--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
06:00 | 14/05/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tuyệt chiêu săn sơn kê xuyên Tây Bắc của thợ săn cực đỉnh

Những chú gà trống rừng với bản tính hoang dã, sẵn sàng lao vào tấn công “kẻ lạ mặt” dám xâm chiếm địa bàn để bảo vệ lãnh thổ và đàn gà mái mà không hề biết xung quanh là hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc thòng lọng đang chờ...
9X giâm loài rau thuốc, tốt vù vù, hái ngọn bán như tôm tươi Thạc sỹ bỏ việc nhà nước về làm giàu kiểu con tôm "đòi ôm" cây dừa Vì sao dân ở đây nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao? Kiên Giang: Khám phá vườn cây cho báu vật trầm hương ở Phú Quốc


Trong chuyến đi cơ sở vừa qua, tôi tình cờ làm quen và được theo chân nhóm thợ chuyên đi bẫy gà rừng. Nguyễn Ngọc Chinh là thợ bẫy, thuần chủng gà rừng có tiếng ở Xuân Quang, Bảo Thắng. Theo Chinh, thông thường một chuyến đi bẫy gà rừng phải bắt đầu từ khoảng 5 giờ sáng tùy thuộc tình hình thời tiết. Vào những ngày trời nắng, gà rừng thức dậy từ sáng sớm, gà trống gáy gọi đàn đi kiếm ăn, nên dễ phát hiện. Để đến được nơi có đàn gà rừng, tôi, Chinh và Vũ Văn Quý - người bạn cùng thôn - phải rong ruổi trên chiếc xe máy theo những lối mòn khắp rừng. Do tối hôm trước trời mưa phùn nên đường khá trơn, đi xe máy được vài cây số thì phải đi bộ. Đến khu vực gà rừng hay ăn, Chinh lôi trong ba lô một chiếc loa nhỏ, bật tiếng gà rừng gáy đã thu sẵn, đồng thời rút ra trong túi một chiếc còi tự chế để thổi tiếng gà mái gọi gà trống. “Chỉ cần thổi một lúc, nếu có gà ở gần đây, chúng sẽ tự gáy để báo hiệu”, Chinh nói. Sau một lúc không thấy có tiếng gà đáp lại, chúng tôi đi tiếp và dừng lại ở một nương sắn mới thu hoạch, xung quanh là đám cây bụi rậm rạp.

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh
Thợ săn thường xuyên phải leo lên những đỉnh núi cao để bẫy gà rừng.

Lần này, chỉ khoảng 5 phút sau khi thổi còi đã có tiếng gà trống “đáp lại”. Chinh ra hiệu cho tôi đi thật khẽ. 3 người bám sát nhau, mặc dù đường khá dốc nhưng không ai dám thở mạnh. Đến nơi, Chinh lôi trong ba lô bộ đồ nghệ bẫy gà rừng. Bộ đồ nghề khá đơn giản, nhưng quan trọng nhất là đám gà mồi. Chinh và người bạn mang theo 3 chú gà mồi, trong đó có 2 gà trống, 1 gà mái. Ngoài ra, vật dụng không thể thiếu là 5 tay giò (một loại thòng lọng làm bằng dây dù và ghim sắt có thể cắm xuống đất, mỗi tay giò có 20 chiếc thòng lọng nối với nhau). Chinh ra hiệu cho tôi ngồi nép vào bụi cây, một mình nhẹ nhàng bò vào đám cây bụi, tìm chỗ thuận lợi để bẫy gà. Do bất cẩn, Chinh đạp phải một cành cây khô, chú gà rừng đang kiếm ăn gần đó giật mình bay mất.

Chú gà rừng bay mất làm Chinh và người bạn đi cùng tiếc nuối, chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi trong lúc nghe ngóng địa điểm có gà rừng mới. Trong lúc chờ đợi, Chinh thủ thỉ tâm sự về “nghề” có một không hai này. “Tôi học được cách bẫy gà rừng từ người bạn trong một lần tình cờ đi chơi và tham gia hội chơi chim cảnh cách đây 8 năm. Mùa đi bẫy gà rừng thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch năm trước, kéo dài đến hết tháng 6 năm sau, trước khi mùa mưa bắt đầu. Đó là mùa sinh sản của gà rừng, dễ bẫy nhất. Gà rừng thức dậy sớm, nhưng khoảng 8 - 9 giờ sáng mới bắt đầu đi ăn. Chúng chỉ đi vào lúc sương khô, trời nắng, còn ngày mưa chúng trốn biệt”.

Chú gà rừng lúc trước bay mất lại quay lại và gáy cách chỗ cũ không xa. Lần này, mọi động tác chuẩn bị đều rất nhẹ nhàng. Chọn một bãi đất trống giữa đám cây bụi rậm rạp, Chinh và người bạn cùng đặt bẫy. 5 tay giò được cắm xung quanh ô đất khoảng 2m2, chú “gà mồi” cố định bằng ghim và dây ở giữa, chiếc loa để cạnh phủ kín bằng lá cây rừng. Làm xong, Chinh kéo tôi ra nấp sau một bụi cây để quan sát.

Chú gà mồi rất khôn, đợi chúng tôi vào chỗ nấp mới cất tiếng gáy khiêu khích gà rừng. Khoảng 15 phút sau, con gà rừng từ xa chạy lại, xù lông cổ, đáp trả tiếng gáy qua lại thăm dò đối phương. Chú gà mồi cũng liên tục rướn cổ gáy, vỗ cánh phành phạch và xù lông khiêu khích lại. Thăm dò đối thủ một lúc, con gà trống rừng lao vào tấn công “kẻ lạ mặt”, đôi chân với cặp cựa nhọn hoắt chưa kịp chạm tới gà mồi thì… giãy đành đạch vì vướng phải bẫy. Vừa gỡ chiến lợi phẩm, Quý vừa bảo: Gà rừng rất khôn, bình thường gặp người thì bay mất hút, nhưng chúng lại bị tiếng gáy của con khác thu hút bởi bản năng “bảo vệ lãnh thổ” và đàn gà mái, nên mất đi sự cảnh giác.

Thu được chiến lợi phẩm, chúng tôi đi tiếp vài địa điểm khác đặt bẫy nhưng đều thất bại. Chinh rủ tôi về nhà, tham quan đàn gà rừng đã được thuần chủng. Trên đường về, một thanh niên hỏi mua chú gà mới bẫy được, nhưng Chinh không bán vì đã có người đặt trước.

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh
Chinh và chú gà mồi cùng bộ đồ nghề bẫy gà rừng.

Nhà Chinh nằm tít hút trong một khe núi, gần đến nhà đã nghe tiếng những chú gà rừng gáy vang. Lúc cao điểm, Chinh nuôi khoảng 70 con gà rừng. Lũ gà đã thuần chủng được thả xung quanh vườn kiếm ăn giống như gà nhà bình thường, nếu không biết trước, chẳng ai nghĩ gà rừng lại dạn người như thế. Ngoài bẫy và thuần gà rừng, Chinh còn nuôi vài chục đõ ong mật và trồng rừng, làm ruộng.

Chinh tâm sự: Đi bẫy gà rừng về thuần hóa và lai tạo vừa là thú vui, vừa có thể kiếm ra tiền. Gà rừng hoang dã rất nhát, nên thấy người là sẽ tìm cách trốn thoát, thường lao đầu vào chuồng cho đến chết. Do đó, thời gian đầu phải nhốt trong chuồng rộng, được che kín, thức ăn cũng phải giống tự nhiên như dế, cào cào, giun... Khi gà rừng quen mới cho thêm ngô, lúa và thả gà nhà nuôi chung để gà rừng tập ăn. “Thông thường, phải mất gần 2 năm để thuần một chú gà rừng, sau đó có thể thả ra như gà nhà. Quen rồi, chúng sẽ không bỏ đi nữa”, Chinh cho biết thêm.

Được biết, mỗi chú gà rừng mới bẫy bán từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, nhưng đối với gà đã thuần chủng sẽ có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Riêng những chú gà lông đẹp, tiếng gáy hay, có giá lên tới vài triệu đồng. Mỗi năm Chinh cũng kiếm được vài chục triệu đồng từ bẫy và bán gà rừng thuần chủng. Nhiều người tận miền Nam cũng đặt hàng để nuôi, lai tạo giống.

Mặc dù rất thú vị với cách bẫy gà rừng của Chinh, nhưng nghĩ tới việc số lượng gà rừng trong tự nhiên trước nguy cơ bị săn bắt cạn kiệt, chúng tôi đem chuyện kể với ông Lưu Tuấn Hường, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng. Ông Hường cho biết: Gà rừng không thuộc nhóm động vật nguy cấp, tuy nhiên hằng năm, đơn vị vẫn tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã trên địa bàn tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép các loài động vật hoang dã trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn diễn ra rải rác ở một số nơi. Chúng tôi sẽ kiểm tra và có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn.

Trở về từ chuyến bẫy gà rừng, trước lúc chia tay, chúng tôi khuyên Chinh và Quý nên phát triển nghề nuôi ong và đàn gà rừng đã thuần chủng hơn là chuyên đi bẫy gà rừng, để những chú gà rừng phát triển tự nhiên như cách mà chúng đã sinh ra, có thể tung bay và cất vang tiếng gáy khắp các cánh rừng.

Xem thêm

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh Đẹp lạ lùng hoa súng mùa hạn, nông dân U Minh có thu nhập khá

Giữa đỉnh điểm của cái nắng tháng Tư, nông dân Cà Mau phải đối mặt với khó khăn về nước tưới tiêu cho sản xuất, ...

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh Vượt 500km đưa ong đi tìm mật hoa, "hái" được hàng trăm triệu

Nghề nuôi ong du mục có thể đem lại cho mỗi chủ nuôi hàng trăm triệu đồng mỗi năm và rất dễ thu hồi vốn ...

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh Làng nuôi loài thú biết bay - "ngồi mát ăn bát vàng" ở An Giang

Một xóm nhỏ ven sông Hậu thuộc xã Bình Long (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) từ lâu nổi tiếng với nghề dụ dơi về ...

tuyet chieu san son ke xuyen tay bac cua tho san cuc dinh Có một Quy Nhơn yên bình trong bài viết của phóng viên nước ngoài

"Tôi có cảm giác mình không bao giờ muốn rời khỏi nơi này", phóng viên Marissa Carruthers chia sẻ trong bài viết về du lịch ...

Theo Báo Lào Cai
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vẻ đẹp hoa trẩu Tây Bắc

Vẻ đẹp hoa trẩu Tây Bắc

Cứ mỗi độ tháng Tư, khắp đất trời Tây Bắc lại được tô điểm bởi sắc trắng của loài hoa mang vẻ đẹp và hương thơm mê đắm, ấy là hoa trẩu.
Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật ''sắc màu'' Tây Bắc giữa lòng Cần Thơ

Mãn nhãn với chương trình nghệ thuật ''sắc màu'' Tây Bắc giữa lòng Cần Thơ

Tối 9/4, tại Công viên Bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ) du khách được mãn nhãn với các tiết mục đặc sắc trong chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Du lịch - văn hóa Tây Bắc tại TP Cần Thơ.
Nhiều sắc màu văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam tại triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch Tây Bắc”

Nhiều sắc màu văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam tại triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch Tây Bắc”

Triển lãm có chủ đề "Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giới thiệu đến du khách về những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng, sự phong phú, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng đoàn công tác của Đại sứ quán vừa có chuyến thăm và làm việc tại vùng Normandie, miền Bắc nước Pháp, nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực tiềm năng.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.