--> -->
Trang chủ Kinh tế Sản phẩm dịch vụ
10:00 | 09/09/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trung tâm Quản lý khủng hoảng kêu gọi cần xử lý dữ liệu tốt hơn để giảm tác động của COVID-19 ở Malaysia

Báo cáo gần đây do Trung tâm Quản lý khủng hoảng (Crisis Management Centre) thực hiện đã chỉ ra một số lỗ hổng trong phản ứng quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch COVID-19.

KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 9 tháng 9 năm 2021 – Báo cáo gần đây do Trung tâm Quản lý khủng hoảng (Crisis Management Centre) thực hiện đã chỉ ra một số lỗ hổng trong phản ứng quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch COVID-19.

Nghiên cứu có tiêu đề “Consolidated Data Analysis of Malaysia’s Kita Jaga Kita Movement” (tạm dịch: Phân tích dữ liệu hợp nhất của Phong trào Kita Jaga Kita của Malaysia” được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu công khai từ 3 ứng dụng hàng đầu được phát triển để tạo điều kiện hỗ trợ trực tiếp từ cộng đồng cho các cá nhân và gia đình. Trong khoảng thời gian 2 tuần vào đầu tháng 8 năm nay, dữ liệu từ 478 hộ gia đình được thu thập từ 3 ứng dụng Kita Jaga Co, Sambal SOS và MyBendera. Điều này được tăng cường thêm một nghiên cứu điển hình chi tiết từ 39 hộ gia đình ở khu vực Titiwangsa đã được nhận hỗ trợ.

Ông Nordin Abdullah, Người sáng lập của Trung tâm Quản lý khủng hoảng cho biết: “Bằng cách tổng hợp dữ liệu có sẵn công khai từ các nguồn khác nhau này vào một cơ sở dữ liệu, nghiên cứu đã xác định một số xu hướng đáng báo động. Nghiên cứu này cho thấy, cần phải sử dụng nhiều hơn dữ liệu do cộng đồng và mạng xã hội tạo ra để cung cấp thông tin cho việc thiết kế các chương trình ứng phó quan trọng. Ngoài ra, chúng tôi cần cung cấp dữ liệu biểu mẫu khác trước đây được chỉ định không dành cho tiêu dùng công cộng để khuyến khích các giải pháp nguồn mở”.

Ông Nordin Abdullah cho biết thêm: “Các ứng dụng này quan trọng ở chỗ chúng đại diện cho bước đầu tiên trong “thế hệ dữ liệu theo định hướng cộng đồng” có thể ứng phó với vấn đề ảnh hưởng đến các cá nhân và gia đình trong xã hội rộng lớn hơn. Là một cách tiếp cận chiến lược, cần phải tích hợp hiệu quả các tập dữ liệu này cùng với các dữ liệu thời gian thực khác. Sau khi được lập bản đồ và gắn thẻ địa lý, dữ liệu này có thể được các bên liên quan xử lý theo cách siêu cục bộ và ở cấp độ cao hơn. Các quyết định tốt hơn được đưa ra với dữ liệu tốt hơn”.

Nghiên cứu cho thấy, các gia đình và cá nhân cần hỗ trợ về thực phẩm (46,1%) và nhu cầu chăm sóc trẻ em (21,5%), trong khi hỗ trợ thuê nhà chiếm 31,5% các yêu cầu. Theo dữ liệu trên mạng xã hội, phản ứng của cộng đồng và thể chế chủ yếu tập trung vào thực phẩm và chăm sóc trẻ em khi chúng được giao bằng hiện vật. Điều này đã cho thấy một khoảng trống đáng kể trong phản ứng.

Ông Nordin Abdullah lý giải: “Báo cáo nhấn mạnh một vấn đề quan trọng đáng quan tâm “khoảng trống cho thuê” có thể có tác động lớn hơn đến sức khỏe tâm thần so với chúng ta mong đợi. Theo lý thuyết của Maslow về Hệ thống phân cấp nhu cầu, nơi trú ẩn ở chân kim tự tháp là cần thiết để một cá nhân để cảm thấy an toàn. Cần có một nỗ lực phối hợp để giải quyết vấn đề này”.

Được biết, ông Nordin Abdullah hiện cũng là thành viên Ban chấp hành của Hội đồng Kinh doanh Malaysia Australia.

Kết quả nghiên cứu lặp lại quan điểm này với 67,7% số người tự công bố mức độ căng thẳng, trước khi nhận được hỗ trợ là “rất căng thẳng”. Báo cáo cũng cho biết, cần phải tăng cường hiểu biết thông qua nghiên cứu sức khỏe tâm thần, trong khi nền kinh tế nhiều nước đang có dấu hiệu phục hồi, thì tác động lâu dài về mặt tâm thần của hai năm phải liện tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để đối phó với đại dịch COVID-19 sẽ có tác động lan sang Malaysia sau đại dịch.

Là người có đóng góp vào những hiểu biết chiến lược và khuyến nghị của báo cáo, ông Rizal Kamaruzzaman, Giám đốc điều hành của Tindakan Strategi Sdn nhận xét: “Cần phải phát triển một cách tiếp cận toàn diện hướng tới truyền thông hiệu quả. Cuộc khủng hoảng này làm tăng số lượng người bị đẩy xuống dưới ngưỡng khó khăn cần được hỗ trợ, dữ liệu cũng chỉ ra rằng, có tới 76,9% những người cần được hỗ trợ lại không phải là người được nhận hỗ trợ từ chương trình viện trợ. Điều này có nghĩa là trong một cuộc khủng hoảng, các con số đều thay đổi và phản ứng cần phải linh hoạt”.

Báo cáo đã được đăng qua trang LinkedIn của Trung tâm Quản lý khủng hoảng.

Liên kết đến Báo cáo: https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:6836630572102758400

Thông tin về the Crisis Management Centre (Trung tâm Quản lý khủng hoảng)

Trung tâm Quản lý khủng hoảng được thành lập bởi Glenreagh Sdn. Bhd để trao quyền cho các cá nhân, tập đoàn và chính phủ nhằm đối phó một cách hiệu quả với tất cả các khía cạnh của khủng hoảng.

Trung tâm Quản lý khủng hoảng có thể trợ giúp các cá nhân, tập đoàn và chính phủ với một loạt các dịch vụ từ đào tạo trước khủng hoảng và quản lý rủi ro đến quản lý giữa khủng hoảng bao gồm thông tin liên lạc về khủng hoảng và sự tham gia của các bên liên quan. Quản lý sau khủng hoảng ngày càng trở nên quan trọng vì nó cho phép công chúng và những người bị ảnh hưởng kể về những gì đã xảy ra cho mọi người thấy về những trải nghiệm thực tế. Trên cơ sở đó, mọi người có thêm kinh nghiệm và bài học về cách ứng phó với khủng hoảng.

#CrisisManagementCentre

Media OutReach
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ngày 12/5, tại thủ đô Athens, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, ra mắt cuốn sách “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.
Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Các tạp chí du lịch uy tín thế giới liên tiếp gọi tên những điểm đến nổi bật tại Việt Nam. Cụ thể, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) đã lọt vào top 6 trong danh sách 25 điểm đến tuyệt vời nhất châu Á đầu năm 2025; Hội An được vinh danh là thành phố cổ lãng mạn nhất thế giới.
Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Tổ chức giao lưu dịp lễ Tết, vận động hội viên đỡ đầu lưu học sinh khó khăn, hỗ trợ kịp thời về học tập và đời sống… là những việc làm thiết thực của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) nhằm đồng hành cùng gần 300 lưu học sinh Lào tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới