--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
09:14 | 05/05/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Từ nền kinh tế lạc hậu đến mục tiêu tăng trưởng hai con số

Tròn 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã có một hành trình vươn mình đầy ấn tượng. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu do hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam ngày nay đã trở thành một nền kinh tế năng động, đầy tiềm năng và triển vọng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước trên con đường phát triển thịnh vượng và bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 - đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tập trung tối đa hỗ trợ nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 8% trở lên
“Đòn bẩy” tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Bứt tốc vào nhóm thu nhập trung bình cao

Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam sau năm 1975 chìm trong đói nghèo, lạc hậu và muôn vàn khó khăn. Cơ sở hạ tầng hầu như bị phá hủy, nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp trì trệ, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp. Lạm phát có thời điểm vượt quá 700%, đời sống nhân dân vô cùng thiếu thốn và thu nhập bình quân đầu người chỉ vào khoảng 100USD/năm. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam từng bước thoát khỏi khủng hoảng, vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hoạt động sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần May 10.  (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)
Hoạt động sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần May 10. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Trong suốt 3 thập niên qua, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hằng năm của Việt Nam đạt khoảng 6-7%, bất chấp những thách thức toàn cầu như đại dịch Covid-19 hay biến động kinh tế thế giới. Đến năm 2024, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 476 tỷ USD, đứng thứ tư ASEAN, chỉ sau Indonesia, Singapore và Thái Lan. Hiện nay, Việt Nam nằm trong tốp 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới và xếp thứ 32 trong tốp 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Sau 50 năm, cuộc sống của người dân Việt Nam đã có những thay đổi ngoạn mục. Nếu như vào những năm đầu thập niên 1990, tỷ lệ đói nghèo ở mức 58% thì đến năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc là 4,06%; GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.700USD, bước vào trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Một trong những trụ cột lớn của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là xuất khẩu. Với chính sách cởi mở, môi trường kinh doanh thuận lợi cùng nguồn lao động dồi dào, Việt Nam trở thành thỏi nam châm hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, từ chưa đầy 1 tỷ USD vào năm 1986-thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới, đến năm 2024, con số này đã vượt mốc 400 tỷ USD.

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 20 quốc gia có kim ngạch thương mại lớn hàng đầu thế giới và được đánh giá là một trong những nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng nhất khu vực. Sự bứt phá về thương mại không chỉ phản ánh năng lực sản xuất, xuất khẩu và hội nhập quốc tế của Việt Nam mà còn là kết quả của quá trình cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng.

Chính sách kinh tế linh hoạt và thích ứng được coi là chìa khóa để Việt Nam vượt qua “cơn gió ngược”, đạt tăng trưởng cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cùng nhiều bất ổn và diễn biến khó lường. Dù vậy, Việt Nam vẫn đối diện với không ít thách thức trên con đường phát triển như sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền, chênh lệch giàu-nghèo, áp lực dân số già hóa, biến đổi khí hậu, năng suất lao động thấp so với các quốc gia phát triển và đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.

Bệ phóng mới

Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025-một mức phấn đấu cao hơn đáng kể so với chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,5-7%. Đây không chỉ là con số thể hiện kỳ vọng mà còn là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu tăng trưởng cao được xác định là bước tạo đà quan trọng để Việt Nam bứt phá tăng trưởng hai con số trong các giai đoạn tiếp theo. Đúng như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Việc đặt ra mục tiêu cao là cần thiết để thúc đẩy toàn dân và toàn hệ thống chính trị cùng nỗ lực, nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của đất nước. "Nhiệm vụ tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025 khó mấy cũng phải làm, không làm không được", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Tăng trưởng cao và hướng tới tăng trưởng hai con số là một mục tiêu đầy tham vọng với Việt Nam nhưng hoàn toàn có cơ sở, xuất phát từ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, dư địa tăng trưởng còn lớn, cùng với quyết tâm mạnh mẽ trong việc cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh khoa học-công nghệ và chuyển đổi số. Kết quả tăng trưởng GDP quý I-2025 đạt 6,93% cho thấy những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, đồng thời đặt ra không ít thách thức trên hành trình về đích.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ chú trọng làm mới và làm mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời tích cực bồi đắp các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, đầu tư công được xem là “đòn bẩy kích cầu”: Chính phủ tập trung giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công, ưu tiên cho hạ tầng giao thông chiến lược. Đối với đầu tư tư nhân, Chính phủ cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong nước phát triển, đồng thời hút mạnh dòng vốn FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, xanh và bền vững.

Trong khi đó, để giữ đà xuất khẩu cao, Chính phủ đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua các FTA thế hệ mới, tận dụng hiệu quả cơ hội hội nhập. Song song với đó, Việt Nam đang ưu tiên phát triển các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, như: Công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số và đổi mới sáng tạo; nông nghiệp công nghệ cao gắn với xuất khẩu xanh, bền vững; năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp; dịch vụ chất lượng cao, logistics, du lịch xanh, tài chính số. Đáng chú ý, với những biến động của kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang sử dụng linh hoạt các biện pháp pháp lý, kinh tế và ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của mình trong thương mại quốc tế.

Không chỉ là một quốc gia hồi sinh sau chiến tranh, Việt Nam còn là một biểu tượng của tinh thần quật cường, sáng tạo và khát vọng vươn lên. Từ một đất nước từng bị bao vây, cấm vận, Việt Nam ngày nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia sâu rộng vào các tổ chức đa phương. Hình ảnh một Việt Nam hòa bình, hợp tác, tiếp tục vững bước trên con đường phát triển thịnh vượng và bền vững ngày càng được khẳng định rõ nét.

Theo Báo Quân đội nhân dân
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tu-nen-kinh-te-lac-hau-den-muc-tieu-tang-truong-hai-con-so-826157

Hơn 2,9 triệu tỷ đồng vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng Hơn 2,9 triệu tỷ đồng vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng
Trong 11 tháng năm 2024, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt trên 2,91 triệu tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, tổng số vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là hơn 1,45 triệu tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ.
Tăng cường kết nối hiệu quả hai nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Czech Tăng cường kết nối hiệu quả hai nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Czech
Sáng 20/1, theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Cộng hòa Czech.
Theo Báo Quân đội nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Con đường đến thịnh vượng của Việt Nam: Nhìn từ vấn đề tăng năng suất

Con đường đến thịnh vượng của Việt Nam: Nhìn từ vấn đề tăng năng suất

Trong bài viết từ Tokyo vào những ngày cuối tháng 4/2025, gửi cho Báo Đầu tư nhân dịp kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước, GS. Trần Văn Thọ tin rằng, trên con đường đến thịnh vượng của Việt Nam, tăng năng suất liên tục sẽ là chìa khóa để nền kinh tế thoát bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu quốc gia thịnh vượng vào năm 2045.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, tập trung thúc đẩy tăng trưởng với mục tiêu đạt 8% trở lên gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề để tăng trưởng cao hơn.
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.