực hiện thông qua một quá trình mà được các quốc gia ven biển công nhận. Đây cũng chính là vấn đề mà Giáo sư Alex Oude Elfrink, Viện trưởng Viện Luật biển thuộc Đại học Utrecht của Hà Lan thắc mắc liên quan đến yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc: “Một câu hỏi đặt ra liên quan đến quyền lịch sử mà Trung Quốc yêu sách là quyền này không bị các nước khác phản đối và quan điểm về vấn đề này phải được các nước khác chấp nhận”.

Trên thực tế, cho đến nay, chưa có bất kỳ quốc gia nào, kể cả các quốc gia ven Biển Đông và các quốc gia khác trên thế giới chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử vào năm 2009, các nước ven Biển Đông đã ngay lập tức và cùng với cộng đồng thế giới yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ hơn về yêu sách này. Vì thế, có thể nói rằng Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu của luật pháp quốc tế để quyền lịch sử của họ tại Biển Đông được công nhận.

Phải dựa trên Công ước về Luật biển

Đáng lưu ý là tại hội thảo lần này, yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc được bà Nong Hong lý giải là những đặc quyền có tính lịch sử. Và loại quyền thuyết phục nhất là quyền đánh cá truyền thống vì Trung Quốc cho rằng các ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt trên Biển Đông từ xa xưa.

Luận điểm này của Trung Quốc rõ ràng là rất yếu bởi từ xa xưa, tại Biển Đông, không chỉ có ngư dân Trung Quốc mà ngư dân nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đều đánh bắt cá tại đây.

Bà Nguyễn Ngọc Lan, Nghiên cứu sinh về luật biển quốc tế tại Đại học Cambrigde (Anh) cho rằng quan điểm của bà Nong Hong chưa thuyết phục: “Quan điểm mà Tiến sỹ Nong Hong đưa ra là chúng ta nên có sự cân bằng giữa các yêu sách dựa trên quyền lịch sử, các yêu sách dựa trên Công ước luật biển. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, khi một quốc gia đã trở thành thành viên của Công ước thì quốc gia đó cam kết thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ mà Công ước đặt ra.

Các quyền theo ý kiến của Tiến sỹ Nong Hong là các quyền đánh cá lịch sử thì Công ước đã quy định rất rõ những quyền và nghĩa vụ quốc gia đối với việc khai thác các tài nguyên, cụ thể là cá trong quy chế về vùng đặc quyền kinh tế. Thế nên, tôi cũng không rõ ý kiến của Tiến sỹ Nong Hong là cân bằng thì phải cân bằng như thế nào khi mà quốc gia một mặt vừa đòi quyền và nghĩa vụ theo Công ước, mặt khác lại đòi quyền và nghĩa vụ đánh cá lịch sử trong khi Công ước đã quy định rất là rõ các quyền đánh cá phải thực hiện như thế nào rồi”.

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang cố tình giải thích sai quy định của pháp luật quốc tế, cố tình nhập nhằng các thuật ngữ nhằm biện minh cho yêu sách vô lý của mình. Cho dù cho có thu hẹp quyền lịch sử trong phạm vi quyền đánh bắt cá thì lập luận của Trung Quốc vẫn thiếu cơ sở để được luật pháp quốc tế công nhận.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Chiều 24/7/2025, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội (HUTC) phối hợp cùng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam và Turkish Airlines tổ chức Hội thảo “eVisa - Cất cánh giấc mơ Thổ Nhĩ Kỳ”. Tại sự kiện, Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chính thức được ra mắt.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới