--> -->
Trang chủ Việt kiều
00:00 | 06/11/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trước khi đến Nhật Bản, người nước ngoài cần hiểu những nguyên tắc sống gì?

Nếu muốn được người Nhật tôn trọng, bạn cần phải nắm được rất nhiều nguyên tắc vốn khá khắt khe trong cuộc sống của họ. Tác giả Nhật Đăng, tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Xã hội học ở Nhật Bản, có 4 năm học tập và làm việc tại nước này chia sẻ.
Việt Nam được bình chọn là 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống Việt Nam được bình chọn là 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống

Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler vừa mới công bố danh sách 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống năm ...

Trao đổi hợp tác song phương Việt Nam-Lào và hợp tác khu vực trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 Trao đổi hợp tác song phương Việt Nam-Lào và hợp tác khu vực trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Chiều ngày 10/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ...

Trước khi đến Nhật Bản, người nước ngoài cần hiểu những nguyên tắc sống gì?
Lao động Việt Nam sang nước ngoài lao động cần chuẩn bị kĩ hành trang (Ảnh minh hoạ)

Quá trình công nghiệp hóa của nước Nhật bắt đầu từ rất sớm, sớm hơn rất nhiều so với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo tài liệu sử sách ghi lại, quá trình công nghiệp hóa của nước Nhật bắt đầu từ thời kỳ Minh Trị (1868-1912), tuy nhiên nền móng cho quá trình công nghiệp hóa của nước Nhật thực ra đã được đặt nền móng từ thời kỳ Mạc Phủ trước đó (1603-1868).

Dẫn lại lịch sử như vậy để nói rằng tính cách của người Nhật đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ việc quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ rất sớm. Trong một xã hội, không thể đảm bảo rằng tính cách của tất cả mọi người đều giống nhau, thế nhưng nhìn chung có thể điểm qua một số tính cách chung của người Nhật bao gồm: kỷ luật cao, tính hay đánh đồng, quan sát đến từng chi tiết để làm cho công việc hoàn hảo nhất, luôn biết nghĩ tới người khác. Với người nước ngoài khi đến Nhật, người Nhật cũng yêu cầu ở người nước ngoài những phẩm chất tương tự.

Với những du học sinh và tu nghiệp sinh khi đến Nhật học, sẽ thật cần thiết để hiểu được văn hóa Nhật, như vậy cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong khi học tập và làm việc với người Nhật.

Tính đúng giờ: Để hiểu quan điểm của người Nhật về giờ giấc, có lẽ ví dụ đơn giản và dễ thấy nhất chính là những chuyến tàu của người Nhật (kể cả tàu thường hay tàu cao tốc) gần như không bao giờ muộn giờ. Đại diện công ty đường sắt Đông Nhật bản (JREast) từng cúi đầu xin lỗi hành khách vì để tàu cao tốc đến muộn 36 giây mỗi năm. Chính vì vậy, người Nhật yêu cầu rất cao về sự đúng giờ.

Tác giả bài viết từng có thời gian nghiên cứu về giao thoa văn hóa, trong đó nếu như với giờ làm, giờ đi học, “đúng giờ” theo quan niệm của người Nhật chính là bạn phải đến sớm tối thiểu 10 phút so với giờ yêu cầu để chuẩn bị sẵn sàng cho công việc của mình, nếu không bạn sẽ bị đánh giá rất thấp.

Tính hay đánh đồng: Ai cũng biết rằng văn hóa tập thể của người Nhật rất mạnh mẽ. Trong các cộng đồng quốc tế có người đến từ nhiều nước, nếu mỗi cá nhân Nhật đứng riêng có thể không nổi bật bởi tính cách họ thích vậy, đa phần họ cũng rất hạn chế cập nhật hình ảnh, quan điểm trên các mạng xã hội.

Tuy nhiên với những hoạt cần đến tính tập thể, người Nhật thường tập trung nhau rất nhanh và phân công công việc cực kỳ hiệu quả. Tác giả bài viết từng mang câu hỏi “Tại sao người Nhật có sức mạnh tập thể cao như vậy?” đi hỏi giáo sư Nhật, giáo sư trả lời rằng: “Ở nước tao, từ khi sinh ra đã dạy rằng đất nước không có gì, nên chỉ có cách duy nhất là vươn lên và dựa vào nhau mà sống”.

Trước khi đến Nhật Bản, người nước ngoài cần hiểu những nguyên tắc sống gì?
Lao động Việt Nam ở Nhật Bản luôn được tôn trọng (ảnh minh hoạ)

Thế nhưng mặt trái của tính tập thể cao đó là nếu một người Nhật hình thành quan niệm xấu về một con người, rất có thể cộng đồng mà người đó quen biết cũng sẽ tự nhiên có quan điểm như vậy mà thậm chí bản thân họ chưa từng trải qua trải nghiệm nào xấu. Vì thế nên những tháng gần đây khi mà số lượng các vụ trộm cắp tại Nhật tăng lên, rất nhiều người Việt Nam tại Nhật phàn nàn rằng đi đến đâu cũng bị người Nhật chỉ trích dò xét, thậm chí khi ra ngân hàng làm thẻ cũng bị nhân viên ngân hàng săm soi thật kỹ khi nói mình là người Việt.

Tính yêu cầu sự hoàn hảo cực cao: Tác giả bài viết từng sống, làm việc hoặc du lịch ở hơn 20 nền kinh tế phát triển trên thế giới, thế nhưng chỉ có ở Nhật, người tiêu tiền sử dụng dịch vụ mới được chăm sóc thực sự đến “tận chân răng”.

Câu chuyện đơn cử như việc khi bạn bước vào một quán rượu bình dân ở Nhật, khi bạn bước vào quán, nhân viên trong quán đồng thanh chào bạn, sau đó bạn có người dẫn đến tận bàn rượu, có người đề nghị bạn cởi áo khoác để họ treo cho, rồi họ đưa khăn lạnh cho bạn lau mặt, trong khi bạn dùng bữa, luôn có người chờ đợi để chăm sóc cho riêng bàn của bạn, rồi đến khi bạn ra về, toàn bộ nhân viên quán lại đồng thanh cám ơn bạn dùng bữa và chào bạn tiếp.

Dẫn câu chuyện này ra để thấy rằng người Nhật luôn vô cùng tỉ mỉ đến từng chi tiết. Và ngược lại họ cũng yêu cầu ở người nước ngoài như vậy. Khi bạn đến một công ty, một công xưởng để làm, bạn cũng nên chú ý đến từng việc của người Nhật làm, và nếu không hiểu để làm gì, bạn nên hỏi tại sao. Người Nhật không ghét người chưa biết, nhưng rất ghét người giấu dốt và thường họ chỉ muốn nói một lần chứ không thích phải nhắc nhở bạn đến lần thứ hai.

Luôn biết nghĩ đến người khác: Nhiều lần đến nhà của người Nhật chơi và ngủ lại, tác giả bài viết có dịp quan sát rất kỹ cách sinh hoạt của người Nhật. Điều mà tác giả ấn tượng nhất chính là việc người Nhật nhìn chung luôn phân loại rác cực kỳ cẩn thận theo hướng dẫn chung của khu phố nơi họ sống.

Nhìn chung rác có thể phân loại thành rác cháy, rác không cháy, giấy, chai thủy tinh…và đồ điện tử sẽ cần phải có xe thu mua riêng và người vứt phải trả phí. Theo chia sẻ của nhiều người Nhật, họ làm vậy để những người làm công việc xử lý rác sau này đỡ vất vả hơn.

Thế nhưng điều đó không ấn tượng bằng việc phần đông họ luôn rửa và tráng thật sạch tất cả chai lọ, hộp đựng thịt, hộp đựng đồ ăn trước khi vứt vào thùng rác. Họ cho biết họ muốn làm vậy để công đoạn xử lý rác sau này tốn ít nguồn lực nhất và thuận tiện nhất.

Một ví dụ khác của việc luôn biết nghĩ đến người khác đó là khi bạn đi trên tàu hay ở tại một khu dân cư nào đó, bạn sẽ gần như không bao giờ nghe thấy tiếng người nói chuyện rất to trong khoang tàu, mọi người sẽ giữ im lặng tuyệt đối. Còn nếu bạn ở một khu dân cư, có khi hàng tháng bạn không thể biết nhà bên cạnh có người hay không, và có bao nhiêu người bởi họ luôn im lặng tối đa, nếu họ có nghe nhạc, cùng chỉ bật vừa đủ nghe hoặc sẽ nghe bằng tai nghe.

Người nước ngoài khi đến Nhật cần rất chú ý đến từng tiểu tiết và luôn đặt câu hỏi tại sao phải làm việc này, tại sao phải làm việc kia, người Nhật sẽ sẵn sàng trả lời và tôn trọng bạn hơn rất nhiều.

Việt Nam được bình chọn là 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống Việt Nam được bình chọn là 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống

Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler vừa mới công bố danh sách 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống năm ...

Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung 50 triệu đồng Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung 50 triệu đồng

Sáng 2/11, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay mặt cho Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật ...

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang mạnh mẽ chưa từng thấy Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang mạnh mẽ chưa từng thấy

"Thủ tướng Suga nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang mạnh mẽ nhất từ trước tới nay và Việt ...

Nhật Đăng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kiều bào Nhật Bản trao quà, học bổng cho người dân biên giới Nghệ An

Kiều bào Nhật Bản trao quà, học bổng cho người dân biên giới Nghệ An

Từ ngày 7-8/6/2025, nhóm các kiều bào trẻ Nhật Bản thuộc Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) đã tổ chức chuyến thiện nguyện phát quà hỗ trợ cho bà con vùng biên giới huyện Tương Dương, Nghệ An, nơi vừa bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Quảng bá võ cổ truyền làng Sình (TP Huế) đến thành phố Katsuragi (Nhật Bản)

Quảng bá võ cổ truyền làng Sình (TP Huế) đến thành phố Katsuragi (Nhật Bản)

Ngày 05/6 tại thành phố Huế, Hội hữu nghị Việt - Nhật thành phố Huế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa với đoàn đại biểu đến từ thành phố Katsuragi (tỉnh Nara, Nhật Bản) do Thị trưởng Ako Kazuhiko dẫn đầu. Tại đây, môn võ cổ truyền làng Sình đã được biểu diễn nhằm giới thiệu đến các đại biểu Nhật Bản.
Hai đại học của Mỹ, Nhật mở chương trình kỹ sư bán dẫn quốc tế, cơ hội cho học viên Việt Nam

Hai đại học của Mỹ, Nhật mở chương trình kỹ sư bán dẫn quốc tế, cơ hội cho học viên Việt Nam

Ngày 04/6 tại Nhật Bản, Đại học Hiroshima (Nhật Bản) và Đại học Idaho (Mỹ) chính thức ra mắt chương trình đào tạo kỹ sư bán dẫn quốc tế (MESA). Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Chi Mai cho biết sẽ đồng hành thúc đẩy triển khai chương trình tại Việt Nam, phù hợp mục tiêu quốc gia đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.
Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Một lớp học đặc biệt đã và đang diễn ra đều đặn mỗi ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Lớp học ấy không có bảng điểm, thành tích, mà là nơi ươm mầm những con chữ đầu tiên cho những học viên mù chữ - bước đầu tiên trên hành trình làm lại cuộc đời.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024