--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Miền đất - Con người
07:37 | 25/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Trường ca Xa Nhà Ca cùng chiều dài lịch sử người Hà Nhì

Trường ca Xa Nhà Ca là một pho sử về sự hình thành vạn vật, phong tục, một số bài học xã hội và luân lý của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trước sự hội nhập của nền văn hóa hiện đại, người Hà Nhì nơi đây vẫn duy trì gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình và luôn nỗ lực để bản trường ca ấy luôn trường tồn.
Những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam được Thổ Nhĩ Kỳ tặng Huân chương vì sự cống hiến cao cả
Những "sứ giả" đưa Áo dài ra thế giới
Trường ca Xa Nhà Ca cùng chiều dài lịch sử người Hà Nhì
Đồng bào Hà Nhì ở Mường Tè vẫn bảo tồn, gìn giữ nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc

Trường ca ngân lên khi màn đêm buông xuống

“Hướng lên trên mở một lần, vào một buổi sáng

Muôn loài sinh ra, muôn thứ sinh ra

Hướng xuống dưới mở một lần, vào một buổi sáng

Nghìn loài, muôn vật cái gì cũng có...”

Đó là câu hát mở đầu của trường ca Xa Nhà Ca mà nghệ nhân Pờ Lóng Tơ (bản Mù Cả, xã Mù Cả, huyện Mường Tè) hát lên khi cùng chúng tôi trò chuyện về bản trường ca trong lịch sử văn hoá của người Hà Nhì.

Ông Pờ Lóng Tơ nói: “Trường ca Xa Nhà Ca mở đầu như thế với chương Tạo trời, tạo đất (Ù pe mí pe), xoay quanh đề tài tạo dựng vũ trụ. Với 11 chương và 3.590 câu, trường ca là pho sử dài được kết cấu logic, chặt chẽ từ đầu đến cuối khiến người nghe như lạc vào chốn hoang sơ của đất trời. Có những đoạn trong bản trường ca khiến người nghe buồn đến rơi nước mắt cho số phận không may mắn, nhưng cuối cùng là niềm vui đoàn tụ, niềm vui của hạnh phúc, cuộc sống ấm no, vui vầy”.

Đến nay nhiều tài liệu nghiên cứu còn ghi lại, trường ca Xa Nhà Ca đã xuất hiện và tồn tại ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ khoảng 300 năm trước cùng với quá trình thiên di trong suốt chiều dài lịch sử của người Hà Nhì.

Xa Nhà Ca có nghĩa là ở trên xuống. Nội dung phản ánh quan niệm của người Hà Nhì về nguồn gốc vạn vật, cách ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Trường ca bắt nguồn từ cuộc sống, lao động thường ngày, quan niệm về giá trị tốt đẹp của con người.

“Xa Nhà Ca được hát bên mâm rượu ngày Tết, do một hay nhiều người thay nhau thực hiện. Trên mâm nhất thiết phải có một con gà và hai chén rượu để dâng cúng tổ tiên cùng các vị thần linh. Nhiều đoạn chính là những bài cúng, làm lý trong các nghi lễ thuộc chu kỳ vòng đời người hoặc các hoạt động mưu sinh”, nghệ nhân Pờ Lóng Tơ chia sẻ.

Trường ca Xa Nhà Ca cùng chiều dài lịch sử người Hà Nhì
Những gia đình người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thường hát Xa Nhà Ca khi quây quần cùng nhau

Cũng theo nghệ nhân Pờ Lóng Tơ, “người Hà Nhì quan niệm, nếu không làm lý bằng chén rượu và một con gà mà cứ thế hát thì thần linh, tổ tiên sẽ trách phạt rồi giáng họa xuống gia đình. Người sẽ bị đau ốm, gia súc bị dịch bệnh, mùa màng bị thất bát”. Chính những điều này khiến cho trường ca mang sắc màu huyền thoại. Tuy vậy, trường ca Xa Nhà Ca không mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, không bị ràng buộc bởi các nghi lễ.

Trường ca Xa Nhà Ca thường được ngâm, kể khi ánh sáng mặt trời nhường chỗ cho màn đêm buông xuống. Người hát vừa nhấp chén rượu vừa hát, nét mặt khi thì vui, lúc lại buồn, cũng có khi lại thong thả, lúc lại vội vàng theo từng nội dung cốt truyện. Trường ca Xa Nhà Ca được người Hà Nhì kể về đêm để sau mỗi ngày lao động vất vả, mỗi người lại có dịp ngược dòng thời gian về với cội nguồn của dân tộc mình.

Qua lời bài hát, họ được tìm hiểu về sự hình thành trời, đất, của vạn vật, muôn loài, về nguồn gốc của sự sống và cuộc đấu tranh sinh tồn. Đồng thời, biết được cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.

Trường ca Xa Nhà Ca cùng chiều dài lịch sử người Hà Nhì
Bản làng người Hà Nhì tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Bảo tồn di sản

Cũng giống như nghệ nhân Pờ Lóng Tơ, lớp trẻ người Hà Nhì đều mong muốn duy trì vốn văn hoá dân gian truyền thống của dân tộc mình. “Chúng tôi mong muốn được tìm hiểu, học hỏi và nghe kể trường ca Xa Nhà Ca để có thể gìn giữ nét đẹp của dân tộc mình”, anh Mạ Lý Phạ, cán bộ văn hóa xã Ka Lăng, huyện Mường Tè nói.

Chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể của huyện Mường Tè và tỉnh Lai Châu đã phối hợp để mở lớp học truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trường ca Xa Nhà Ca tại huyện Mường Tè, cuối tháng 7 vừa qua để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của bản trường ca này.

Lớp học có sự tham gia của 20 học viên ban đầu, là người Hà Nhì đang sinh sống trên địa bàn các xã Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm của huyện Mường Tè. Trong 15 ngày, học viên được nghệ nhân Pờ Lóng Tơ truyền dạy, diễn xướng đầy đủ 11 chương của trường ca Xa Nhà Ca.

Là học viên tham gia, anh Mạ Lý Phạ cho biết: “Bản trường ca chúng tôi vẫn được nghe các ông bà hát mỗi ngày, nhưng từ lớp học, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về nội dung và có thể diễn xướng lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và dạy lại các anh chị em trong bản, để cùng nhau lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ con cháu chúng tôi”.

Ông Nguyễn Trọng Hiến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai Châu cho biết: “Việc truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trường ca Xa Nhà Ca nhằm bảo tồn, phát huy, nhân rộng di sản văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Hà Nhì. Đồng thời, góp phần vinh danh giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, tạo điều kiện cho việc kế thừa, tái tạo, sản sinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng người Hà Nhì”.

Ở miền biên ải, những ngôi nhà của người Hà Nhì quần tụ trên những triền núi cao và cả trong những thung lũng sâu. Khi màn đêm buông xuống, âm thanh lúc trầm, lúc bổng của bản trường ca xen lẫn cả vào trong sương lạnh đã làm cho bản Hà Nhì hiện lên đẹp như một bức tranh thuỷ mặc giữa núi rừng.

Ngày Cá tháng Tư và những cú lừa lịch sử Ngày Cá tháng Tư và những cú lừa lịch sử
Google sản xuất đồ uống, Tháp Eiffel bị dỡ bỏ, Thu hoạch sợi mỳ Spaghetti, Mỳ Ý mọc trên cây... là những cú lừa nổi tiếng từng được tung ra trong ngày Cá tháng Tư.
Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống
Nhà báo thể thao kỳ cựu Nguyễn Lưu đã bày tỏ quan điểm của mình về “bộ môn” vật nam nữ.
Theo baodantoc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình?

Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình?

Khi đôi trai gái có tình ý với nhau, chàng trai sẽ lấy chiếc chăn chiên trùm lên đầu cô gái rồi đưa đến chỗ riêng tư để tâm tình.     

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng đoàn công tác của Đại sứ quán vừa có chuyến thăm và làm việc tại vùng Normandie, miền Bắc nước Pháp, nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực tiềm năng.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.