--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
06:20 | 14/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

TS. Vũ Thu Hương: "Rèn đạo đức cho con quan trọng hơn việc học năng khiếu"

TS. Vũ Thu Hương (ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho rằng rèn tính cách, đạo đức vẫn là mục tiêu cao nhất trong giáo dục trẻ. Về việc cho con học năng khiếu, nó sẽ có ích lợi nếu thực hiện vừa độ và theo đúng tâm sinh lý trẻ.
Quỳ không chết, con hư mới chết! Nếu có ngày con bạn hâm mộ Khá Bảnh Sự hâm mộ lệch chuẩn

Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc phụ huynh tìm các lớp học năng khiếu cho con. Tại các thành phố lớn, khái niệm học năng khiếu không phải điều gì quá xa lạ. Việc trẻ 5-6 tuổi học vẽ, học đàn piano hay một bộ môn nghệ thuật nào đó không còn là xu hướng mà trở thành một thông lệ. Đó cũng là hoạt động hợp lý vì sau một năm học vất vả, mệt nhọc, trẻ được tham gia hoạt động khác, thoải mái và tự do hơn. Tuy nhiên làm thế nào để việc học năng khiếu đạt hiệu quả, nên cho con học năng khiếu vào thời điểm nào, thì chắc hẳn nhiều bố mẹ chưa rõ. Những tư vấn của TS. Vũ Thu Hương (Đại học Sư Phạm Hà Nội) sau đây sẽ giúp phụ huynh đưa ra được quyết định đúng đắn trong chuyện cho con học năng khiếu vào dịp hè.

ts vu thu huong ren dao duc cho con quan trong hon viec hoc nang khieu
TS. Vũ Thu Hương.

- Bên cạnh những lợi ích của việc học năng khiếu, phụ huynh cần cân nhắc những điểm tiêu cực gì thưa TS. Vũ Thu Hương?

Lợi ích thì có rất nhiều và chúng ta cũng đã biết. Ngoài các hoạt động học tập văn hóa, trẻ cần biết thêm nhiều về nghệ thuật và cuộc sống. Các lớp năng khiếu sẽ là một kênh quan trọng đưa các con đến với nghệ thuật.

Tuy nhiên, điều này có thể tạo điều kiện cho bệnh thành tích phát triển. Các bố mẹ khi cho con tham gia các lớp năng khiếu cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng ham hố giải thưởng và bắt ép con tập luyện đêm ngày. Khi đó cuộc dạo chơi nghệ thuật của các cháu sẽ biến thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Có không ít trẻ đã gục khóc trên các phím đàn, hoặc trầm cảm vì nỗi ám ảnh mang tên năng khiếu.

Ngoài ra, những thành tích từ hoạt động năng khiếu đôi khi cũng là lý do để trẻ gặp các vấn đề về tính cách. Nghĩ mình giỏi giang, xuất chúng, trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái chủ quan, coi thường tất cả, vênh váo, ghê gớm, bắt nạt bố mẹ, đòi hỏi và ăn vạ khi bố mẹ không đáp ứng.

Đã có rất nhiều cháu ra điều kiện với cha mẹ nếu không sẽ không tham gia các giải đấu hoặc không tập luyện nữa.

- Là người không ủng hộ việc cho trẻ học chữ sớm, vậy việc cho trẻ học năng khiếu sớm theo chị có nên không?

Đây là việc bình thường và nó sẽ có ích lợi nếu chúng ta thực hiện vừa độ và theo đúng tâm sinh lý trẻ. Với trẻ quá bé thì việc tập luyện sẽ là áp lực. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn quá mới tập thì hiệu quả sẽ kém hơn. Vì thế, việc tập luyện nên tiến hành cùng lúc với tuổi đi học. Các con sẽ được làm quen dần với những môn năng khiếu đúng lúc các con vừa cảm nhận được trách nhiệm của cá nhân mình.

ts vu thu huong ren dao duc cho con quan trong hon viec hoc nang khieu
"Rèn đạo đức vẫn là mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục trẻ". (Ảnh minh họa.)

- Với chị, trong quá trình nuôi dạy con, điều gì quan trọng hơn cả việc học năng khiếu?

Tôi cho rằng đó là trách nhiệm của bản thân và sự kiên trì. Tuổi nhỏ là lúc các con phải học vô cùng nhiều thứ từ chữ nghĩa, văn hóa, tập luyện thể thao, năng khiếu đến kĩ năng và đủ thứ khác. Nếu các con không có trách nhiệm và kiên trì, mọi việc khó có thể hoàn thành. Rèn tính cách và đạo đức cho con vẫn là mục tiêu cao nhất trong giáo dục trẻ.

- Chị có cho con mình theo học bộ môn năng khiếu cụ thể nào không?

Con tôi đã lớn. Ngày con nhỏ, tôi cho con thử mọi thứ và cuối cùng, con chọn piano là món năng khiếu để theo đuổi đến cùng. Khi con xin nghỉ học năng khiếu hát, tôi đã nói: đó là cơ hội duy nhất. Nếu con nghỉ, mẹ sẽ không bao giờ cho con quay lại học nữa. Con tôi đồng ý.

Khi con đòi quay trở lại, tôi đã thực hiện đúng lời tuyên bố, không đồng ý cho con quay lại. Con đã khóc rất nhiều nhưng không lay chuyển được mẹ. Từ đó con học đàn piano rất trách nhiệm và kiên trì vì sợ mẹ cắt nốt món năng khiếu đó.

Rõ ràng cuối cùng mục đích lớn nhất của tôi vẫn là rèn cho con cách sống và làm việc trách nhiệm, kiên trì. Và tôi đã thành công.

- Vậy việc rèn tính cách, đạo đức cho trẻ từ những điều căn bản nhất, phụ huynh nên bắt đầu từ đâu?

Hàng ngày tôi làm việc, tiếp xúc với rất nhiều học sinh và nhận ra việc trẻ chưa biết cách ứng xử theo chuẩn mực xảy ra khá thường xuyên. Ví dụ như nói trống không với người lớn, ngang nhiên đi qua trước mặt người khác hoặc tự tiện sử dụng đồ của người khác mà không xin phép. Có những điều căn bản mà bố mẹ nên dạy con đó là.

1. Nói đủ chủ vị. Tôi từng tiếp xúc với những bạn lớn, đã 15–17 tuổi nhưng nói chuyện trống không với người lớn, thái độ khệnh khạng, lời lẽ cộc lốc, không kính ngữ, còn cao giọng. Gặp trường hợp đó, tôi nói ngay: “Con kém bác đến hơn 30 tuổi mà bác vẫn nói chuyện đủ chủ vị với con, còn con thì sao?”

2. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Có bao giờ bố mẹ quan sát nếp ăn của con mình và thấy giật mình chưa. Cứ quan sát mà xem, sẽ thấy một tỉ lệ không nhỏ các bạn vào mâm là trút cả đĩa vào bát mình, còn tranh giành đồ ăn với nhau.

3. Không đi trước mặt người khác. Đây cũng là điều bố mẹ cần rèn cho trẻ ngay từ bé. Có lần tôi đến một nhà chơi. Nhà có một bạn học lớp 3 và một bạn học lớp 5. Cũng có thể gọi là lớn. Tôi cùng bố mẹ hai bạn đó ngồi uống nước nói chuyện trên sàn nhà. Vậy mà hai bạn đó thản nhiên đuổi nhau chạy qua trước mặt người lớn, đạp cả lên mấy cốc nước làm đổ lênh láng. Tôi nghĩ nhiều người cũng từng gặp cảnh tương tự.

4. Vào mâm phải mời cơm. Ở trường chắc chắn các con được dạy mời cơm trong giờ ăn bán trú. Vậy sao tỉ lệ trẻ không mời cơm vẫn cao đến thế? Bố mẹ nên chú ý dạy con từ những điều nhỏ nhặt. Việc này cũng khá đơn giản nếu bố mẹ luôn làm gương cho trẻ.

5. Đi nhẹ, nói khẽ. Đi đứng không chen lấn xô đẩy. Cứ chỗ nào lách được là lách, xô đổ người khác để đi, phong cách này có lẽ các bố mẹ đã quá quen. Ngồi chềnh ềnh giữa lối đi, bày đồ đạc khắp nơi, có lẽ cũng là điều các bố mẹ gặp ở từ người lớn đến trẻ nhỏ tại Việt Nam.

6. Không lấy đồ của người khác. Các bố mẹ có mắng phạt con khi con thản nhiên lấy đồ của bố mẹ không hay các bạn coi thế là bình thường.

Trung bình 1 năm, tôi trợ giúp các mẹ xử trí vụ con ăn trộm lên đến 20 - 30 bạn. Cũng có nhà chỉ đánh cho con 1 trận rồi thôi. Nếu đồ dùng từng người trong gia đình không được tôn trọng, không động vào đồ nếu không hỏi trước, thì việc con lấy trộm đồ chỉ là việc nay mai.

Đừng nghĩ con mình còn nhỏ không biết gì. Vì con không biết mới cần phải dạy. Dạy sớm con sẽ biết sớm.

- Xin cảm ơn tiến sỹ!

Xem thêm:

ts vu thu huong ren dao duc cho con quan trong hon viec hoc nang khieu 7 dấu hiệu con bạn có thể bị rối loạn tâm thần trong tương lai

Trang BrightSide chỉ ra 7 dấu hiệu phát hiện sớm con bạn có thể là người rối loạn nhân cách (rối loạn tâm thần) trong ...

ts vu thu huong ren dao duc cho con quan trong hon viec hoc nang khieu 10 vấn đề trái khoáy trong cách nuôi dạy trẻ ở Việt Nam

Nuôi con như nuôi heo, dạy con như dạy thú, coi con cái là trang sức của bố mẹ là những vấn đề trái khoáy ...

ts vu thu huong ren dao duc cho con quan trong hon viec hoc nang khieu "Nếu con thi không đỗ thì cũng không sao đâu"

Nếu chẳng may con thi không đỗ, thì chắc chắn tôi sẽ không sao đâu. Và con tôi chắc chắn cũng không sao đâu.

Minh Hồng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.